logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Lí giải đơn giản về tầm quan trọng của công nghệ Blockchain

-04/09/2018

Lí giải đơn giản về tầm quan trọng của công nghệ Blockchain

“Hệ quả trực tiếp [từ công nghệ Blockchain] là lần đầu tiên trong lịch sử, xuất hiện một phương thức để người dùng Internet này chuyển một tài sản kỹ thuật số độc nhất vô nhị sang cho một người khác, 100% an toàn và bảo đảm, và tất cả mọi người đều biết điều ấy đã xảy ra, không một ai có thể nói khác về độ xác thực của nó. Sức ảnh hưởng rộng lớn của đột phá công nghệ này thật khó để mà có thể nói giảm nói tránh.”

– Marc Andreessen, nhà phát triển Bitcoin Core đời đầu, cộng sự của Satoshi

Blockchain là gì?

Từ một góc nhìn bên ngoài, công nghệ Blockchain trông cũng chẳng khác gì so với một số những công nghệ mà bạn đã quá đỗi quen thuộc, ví dụ như là bách khoa toàn thư mã nguồn mở Wikipedia vậy.
Với Blockchain, nhiều người có thể nhập dữ liệu vào một bản ghi thông tin, và một cộng đồng người dùng sẽ cùng nhau kiểm soát quá trình sửa đổi và cập nhật bản thông tin ấy. Tương tự, các bài viết trên Wikipedia cũng chẳng phải là tác phẩm của một cá nhân duy nhất. Không một ai có quyền kiểm soát nội dung trên từ điển Internet này cả.
Tuy nhiên, nếu đi sâu vào cơ bản, những khác biệt khiến công nghệ Blockchain xứng đáng với những lời ca ngợi dành cho mình cảng trở nên dễ hơn. Tuy cả hai đều chạy trên một mạng lưới phi tập trung (mạng Internet), thế nhưng Wikipedia thì được xây dựng dựa trên World Wide Web (WWW) theo mô hình client-server.

a) Từ Wikipedia …

Một người dùng (client) tuỳ theo quyền hạn đi kèm với tài khoản của mình sẽ được phép thay đổi bản ghi của Wikipedia lưu trữ trên một server tập trung.
Một khi người dùng truy cập vào một trang web Wikipedia, thường thì thứ mà họ được xem chính là một phiên bản đã được cập nhật của “bản lưu chính” (master copy) của dữ liệu trên bách khoa online này. Quyền kiểm soát cơ sở dữ liệu sẽ luôn nằm trong tay bộ phận quản trị Wikipedia, những người bảo đảm quyền tiếp cận và truy cập sẽ luôn nằm dưới sự quản lý của một bộ máy trung tâm.
Cơ cấu hoạt động của Wikipedia: client tiếp cận đến dữ liệu thông qua server do một bộ phận chuyên trách đảm nhận
Bộ khung kỹ thuật số của Wikipedia cũng tương tự như những cơ sở dữ liệu tập quyền và được bảo vệ kỹ lưỡng của các chính phủ, ngân hàng hay công ty bảo hiểm vậy. Quyền kiểm soát số thông tin ấy hoàn toàn thuộc về người chủ sở hữu, họ có thể tự do cập nhật, truy cập và thiết lập các biện pháp chống tấn công mạng.

