logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Lớp giao dịch 101: Lí giải về bull flag và bear flag

-21/07/2018

Việc xác định xu hướng giá khi nó mới chỉ ở trong giai đoạn chớm nở là một thách thức thật sự, và bám theo cùng với nó cho đến khi đạt đỉnh thậm chí còn gian lao vất vả hơn thế nữa. Đó là bởi vì giá của một loại tài sản hiếm khi nào tăng vọt hoặc đổ sập theo chiều thẳng đứng 90 độ cả.

Lớp giao dịch 101: Lí giải về bull flag và bear flag

Thường thì các xu hướng (tăng/giảm) sẽ đôi lúc tạm dừng trong một khoảng thời gian ngắn để cho phép những trader cùng nhà đầu tư nào mà đã bỏ lỡ đợt lên/xuống ban đầu có thể nhảy vào thị trường. Nếu tỉ lệ tham gia dâng cao, thì giá của loại tài sản ấy sẽ tiếp tục chuỗi ngày tăng/giảm, hoặc xảy ra đảo chiều xu hướng.

Các kiểu hình tiếp nối: bull flag và bear flag

Một trader có thể nhận thấy sự kéo dài xu hướng thông qua các kiểu hình biến động giá tiếp nối tăng hay giảm, vốn thường được hiển thị trên biểu đồ dưới dạng những mô hình rất dễ phân biệt, và có tên thuật ngữ là bull flag (cờ tăng) và bear flag (cờ giảm).

Bull flag hình thành trong một đợt tăng trưởng khi giá nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi lên thêm, trong khi Bear flag thì lại được thấy trong xu hướng giảm khi giá có dấu hiệu là sắp sửa giảm sâu.

Tuy ý nghĩa của mô hình này quan trọng hơn rất nhiều sao với cái tên “bình dân” của nó, thế nhưng nguồn gốc thuật ngữ flag (cờ) xuất phát từ sự tương đồng của đồ thị với hình ảnh lá cờ ta thường thấy treo khắp nơi.

Lí giải về bull flag và bear flagHai dạng kiểu hình flag: bullish flag (cờ tăng) và bearish flag (cờ giảm)

Mỗi kiểu hình cờ hiệu gồm 2 bộ phận chính: flag (lá cờ) và pole (cán/cột cờ).

“Cột cờ” tượng trưng cho một mức biến động giá đột biến theo chiều lên hoặc xuống, và được “chống lưng” bởi sự trào dâng mạnh mẽ của lưu lượng giao dịch, để rồi sau đó tiến vào một khoảng thời gian “tạm dừng” để hình thành nên “lá cờ”, vốn trông rất giống một kênh tăng hay giảm giá.

Kiểu hình cờ có thể đóng vai trò là một tín hiệu thị trường vô giá dành cho trader, bởi nó giúp chỉ ra các điểm thành công và thất bại rõ ràng để từ đó giúp giảm thiểu rủi ro.

Nếu mức cản trở của bull flag bị phá vỡ, nhà đầu tư có thể an tâm rằng giá sẽ tiếp tục đi lên khoảng bằng chiều cao của pole – hay còn được biết đến với tên gọi phương pháp tính cao độ.

Song, nếu vùng hỗ trợ của bull flag bị đâm thủng thì nhà đầu tư sẽ thấy rằng kiểu hình này sẽ không còn ứng nghiệm nữa và xác suất giá sẽ tiếp tục tăng nữa là rất thấp. Trong trường hợp của bear flag thì mọi thứ diễn ra theo chiều ngược lại.

Tính toán mục tiêu của giá

Giá trị của một loại tài sản thường biến động đúng gần bằng mức pole mỗi khi xảy ra bull flag breakout (phá cản trên cờ tăng) hoặc bear flag breakdown (thủng vùng hỗ trợ trên cờ giảm).

Do vậy, mục tiêu tiếp theo mà giá sắp hướng tới được tính toán như sau:

  • Bull flag breakout: lấy chiều cao của cột cờ cộng với mức giá phá cản
  • Bear flag breakdown: lấy mức giá đâm thủng hỗ trợ trừ đi chiều cao của cột cờ
  • Chiều cao của cột cờ = Đỉnh giá của cột – đáy giá của cột

Tiếp đến, hãy cùng nhìn qua một số ví dụ để thấy cách áp dụng mô hình cờ hiệu vào phân tích kỹ thuật đời thực.

Cờ tăng bull flag

Lí giải về bull flag và bear flag

• Tên tài sản: Bitcoin (BTC)
• Khung thời gian: biểu đồ 6 giờ trên sàn Bitstamp
• Kiểu hình: Bull flag breakout – giá phá cản của cờ tăng

Đồng tiền mã hóa này đã vượt qua vùng cản trở vào ngày 20/02/2017, báo hiệu tiếp tục quá trình tăng trưởng từ đáy của cột là $917 và mở ra cơ hội tiến lên $1,228 – mục tiêu được xác định nhờ phương pháp tính cao độ, lấy chiều cao pole là $157 cộng với mức giá phá cản là $1,071.

Và sang đến ngày 24/02, Bitcoin tăng lên đến $1,238 – lệch chỉ $10 so với dự đoán ban đầu.

Cờ giảm bear flag

Lớp giao dịch 101: Lí giải về bull flag và bear flag

• Tên tài sản: Ethereum (ETH)
• Khung thời gian: biểu đồ 4 giờ trên sàn Bitfinex
• Kiểu hình: Bear flag breakdown – giá xuyên thủng mức hỗ trợ của cờ giảm

Trong trường hợp này, Ethereum đã giảm xuống thấp hơn mức hỗ trợ của cờ vào ngày 17/03/2018, cho thấy tiếp tục quá trình trượt dài giá trị từ đỉnh pole nằm tại $699 về mục tiêu mới là $463 – xác định bằng cách lấy giá lúc bắt đầu giảm qua vùng hỗ trợ là $596 trừ cho chiều cao của cột là $133.

Kết quả là chỉ 24 giờ sau, vào ngày 18/03, ETH đã giảm sâu về còn $451, lệch $12 so với tính toán ban đầu.

Lưu ý về Bull flag và Bear flag

Bull flag và Bear flag có thể là người đồng hành hữu ích cho trader giữa lúc thị trường biến động dữ dội, nhưng chúng không phải lúc nào cũng linh nghiệm như những gì đã trình bày trên đây. Trong một số trường hợp, có thể xuất hiện một số bẫy giá có tên gọi là tín hiệu “phá cản giả” khi mà giá đã vượt lên trên cản của cờ để rồi sau đó nhanh chóng bị đạp xuống trở lại.

Việc đợi nến giá đóng lại bên ngoài kiểu hình cờ thường sẽ giúp gia tăng độ tin cậy của đợt tăng trưởng, và giúp trader giảm thiểu rủi ro hơn.

Nhà đầu tư cũng được khuyên là đừng nên tin vào bull flag breakout hay bear flag breakdown nếu biến động giá ấy không được hỗ trợ mạnh mẽ bởi lưu lượng giao dịch. Mức lưu lượng mua bán trao đổi ít ỏi có thể sẽ biến thành chiếc bẫy khiến trader xác định nhầm xu hướng để từ đó đưa ra các quyết định sau này.

Bên cạnh đó, việc áp dụng thêm các công cụ như Chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI) để đo cường độ thay đổi của giá cũng sẽ giúp gia tăng tỉ lệ thành công cho nhà đầu tư.

-21/07/2018
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68