Dẫn đầu trong trường phái phân tích kĩ thuật phương Đông – người Nhật vốn dĩ đã quá nổi tiếng trong giới trader bởi những phát minh trong lĩnh vực trading như mô hình nến Nhật, hệ thống giao dịch Ichimoku Kinko Hyo,… giúp trader có khả năng đoán trước tương lai của thị trường.
Ngoài những công cụ phổ biến đó, họ còn có một loại mô hình không kém phần phổ biến khác – Heikin Ashi là một mô hình nến giúp bạn có thể giao dịch theo xu hướng một cách dễ dàng.
Lớp giao dịch 101: Heikin Ashi – Giao dịch theo xu hướng bằng mô hình nến Nhật (Phần 1)
Chuỗi bài viết này sẽ sẽ mang Heikin Ashi đến gần hơn với bạn. Trước tiên, nếu bạn chưa nắm tường tận khái niệm và những bộ phận của biểu đồ nến giá, xin mời xem bài giới thiệu cơ bản:
Nến Heikin Ashi là gì ? Làm sao để nhận biết các mẫu hình nến HA?
Mô hình nến Heikin Ashi (HA) tiếng Việt mang ý nghĩa là “Nến trung bình”. Sở dĩ có cái tên này là bởi vì thành phần cấu thành quan trọng nhất của nó chính là giá trị trung bình. Nếu như mô hình nến Nhật thông thường được xây dựng từ những mức giá thấp nhất, cao nhất, đóng cửa và mở cửa thì đối với nến Heikin Ashi lại được xây dựng theo như công thức dưới đây:
1. Mở nến HA = trung bình đóng và mở nến Heikin Ashi trước đó:
(Đóng HA kì trước + Mở HA kì trước)/2
2. Đóng nến HA = trung bình cộng của giá mở, cao nhất, thấp nhất của kì:
(Mở + Đóng + Cao nhất + Thấp nhất)/4
3. Đỉnh nến HA: chọn mức cao nhất trong 3 mức: Cao nhất, mở nến HA, đóng nến HA.
4. Đáy nến HA: chọn mức thấp nhất trong 3 mức: Thấp nhất, mở nến HA, đóng nến HA.
* Các bạn lưu ý nên phân biệt rõ là giá mở nến ≠ giá mở nến HA, giá đóng nến ≠ giá đóng nến HA.
Cơ bản về chỉ số là vậy, tuy có hơi rắc rối nhưng cách sử dụng dễ hơn nhiều nên bạn chớ vội nản mà đọc tiếp phần sau nhé.
Độ trễ – đặc trưng của Heikin Ashi
Chúng ta dễ thấy mô hình nến HA ảnh hưởng trực tiếp đến nhau, cụ thể là ở mức giá mở phụ thuộc vào 2 chỉ số của nến trước đó, hình thành đặc trưng riêng của dòng nến Heikin Ashi – độ trễ.
“Chậm, mà chắc” là câu nói thích hợp nhất đối với loại nến này. Nó sẽ cho chúng ta những tín hiệu mua bán chậm, trễ hơn so với mô hình nến thông thường khiến chúng ta khó có thể tối ưu hóa lợi nhuận bằng những pha “mua đáy bán đỉnh” thần thánh.
Những mẫu hình nến Heikin Ashi
Bullish – mẫu hình tăng
Khi thị trường tăng ta sẽ có những nến xanh và chỉ có bóng phía trên dài, bóng nến dưới rất ngắn hoặc gần như không có.
Xu hướng tăng của thị trường
Bearish – mẫu hình giảm
Ngược lại khi thị trường giảm sẽ cho ta 1 loạt nến đỏ với bóng nến dưới dài và điểm mở nến HA chính là cao nhất của nến đó.
Xu hướng giảm của thị trường
Reversal – mẫu hình đảo chiều
Nến đảo chiều sẽ là những nến có hình dạng tương tự như nến doji chúng ta có ở mô hình nến Nhật thông thường: thân nến nhỏ cùng với bóng nến 2 phía dài.
Khi thị trường lưỡng lự
Mẫu hình này thể hiện sự thiếu quyết đoán của thị trường, có thể gồm 1 hoặc nhiều nến kề nhau, báo hiệu khả năng đảo chiều.
Và đây là sơ lược về mẫu hình nến Heikin Ashi của người Nhật, để có thể áp dụng mẫu hình nến này để giao dịch, nâng cao hơn là kết hợp cùng với những chỉ báo khác thì hãy đón xem phần tiếp theo nhé.
WoodyDZ