logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Lớp giao dịch 101: Cách đọc Order book (sổ lệnh) mua bán trên các sàn giao dịch

-12/08/2018

Thị trường tiền mã hóa là thế giới luôn phải tồn tại hai thái cực rõ ràng, nơi mối quan hệ qua lại sinh động giữa người bán và kẻ mua luôn được thể hiện một cách cụ thể nhất thông qua cơ chế mang tên gọi order book (sổ lệnh).

Lớp giao dịch 101: Cách đọc sổ lệnh mua bán trên các sàn giao dịch

Order book (sổ lệnh) là gì?

Order book (sổ lệnh) là một công cụ giúp trực quan hoá các lệnh đang được đặt ra cho một loại tài sản bất kỳ, sổ lệnh đại diện cho lợi ích của cả bên bán lẫn bên mua, mang lại một góc nhìn cụ thể đến cách quy luật cung cầu hoạt động trên thị trường giao dịch.

Song, trong khi các order book đều có mục đích sử dụng như nhau, thế nhưng diện mạo của chúng trên mỗi nền tảng giao dịch có thể tuỳ chỉnh phù hợp theo ý muốn của đội ngũ phát triển sàn. Tuy vậy, tất cả chúng đều cung cấp cùng một loạt những tính năng và công dụng rất dễ nhận thấy.

Dưới đây là ví dụ của một số order book của Coinbase Pro, Binance, Bitfinex và Kraken:

Lớp giao dịch 101: Cách đọc sổ lệnh mua bán trên các sàn giao dịch
Để có thể dễ dàng hiểu và đọc được sổ lệnh, nhà đầu tư về cơ bản phải nắm được 4 khái niệm chính sau đây: bid (lệnh chào mua), ask (lệnh chào bán), amount (số lượng) và price (giá). Những thông tin trên sẽ được biểu thị ở hai phía trên một order book, được gọi là buy-side (bên mua) và sell-side (bên bán).

Với mục tiêu minh hoạ một cách nhất quán cho bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhất trí chỉ xét đến order book của cặp tỉ giá BTC/USD trên Bitfinex – một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới.

Giá giao dịch và số lượng

Mặc dù hai nửa của sổ lệnh trình bày những thông tin đối lập nhau, song số lượng (còn được gọi là kích thước lệnh) và giá thì dùng chung cho cả hai. Nói đơn giản thì số lượng và giá của mỗi lệnh cho chúng ta biết tổng số lượng đơn vị tiền mã hóa nhà đầu tư đang muốn giao dịch và mức giá trị họ đồng ý thoả thuận cho một đơn vị tiền đó.

Tiếp đây là một ví dụ cho 2 lệnh mua còn mở với số lượng 20.24 BTC, giá là $8,218.50/BTC.


Điều này đồng nghĩa là nhà đầu tư mở lệnh trên muốn mua 20.24 đơn vị Bitcoin với giá $8,218.50/đơn vị.

Ở trong sổ lệnh của Bitfinex, bạn cũng sẽ bắt gặp thêm hai thuật ngữ là count (tổng đếm) và total (tổng cộng).

Count dùng để chỉ tổng số lệnh với cùng một mức giá đặt mua, khi cộng giá trị của chúng lại thì ta được số lượng đặt mua (amount); còn total là chuỗi tổng cộng dồn các amount lại với nhau.

Bên mua

Bên mua (buy-side) đại diện cho toàn bộ các lệnh mua đang còn để mở ở trên mức giá gần nhất mới được giao dịch.

Lệnh này từ phía người mua còn được gọi là “bid”. Nó giúp nhà đầu tư thể hiện hứng thú muốn được giao dịch, hàm ý như là “Tôi đang chào mời có được X đơn vị của bạn tại một mức giá nhất định với hy vọng sẽ mua được chúng”.

Một khi giá chào mua khớp với lệnh bán tương xứng, giao dịch ấy sẽ được xúc tiến triển khai.

Khi một loạt các lệnh mua vào (cầu) xuất hiện tại duy chỉ một mức giá duy nhất, thì trên sàn sẽ hình thành một thứ có tên là buy wall (tường mua).

Các tường mua thường sẽ gây ảnh hưởng lên giá trị của một loại tài sản, bởi nếu các lệnh kích thước lớn này không thể bị lấp đầy thì chẳng ai có thể hy vọng đặt mua thành công với một mức giá thấp hơn. Giá đồng thời cũng không thể nào sụt giảm sâu hơn nữa bởi các lệnh bên dưới tường mua cũng sẽ không được khớp cho đến khi nào chỗ lệnh kích thước lớn ấy được giải quyết sạch – từ đó khiến buy wall đóng vai trò như một mức hỗ trợ trong ngắn hạn.

Trong ví dụ phía trên, ta có thể thấy đang có một lệnh mua đến tận 500.2 BTC đang chờ được khớp ở mức giá $6,263.

Bởi kích thước của lệnh này là khá lớn so với lượng cung Bitcoin hiện tại trên thị trường, các lệnh với mức giá chào mua thấp hơn sẽ không được thực hiện cho đến khi nào lệnh mua trên được lấy đầy, từ đó tạo nên một tường mua.

Trong trường hợp này, tường mua ở $6,263 đang đóng vai trò như một mức hỗ trợ ngắn hạn ngăn không cho giá BTC tiếp tục giảm thêm nữa.

Bên bán

Ngược lại, bên bán (sell-side) là tập hợp tất cả các lệnh bán ở dưới mức giá gần nhất mới được giao dịch.

Lệnh này từ phía người bán có tên là “ask”. Nó đại diện cho lời đề nghị “Tôi đang mời chào ai đó đến mua X đơn vị tài sản tôi đang có ở một mức giá xác định.”

Và tương tự, một sell wall (tường bán) – thứ đối lập với tường mua – sẽ được hình thành tại khi mà một lượng lớn các lệnh bán ra (cung) đều được dồn về tại một mức giá. Nếu một tường bán không thể khớp lệnh hoàn toàn do thiếu cầu tại mức giá ấy, thì các lệnh bán với mức giá cao hơn sẽ không thể nào thực hiện được, từ đó biến nơi đây trở thành một mức cản trở ngắn hạn cho giá.

Tổng kết

Nhìn chung, một sổ lệnh giúp cho nhà đầu tư có thêm cơ hội thu thập thêm thông tin để đi đến quyết định giao dịch của mình dựa trên tâm lý mua và bán hiện tại trên thị trường một đồng tiền mã hóa bất kì.

Về bản chất, nó mang lại một cái nhìn vào “hậu trường” của một ví dụ thực tiễn của quy luật cung cầu, từ đó tiết lộ sự mất cân bằng lệnh mua-bán, các mánh khoé thao túng thị trường cùng những vùng cản trở/hỗ trợ “nhân tạo” – tất cả điều có thể được nhà đầu tư sử dụng làm lợi thế cho riêng mình.

-12/08/2018
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68