b) … cho đến Blockchain

Trong khi đó, cơ sở dữ liệu phi tập trung của công nghệ Blockchain thì lại có cho mình một bộ khung kỹ thuật số khác biệt. Đây cũng có thể nói là đặc điểm nổi bật cũng như là quan trọng nhất của Blockchain.
Như đã nói ở trên, “bản lưu chính” của Wikipedia sẽ được chỉnh sửa ngay trên server và tất cả người dùng đều có thể thấy phiên bản mới ấy. Trong trường hợp của Blockchain, mọi nút (node – tương đương với server) trên mạng lưới đều phải đạt được sự đồng thuận chung, mỗi node đều phải tự mình cập nhật bản ghi, với phiên bản dữ liệu nào phổ biến nhất thì sẽ được xem là cơ sở dữ liệu chính thức – đồng nghĩa rằng không tồn tại một “bản lưu chính” tuyệt đối nào cả.
Mỗi khi dữ liệu giao dịch được phát lên, tất cả các node đều phải tự cập nhật bản lưu của mình để ghi chép lại sự kiện ấy và kết quả của nó.
Cơ cấu hoạt động của Blockchain: client tiếp cận trực tiếp và tự mình thay đổi cơ sở dữ liệu, bản lưu nào phổ biến nhất sẽ được chấp nhận làm dữ liệu chính thức
Chính sự khác biệt độc đáo ở trên là thứ mà khiến công nghệ Blockchain trở nên vô cùng hữu dụng: nó đại diện cho một bước nhảy vọt trong đăng kiểm và phân phối thông tin, loại bỏ nhu cầu một bên thứ ba để xúc tiến các mối quan hệ trong môi trường kỹ thuật số.
Ấy vậy mà Blockchain, dù có liệt kê hết tất cả những điểm mạnh của mình, cũng chẳng phải là một lớp công nghệ hoàn toàn mới.
Mà thay vào đó, đây lại là sự kết hợp các công nghệ có sẵn được vận dụng theo phương thức cách tân hơn. Cụ thể, “chuỗi khối” là tổng hoà của ba tiến bộ có sẵn, gồm: mạng Internet, mật mã học private key và cơ chết khuyến khích dựa trên giao thức giám sát.
Ý tưởng đầu tiên về Blockchain đã được khái niệm hoá bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008. Nó được ứng dụng vào thực tiễn ngay trong năm sau bởi chính Satoshi vào đồng tiền điện tử Bitcoin cũng do mình phát minh ra, đóng vai trò là sổ cái công cộng ghi chép toàn bộ những giao dịch ở trên mạng lưới.

Định nghĩa mới cho “niềm tin” thời kỹ thuật số

“Niềm tin” thường được xem là thước đo đánh giá rủi ro giữa các bên, và trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, xác định mức độ tin tưởng cơ bản chỉ còn là về chứng minh danh tính (authentification) và chứng minh thẩm quyền (authorization).
Đơn giản hơn, tất cả những gì chúng ta muốn biết là: 1. “Bạn có phải là người mà bạn nghĩ bạn là?” và 2. “Bạn có được phép làm những điều mà bạn đang muốn làm?”
Trong trường hợp của công nghệ Blockchain, mật mã học private key mang lại một công cụ kiểm soát quyền sở hữu đủ mạnh để đáp ứng các yêu cầu về chứng minh danh tính. Việc nắm trong tay mình private key tượng trưng cho sự làm chủ. Nó cũng giúp người dùng không cần phải chia sẻ nhiều thông tin cá nhân hơn cần thiết trong một lần giao dịch, giảm thiểu nguy cơ bị hack dữ liệu.
Song, chứng minh danh tính vẫn làm chưa đủ. Vẫn cần phải có cả chứng minh thẩm quyền – liệu còn đủ tiền hay không, có sử dụng đúng loại giao dịch hay không – thứ mà cần có một mạng lưới ngang hàng (peer-to-peer) làm điểm khởi đầu. Mạng phi tập trung có thể là lời giải cho rủi ro thoả hiệp hoặc điểm thất bại đơn nhất.
Một mạng lưới phi tập trung cũng cần phải đảm bảo trọng trách bảo quản dữ liệu sổ sách và an ninh. Việc cấp phép cho giao dịch là kết quả của toàn mạng lưới thực hiện cơ chế đã được thiết kế sẵn – giao thức của từng Blockchain.
Chứng minh danh tính và chứng minh thẩm quyền theo phương thức trên cho phép các thành phần tham gia mạng lưới tương tác trong thế giới kỹ thuật số mà không cần tin tưởng lẫn nhau. Ngày nay, doanh nhân từ những tập đoàn hàng đầu đang dần nhận thức được tầm quan trọng to lớn của tiến bộ ấy – nền tảng của mối quan hệ kỹ thuật số mới mẻ, mạnh mẽ và chưa từng được phát hiện. Công nghệ Blockchain chính vì thế đã được ví như là xương sống mới cho một tầng giao dịch trên Internet, cơ sở để từ đó ta xây dựng một Internet của Chuyển đối Giá trị.
Thật vậy, ý tưởng về chìa khoá mã hoá và sổ cái dùng chung có thể khuyến khích người dùng thiết lập và hợp thức hoá những mối quan hệ kỹ thuật số. Tất cả mọi người, từ chính quyền cho đến các công ty IT cùng ngân hàng đều đang mong muốn có riêng cho mình một tầng giao thức giao dịch như vậy.
Công nghệ Blockchain cũng có thể mang áp dụng cho đủ loại hệ thống lưu trữ dữ liệu mà phát triển dựa trên niềm tin.

Theo CoinDesk

-04/09/2018
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68