Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của Leon Markovitz, một chuyên gia kinh doanh và marketing. Sinh ra và lớn lên tại Venezuela, song ông bây giờ lại đang làm việc tại Israel, nơi ông quảng bá cho một số dự án stablecoin tiền điện tử.
Tôi bắt đầu cảm thấy hứng thú về tiền điện tử khi tôi được nghe về đồng tiền điện tử của Venezuela, đồng Petro, vào cuối năm ngoái.
Nhận định rằng chế độ độc tài này đang sử dụng công nghệ Blockchain để gia tăng sự tập quyền thật gay gắt, và nó buộc tôi phải thử đi tìm một giải pháp mà có thể sẽ hữu ích ở Venezuela trong tương lai gần.
Đồng Petro được phát hành vào tháng 3, và cho đến nay, dường như mọi người đã lãng quên nó, quên đi sự thất bại của dự án trong việc gây quỹ 5 tỉ USD trên toàn quốc.
Nhưng cuối tháng vừa rồi, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố trên sóng truyền hình rằng sẽ xoá bỏ 5 số 0 trên tờ tiền nội tệ siêu lạm phát của mình, đồng thời phát động một nỗ lực để tái sinh Petro bằng cách neo nó vào giá trị của đồng bolivar, tổ chức cuộc họp với tất cả các ngân hàng để ứng phó tình huống.
Sự độc tài ở Venezuela thật ra lại đang giúp đỡ cho thế hệ tương lai bằng cách gây thêm nhiều sự thiếu tin tưởng ở chính quyền trung ương, giảm đi sự giá trị của việc phát hành tiền của ngân hàng trung ương, và giáo dục mọi người về tiền điện tử. Thời cục đã thay đổi và cuộc cải tổ nơi mà quyền lực chuyển dời từ chính phủ sang Blockchain đang dần vào giai đoạn chín muồi. Ai ai cũng có thể thấy rõ rằng Venezuela không thể tiếp tục đi con đường hiện tại.
Nền kinh tế của đất nước Mỹ Latinh này đã trở nên tồi tệ trong vòng 5 năm vừa qua, với mức lạm phát 1 triệu phần trăm một năm, và dân chúng đang chết trên đường phố vì bệnh bại liệt – một căn bệnh bỗng nhiên trỗi dậy sau kết quả của “cách mạng xã hội”, tỉ lệ án mạng cao nhất thế giới, mức lương thấp nhất trong khu vực. Điều này là kết quả của 20 năm sai lầm trong việc in tiền như pháo hoa giấy, còn tầng lớp lãnh đạo thì tiếp tục thờ ơ, thậm chí không xem nỗi thống khổ của nhân dân là một thứ gì đó có thật.
Người dân Venezuela hiện sử dụng tờ bolivar như là giấy toilet vì nó còn rẻ hơn, toàn thế giới đang cho rằng cuộc cách mạng chủ nghĩa xã hội thế kỉ 21 đang là trò lừa đảo không hơn không kém. Ấy vậy mà những tên tay sai của lớp lãnh đạo đi trước lại đang cố gắng kéo dài thêm trò lừa đảo ấy với đồng Petro. Họ muốn dùng làn sóng Blockchain, tuy nhiên Blockchain lại đi ngược lại với những hạn chế của chế độ này.
Đây là một cuộc cách mạng phân quyền, trái ngược hoàn toàn với cấu trúc tập quyền. Đồng Petro được sinh ra như là một thất bại bởi vì nó như một công cụ để củng cố chế độ tập quyền, và không có một người tỉnh táo nào lại đi sử dụng nó trừ khi họ bị chĩa súng vào đầu. Kế hoạch này đã thất bại ngay từ trong trứng nước.
Tuy nhiên hãy giả sử thử nghiệm này xảy ra trong một tình huống lý tưởng. Giả sử chế độ này sẽ không còn tồn tại, liệu thử nghiệm này có thành công?
Một giải pháp phân quyền
Trải qua nhiều thế hệ, Venezuela vẫn tiếp tục đắm chìm trong cơn say từ những đồng đô la có được từ dầu mỏ. Người dân trở nên lười biếng và sử dụng những đồng đô la để nhập khẩu 90% hàng tiêu dùng. Thảm kịch hiện tại là do nhiều thế hệ người Venezuela kiếm doanh thu quá dễ từ loại vàng đen này.
Tuy nhiên đó đã là quá khứ. Hãy tưởng tượng rằng Venezuela lúc này được giải cứu khỏi thể chế hiện tại, với sự trợ giúp từ quốc tế. Chúng ta cần một dự án lên đến ít nhất 80 triệu USD để phục hồi nền kinh tế, phúc lợi an sinh, và tạo ra một thị trường tự do mới.
Bởi vì năng lực sản xuất của Venezuela đang bị giảm sút, gánh thêm một khoản vay từ IMF sẽ không phải là giải pháp, nhưng việc biến đất nước thành một nền tảng Blockchain có thể tạm giải quyết được khó khăn hiện tại. Đây có thể được coi là ánh sáng cuối đường hầm. Chúng ta sẽ biến tiền điện tử thành đồng tiền của quốc gia? Câu trả lời là phân quyền.
Không giống như đồng Petro, một đồng tiền ổn định và lí tưởng cho Venezuela không nên có một bản vị cũng như là một ngân hàng trung ương. Vàng và dầu mỏ dự trữ có thể sẽ là một đảm bảo cho đồng tiền khi mà nhu cầu giảm mạnh. Việc phát hành đồng tiền này sẽ lấy nền tảng là một ngân hàng trung ương kĩ thuật số để có thể phản ứng lại những chuyển biến của nền kinh tế và những cổ đông, công dân có thể nhận được doanh thu từ các trái phiếu cũng như khoản tiết kiệm của một nền kinh tế khỏe mạnh. Nhưng quan trọng hơn, ví của các quan chức sẽ là vấn đề được kiểm tra và theo dõi của công chúng.
Nếu chế độ mất đi quyền lực ngày mai, sẽ là một cơ hội cho chính phủ Venezuela có thể thiết lập và củng cố mạng lưới thông tin phân quyền. Venezuela có thể là đất nước đầu tiên tách biệt nhà nước với tài chính, nhưng nếu không có cách tiếp cận khác với Petro, tức một đồng coin tập quyền, chúng ta sẽ quay về mốc ban đầu và sẽ không có gì thay đổi.
Ngày mà sau khi chế độ hiện tại không còn, Venezuela sẽ có một cơ chế phân quyền để có thể kết nối mọi người, tạo ra dòng chảy đầu tư, và mang lại sự minh bạch cho chính phủ và các chính sách tiền tệ. Đất nước này có thể phát triển từ một quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ và vàng thành một quốc gia có vàng kĩ thuật số và năng lượng.
Đồng Petro là ý tưởng tồi, nhưng người dân ở Venezuela đã kịp tiếp cận với sức mạnh của Blockchain. Tại quốc gia này hiện đã hình thành một cộng đồng kĩ sư và các thợ đào, cũng như là hàng triệu người từ nước ngoài.
Chế độ hiện tại ở nước này có thể sẽ gặp vấn đề, và tiền điện tử sẽ cần phải chuẩn bị để có thể hỗ trợ cho một đồng tiền phân quyền cấp quốc gia trong tương lai.
Theo CoinDesk