logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Kyros Kompass #5: Bitcoin và DeFi – “Cú hích” nào cho cả hai?

-16/10/2021

Giao dịch Bitcoin quá chậm và không hề rẻ. Ngoài việc trở thành tài sản lưu trữ phục vụ mục đích đầu tư, BTC dường như không còn use case nào khác. Vậy đâu sẽ là giải pháp giúp BTC tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu của mình?

Vấn đề của Bitcoin

Như các bạn đã biết, Bitcoin là đồng coin có giá trị top 1 trên thị trường với vốn hóa tại thời điểm này là khoảng 2.200 tỷ USD. Đây là mức vốn hóa lọt top 5 trong 10 tài sản có vốn hóa lớn nhất thế giới thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng Bitcoin là vô dụng.

Quả thực, ngoài việc lưu trữ tài sản như một phương cách đầu cơ, Bitcoin hiện tại rất ít use case. Nếu dùng thanh toán, Bitcoin cũng không đủ nhanh (blockchain cũ kĩ), cũng không rẻ.

Vậy Bitcoin, tương lai sẽ tiếp tục khẳng định vị thế top 1 như thế nào?

Vấn đề của DeFi

DeFi, từ khi xuất hiện đến nay, đã trở thành lĩnh vực quan trọng nhất của blockchain nói chung và crypto nói riêng, khi người ta đã thông qua smart-contract và blockchain để đưa toàn bộ thế giới tài chính trong thực tại vào blockchain, hiện thức hóa được khái niệm “phi tập trung” rõ hơn bao giờ hết.

>>Xem thêm: DeFi là gì?

Chắc bạn đọc cũng đồng ý với mình, DeFi đã làm thay đổi rất nhiều ánh nhìn thiếu thiện cảm trước đây về crypto. Hiện tại, chúng ta hoàn toàn có thể làm tất cả trên crypto: trao đổi (swap), lending/borrowing (thay thế ngân hàng), farming kiếm lợi nhuận ổn định, bảo hiểm, phái sinh, quản lý tài sản, phân cấp rủi ro… Các dự án chất lượng xuất hiện ngày một nhiều, không còn “ảo” như những năm trước mà đã có dòng tiền, có doanh thu và lợi nhuận cụ thể.

Nhưng, DeFi giai đoạn này, cũng bị chững lại.

Nguyên nhân đến từ việc hầu hết các dự án mới đều là bản sao chép của phiên bản cũ. Các hệ mới copy lại y chang mô hình của Ethereum, không có gì mới, không thể xuất sắc hơn. Dòng tiền chủ yếu nằm ở Ethereum, một bộ phận loanh quanh các hệ mới để tìm cơ hội đầu tư. TVL toàn ngành DeFi cán mốc 210 tỷ USD, lập kỷ lục mới nhưng chỉ do sự FOMO từ bên ngoài.

DeFi cần cú hích, đúng nghĩa.

Đưa BTC vào DeFi – “Cú hích” cho cả hai?

Cá nhân tác giả luôn tin rằng, DeFi có thể đi xa hơn bằng cách đưa Bitcoin, thậm chí là những tài sản có vốn hóa lớn khác như Litecoin, ETC… vào DeFi. Ngược lại Bitcoin có thể tăng use case bằng cách sử dụng nhiều hơn trong DeFi.

Theo thống kê trên DefiPulse, chỉ có khoảng 220.000 BTC đang được đưa vào DeFi, tức khoản hơn 1% chút so với tổng cung Bitcoin. Quá bé!

Do đó, tác giả tin rằng dự án nào giải quyết được bài toán này trong tương lai sẽ có tiềm năng tăng trưởng cực kì lớn.

Các giải pháp hiện tại

Hiện tại, có nhiều giải pháp khác nhau, phổ biến nhất là WBTC, sau đó là các giải pháp như renBTC, tBTC, oBTC, HBTC…

bitcoin-defi-1
Mang Bitcoin vào DeFi. Nguồn: Kyros Ventures

1. WBTC

Wrapped Bitcoin (wBTC) là token ở dạng ERC-20, được neo giá vào Bitcoin với tỉ lệ 1:1. Mục đích chính của wBTC là giúp những người đang hodl BTC có thể tham gia vào DeFi. Hiện tại, 1% nguồn cung của Bitcoin đã bị khóa trong giao thức WBTC.

