Đừng lầm tưởng nhé, bởi thị trường tiền điện tử lúc này vẫn còn bị thống trị một cách tuyệt đối bởi duy chỉ một đồng stablecoin – Tether (USDT).
- Đoán xem? Sàn Bitfinex không phải kẻ giữ nhiều Tether USDT nhất
- Sự trỗi dậy của stablecoin: Bớt “màu mè”, thêm “khả dụng” cho tiền điện tử
Tether, đồng tiền điện tử cam kết giữ giá trị của mình ngang bằng với đồng đô la Mỹ bằng cách bảo chứng 1 USDT phát hành ra với 1 USD thật, hiện chiếm tỉ lệ đa số trong phân khúc stablecoin cả về mặt tổng giá trị vốn hoá, lưu lượng mua bán trên các sàn giao dịch lẫn những thước đó khác.
Những đồng stablecoin như Tether ngày nay đóng một vai trò cực kỳ quan trong trong phân khúc đầu tư tiền điện tử. Theo lý thuyết, chúng giúp nhà đầu tư chuyển tiền giữa các sàn giao dịch một cách nhanh chóng mà không cần thông qua các định chế ngân hàng. Bên cạnh đó, chúng còn đóng vai trò là nơi “trú bão” cho trader một khi thị trường diễn ra biến động mạnh, giúp họ bảo toàn giá trị tài sản của mình về lại ngang với đồng đô la Mỹ.
- Chi tiết: Stablecoin là gì? Tại sao chúng tại lại cần những đồng stablecoin như Tether, TrueUSD…?
Tether – “bệnh nhân” của thị trường tiền số
Tuy nhiên, thị trường lúc này ngày càng tỏ rõ thái độ lo lắng về đồng USDT, nghi ngại về khả năng tiếp cận đến với dịch vụ ngân hàng cùng khẳng định bảo chứng tổng cung Tether của công ty đứng đằng sau nó.
Đồng token này từ tuần đầu tháng 10 đến nay vẫn chưa một lần trở lại mức giá $1 vốn dĩ của mình. USDT hồi ngày 15/10 đã phải trải qua một lần bán tháo nghiêm trọng, chạm đáy của năm ở $0.85 trên một số sàn.
Trong khi đó, thị trường lại đang chứng kiến sự trỗi dậy mãnh liệt của nhiều đồng stablecoin mới, với USD Coin (USDC) của Circle, Paxos Standard Token (PAX) và Gemini Dollar (GUSD) của sàn Gemini thậm chí còn mới được ra mắt hồi tháng 9 năm nay. Những đối thủ của chúng sẽ là TrueUSD (TUSD) của TrustToken, Dai (DAI) của Maker và chắc chắn rồi, Tether (USDT).
Và đúng như những gì nhiều người mong đợi, Tether đã bắt đầu đánh mất thị phần vào tay các stablecoin khác chỉ sau một tuần rưỡi giảm xuống thấp hơn ngưỡng $1, theo thống kê của CoinDesk. Song, bất chấp việc TUSD và USDC là hai cái tên ghi nhận tín hiệu tăng trưởng đáng kể nhất, thế nhưng vẫn chưa có ai đủ lớn và đủ mạnh để đe doạ “ngôi vương” của Tether lúc này.
Vốn hoá thị trường
Hiện có nhiều cách khác nhau để có thể xác định thị phần cho mỗi đồng stablecoin, nhưng không có phương án nào là hoàn hảo cả. Tuy vậy, thước đo hoàn hảo nhất đơn giản chỉ là nhìn thẳng vào vốn hoá thị trường.
“Tether rõ ràng là đã mất một phần thị phần khi nguồn USD lúc này đang được phân bổ về những stablecoin khác,” Nic Carter, nhà sáng lập trang thống kê dữ liệu CoinMetrics, chia sẻ bởi CoinDesk. TUSD và USDC, theo ông, là hai đồng tiền “hưởng lợi nhiều nhất”.
Trước ngày “tháo chạy” – thuật ngữ được Carter ám chỉ quãng thời gian giữa tháng 10 này khi USDT bắt đầu bị bán tháo, “Tether chiếm đến 94% tổng cung stablecoin, con số này nhanh chóng sụt về 83% chỉ chưa đầy 2 tuần sau”.
Dù vậy, cũng không nên bỏ qua nguyên nhân đằng sau sự sụt giảm đáng kể trên, đó là do sàn Bitfinex – nền tảng có chung chủ sở hữu và đội ngũ quản lý với công ty Tether – đã rút đến tận 780 triệu USDT về ví kho bạc, thậm chí còn tiêu huỷ đến 500 triệu trong số đó.
Tiến trình này, vốn được Tether gọi với cái tên gây tranh cãi là “chuộc lại”, thu hồi tiền ra khỏi lưu thông và do đó làm giảm vốn hoá thị trường từ mức 2,8 tỉ USD của tháng 9 về còn 1,9 tỉ USD ở thời điểm hiện tại.
Chính vì thế, sự sụt giảm tổng cung USDT có thể đã không làm lợi cho các đồng stablecoin đối thủ nhiều như chúng ta nghĩ. Carter nhận xét: “Có lẽ số USDT vừa được chuộc lại đã không chảy qua những stablecoin khác, mà đơn giản là chỉ được đổi qua BTC hoặc là về tiền mặt”.
Lưu lượng giao dịch
Một cách khác để so sánh thị trường stablecoin là nhìn thử xem xu hướng giao dịch trên các sàn lớn lúc này là như thế nào.
Không ngạc nhiên thay, trong và sau “đợt tháo chạy”, một số lượng lớn các nền tảng, trong đó có cả OKEx và Huobi, đã nhanh chóng niêm yết các stablecoin thay thế Tether.
Song, dữ liệu từ CoinMetrics thì lại chỉ ghi nhận một mức tăng lưu lượng không đáng kể dành cho các đồng tiền thay thế.
“Lưu lượng giao dịch những đồng stablecoin mới nổi còn thấp là do bởi nhà đầu tư vẫn chưa quen với chúng,” Carter nhận định, cho biết thêm là: “Tether vẫn được xem là một đồng coin hữu ích, mặc dù rủi ro. Nó chỉ đơn giản là có đầy đủ cơ sở hạ tầng tài chính.”
Nhưng vẫn còn đó một thang đo nữa cần cân chắc, đó chính là lưu lượng giao dịch trên chính Blockchain của những stablecoin này.
Theo đó thì những đối thủ của Tether đang được nhiều sự tiến bộ hơn. So sánh với lưu lượng giao dịch trên sàn, lưu lượng giao dịch trên Blockchain của các đồng tiền mới nổi trên đã tăng liên tục trong tháng rồi, đặc biệt là khi “đợt tháo chạy” bắt đầu.
Tóm lại, Tether vẫn là đồng stablecoin thống trị, nhưng những đối thủ của nó thì vẫn đang mạnh lên từng ngày.
Mặc dù vậy, theo Carter, thì “vẫn còn quá sớm để nói liệu đồng tiền nào sẽ là cái tên giành được chiến thắng về lâu về dài”.
Theo CoinDesk