Cách hoạt động

– Người dùng muốn nhận WBTC phải yêu cầu WBTC từ các bên cung cấp (merchant). Sau đó, bên cung cấp thực hiện các thủ tục KYC/AML để xác minh danh tính của người dùng. Sau khi KYC, bên cung cấp sẽ gửi WBTC cho bạn và nhận lại BTC.

– Việc mint WBTC được thực hiện bởi bên cung cấp và người giám sát (custodial). Khi nhận BTC của người dùng, bên cung cấp sẽ được mint WBTC (để gửi lại cho người dùng) dưới sự giám sát của custodial.

– Khi người dùng sử dụng WBTC xong, muốn nhận lại BTC thì sẽ yêu cầu ngược lại cho bên cung cấp, bên cung cấp sẽ đốt WBTC để lấy lại BTC.

– Trong quá trình này, người dùng sẽ phải trả một khoản phí nhất định. Đó chính là lợi nhuận của giao thức.

Mô hình của WBTC chính là điển hình cho mô hình custodial, tức việc mint và sử dụng WBTC chịu sự giám sát của một bên thứ 3 để tránh gian lận.

Giải pháp tương tự

HBTC, oBTC, imBTC…

2. renBTC

renBTC cũng là token ở dạng ERC-20, được neo giá bởi BTC, 1 renBTC = 1 BTC. Người dùng có thể mint renBTC bằng cách gửi BTC đến địa chỉ RenVM trên blockchain Bitcoin.

Cách hoạt động

Cách dễ nhất để hình dung RenVM là hãy tưởng tượng nó như một người giám sát giữ tài sản kỹ thuật số của bạn khi chúng di chuyển giữa các blockchain.

– Bạn cung cấp BTC cho RenVM, hệ thống RenVM giữ BTC đó và sau đó đúc BTC đó dưới dạng ERC20 trên Ethereum với tỷ lệ 1:1 để đảm bảo đồng renBTC của bạn luôn được hỗ trợ bởi cùng một lượng BTC.

– Thay vì lưu trữ Bitcoin trong một nơi giám sát tập trung, RenVM lưu trữ Bitcoin trong một mạng lưới các node phi tập trung được gọi là Darknode. Darknode gồm nhiều node với yêu cầu số tiền đặt cọc là 100.000 token REN để chạy.

– Người dùng có thể đổi BTC bằng cách đốt đồng renBTC trên Ethereum. BTC bị khóa sẽ được phát hành đến một địa chỉ Bitcoin được chỉ định sau khi việc đốt renBTC được xác nhận.

Cách tiếp cận này áp dụng cho hầu hết mọi tài sản kỹ thuật số và nền tảng hợp đồng thông minh (ví dụ: RenVM có thể giữ đồng Dogecoin gốc và đúc lại trên blockchain Polkadot).

Giải pháp tương tự

pBTC, mBTC…

3. tBTC

tBTC là sản phẩm của Keep Network (KEEP) kết hợp với Cross-chain Group & Summa, với mục tiêu tương tự như WBTC và renBTC, làm cầu nối giữa Bitcoin và DeFi. Mỗi tBTC sẽ được neo giá bởi 1 BTC.

Khác với WBTC hay renBTC, tBTC không cần một bên thứ 3 giám sát mà hướng tới sự phi tập trung.

Hiện tại, theo hiểu biết của tác giả, chỉ có tBTC được xem là “phi tập trung” thực sự.

Thách thức

Bảo mật

BTC hiện tại là một trong những tài sản rất giá trị. Do đó, để nhà đầu tư nắm giữ BTC yên tâm ký gửi BTC nhận về token hóa là một câu chuyện dài. Dự án cần đảm bảo được tính bảo mật cao độ cũng như các chính sách đền bù, bảo hiểm nếu có rủi ro xảy ra, đặc biệt là trong bối cảnh rất nhiều vụ tấn công đã xảy ra.

Phi tập trung

Sẽ không nhiều người thích việc gửi BTC mà mình sẽ nắm giữ dài hạn cho một bên thứ 3 quản lý. Việc này đầy rủi ro. Do đó, sự phi tập trung trong lĩnh vực này vẫn luôn là thách thức. Các dự án wBTC và renBTC đã đánh đổi sự phi tập trung để tăng khả năng mở rộng, ngược lại tBTC thì phi tập trung nhưng khả năng mở rộng kém hơn. Giải pháp để giải quyết vấn đề này vẫn còn là bài toán cho các dự án.

Sự kết nối với các dự án DeFi

Sau khi token hóa BTC, các dự án dạng này cần làm tốt khâu “đầu ra”, tức phải tích hợp với nhiều dự án DeFi khác nhau để người dùng có sự đa dạng trong lựa chọn nền tảng, chiến lược và cách kiếm lợi nhuận (farming, staking, dùng làm tài sản thế chấp trong các giao thức cho vay…).

Khả năng mở rộng

1 xBTC sẽ phải được thế chấp bởi 1 BTC trong thực tế. Đồng thời, để đảm bảo giao thức hoạt động ổn định, những người kiểm soát (custodial) hoặc validator node cần thế chấp tài sản của mình ở một ngưỡng nhất định nào đó, chấp nhận đền bù hoặc bị phạt khi vận hành giao thức sai cách.

Khi đó, nếu một giao thức hoạt động mở rộng, sẽ có nhiều hơn những BTC đưa vào => đòi hỏi nhiều hơn tài sản thế chấp của các custodial hoặc validator node.

Điều này vô hình tạo ra gánh nặng tài sản cho những bên này, khiến họ không còn muốn tham gia nhiều vì lợi nhuận họ nhận được không phải quá cao => ảnh hưởng ngược lại đến khả năng mở rộng.

Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với Keep Network và tBTC khi họ đang vận hành một cách phi tập trung.

Keep Network, tBTC và cơ hội

Hiện tại, Keep Network là dự án duy nhất có vẻ như đang “phi tập trung”. Trong Q4/2021 và Q1/2022, Keep sẽ có các cập nhật quan trọng:

tBTC v2

Sản phẩm giúp giảm thiểu hiệu quả sử dụng vốn trong giao thức, vẫn đảm bảo tính phi tập trung dựa trên thuật toán của giao thức. Theo thông tin Keep đưa ra, tBTC v2 có thể scale x100 so với v1.

tBTC bridge

Cầu nối giúp giải quyết vấn đề đưa tBTC vào DeFi nhanh hơn. Bạn có thể hiểu nó như 1 dạng Avalanche Bridge, nối từ ETH – AVAX, thì tBTC sẽ nối từ Keep -> các giao thức DeFi khác, một cách an toàn.

API

Dự án sẽ xây dựng API để các giao thức DeFi khác tích hợp tBTC dễ hơn.

Coverage Pool

Coverage Pool là pool cho phép các nhà đầu tư nhỏ lẻ (không phải validator) có thể tham gia góp tiền vào pool, hưởng lợi nhuận từ giao thức, bù lại tài sản trong pool sẽ là bảo hiểm cho giao thức => giảm gánh nặng staking của các Validator. Hiện tại, tài sản trong Keep đều do Validator bỏ vào.

Ngoài ra, có một số tin tức khác mọi người cần lưu ý:

  • Thesis (Labs tạo ra Keep), vừa raise được 21M USD;
  • Coinbase vừa list tBTC.

Theo nhận định của tác giả, nếu Keep và tBTC thực hiện được theo đúng roadmap của họ đưa ra và thành công với những sản phẩm mới, đây thực sự là cú hích quan trọng cho DeFi khi chúng ta có thể sử dụng lượng lớn BTC để kiếm thêm lợi nhuận ngoài việc hodl đầu cơ.

Poseidon – Đội ngũ Kyros Research

Có thể bạn quan tâm:

-16/10/2021
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68