logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Khó khăn chồng chất: Bancor tiếp tục hứng chịu làn sóng chỉ trích sau vụ hack 13,5 triệu USD

-15/07/2018
Khó khăn chồng chất: Bancor tiếp tục hứng chịu làn sóng chỉ trích sau vụ hack 13,5 triệu USD
Bản quyền bài viết thuộc về Coin68 – Trang tin tức tiền điện tử mỗi ngày.

Tiến bộ, đổi mới không phải là chuyện ngày một ngày hai là xong. Đôi khi, mọi thứ còn vất vả khó khăn hơn rất nhiều.
Đây quả thật chính là tình thế mà dự án tiền điện tử Bancor đang lâm vào trong suốt một tuần vừa qua, khi các quyết định và chiến lược đối phó của nó nhằm giải quyết hậu quả của sự cố tấn công mất cắp hàng chục triệu đô la vấp phải sự không đồng tình của cộng đồng mạng xã hội.

Chuyện gì đã xảy ra?

Vào ngày thứ Hai (09/07), Bancor thông báo tạm dừng hoạt động vì mục đích bảo trì, để rồi ít lâu sao đó tiết lộ là đã phát hiện lỗ hổng an ninh. Tại thời điểm khi ấy, đại diện dự án khẳng định toàn bộ ví tiền của người dùng vẫn an toàn.

Sáng hôm nay (theo giờ miền Đông), Bancor đã bị lỗ hổng an ninh. Không có ví tiền của người dùng nào bị xâm nhập hết. Để hoàn tất công tác điều tra, chúng tôi đã quyết định bảo trì và sẽ sớm công bố báo cáo cụ thể. Chúng tôi hy vọng sẽ quay trở lại hoạt động bình thường trong thời gian sớm nhất có thể.

Đúng như lời hứa, sang đến sáng thứ Ba (10/07), Bancor đăng tải toàn bộ chi tiết về sự cố: một ví tiền chuyên dùng để nâng cấp hợp đồng thông minh (smart contract) đã bị xâm nhập và được sử dụng để lấy trộm 3,2 triệu token BNT của nền tảng này (trị giá 10 triệu USD), 25.000 đồng ETH (tương đương khoảng 12,5 triệu đô) cùng 230 triệu token NPXS (có giá trị 1 triệu đô). Tuy nhiên, thông tin được nhiều người chú ý và cũng là gây sửng sốt nhất là: Bancor tuyên bố đã đóng băng chỗ token BNT kia để hạn chế thiệt hại.

Sàn giao dịch phân quyền Bancor bị tấn công, hack mất 23,5 triệu USD tiền điện tử – Coin68 – Tin tức bitcoin, blockchain, tiền điện tử mỗi ngày

Sàn giao dịch tiền điện tử phân quyền Bancor cho biết một lỗ hổng trên sàn đã bị tin tặc lợi dụng để trộm 24.984 ETH (trị giá khoảng 12,5 triệu USD), cùng 1 triệu đô tiền NPXS và 10 triệu đô tiền BNT.


Chắc chắn sẽ có người thắc mắc: “Vậy thì đã sao nào? Sàn bị hack, mất tiền thì phải đóng băng để làm phá sản âm mưu của bọn tin tặc. Chuyện bình thường như ở huyện.”
Song, hãy cùng nhìn lại một chút về lịch sử của Bancor. Đây chính là dự án mà đã kêu gọi được số tiền khổng lồ 153 triệu USD từ đợt ICO của mình, thu hút cả những tên tuổi “máu mặt” trong giới đầu tư tiền điện tử như Tim Draper hay Blockchain Capital. Startup này tự quảng bá mình như là một nền tảng thị trường mua bán trao đổi “phân quyền/phi tập trung” cho các đồng tiền và tài sản điện tử nhỏ. Nói cách khác, đây chính là một mô hình sàn giao dịch tiền điện tử phân quyền (DEX) – được nhiều người hy vọng sẽ trở thành tương lai của hình thức sàn giao dịch tiền số.

  • Xem thêm: DEX – Xu hướng sàn giao dịch tiền điện tử của tương lai?

Và vì là một trong những công ty đầu tiên lựa chọn cách thức gọi vốn thông qua phát hành token ICO, Bancor từ lâu đã là chiếc “nam châm” thu hút đủ các loại bình luận từ bốn phương tám hướng.
Các nhà chỉ trích đã nêu lên đủ loại dẫn chứng, từ việc nền tảng này không cần thiết phải tồn tại, cho đến nó cũng không cần Blockchain để hoạt động. Nhưng, theo sau các diễn biến bất ngờ của vụ hack tuần vừa rồi, một chủ điểm mới lại xuất hiện như đã đề cập ở trên: Bancor có thể nhanh chóng khắc phục hậu quả bằng cách “đóng băng” đồng tiền mà nó tạo ra và phát hành.
Cụ thể, trong bộ mã của Bancor có một cơ chế cho phép công ty đằng sau nó có khả năng chặn đứng sự di chuyển của token BNT – điều mà đã được phe chỉ trích nhanh chóng lợi dụng để xé tan “bức bình phong” phân quyền của nền tảng này, bởi phân quyền thì làm sao lại có một cơ chế giám sát để đưa ra quyết định đó được.
Nhà sáng lập Dogecoin Jackson Palmer bình luận:

Vấn đề chính không phải là vụ hack – mà đó là tại sao đội ngũ Bancor lại có khả năng đóng băng được tiền. Liệu ngoài kia còn bao nhiêu Dapps “phân quyền” nhưng lại chứa trong mình “nút tắt khẩn” được kiểm soát bởi một cơ chế tập quyền?

Tương tự, “cha đẻ” Litecoin Charlie Lee cũng nêu lên suy nghĩ như trên:

Một ví tiền Bancor bị xâm nhập và ví tiền đó có khả năng lấy trộm coin từ chính hợp đồng thông minh trên sàn.

Một sàn giao dịch không thể nào phân quyền nếu nó có thể làm mất tiền khách hàng hoặc đóng băng tài sản người dùng. Bancor có thể làm được cả HAI. Đây quả thật là sự ảo tưởng về tính phi tập trung.

“Cửa hậu” vào Bancor có tồn tại?

Chưa ngừng lại ở đó, một số các lập luận chỉ trích còn đi sâu vào chi tiết hơn, như là của nhà phát triển Udi Wertheimer – người mà đã cho cộng đồng thấy rằng vấn đề tập quyền của Bancor đã được biết đến, và bị chỉ trích, từ rất lâu rồi.
Vào ngày 20/06 năm 2017, Wertheimer viết một bài blog trên Medium cho biết cả token và hợp đồng ICO của Bancor đều cho phép nó đứng ra làm trọng tài cho các tranh chấp, đóng băng và kể cả phá huỷ bất kì token BNT nào tuỳ ý.

“Tôi tin rằng đội ngũ Bancor sẽ không sử dụng cái “cửa hậu” này sai mục đích. Tuy nhiên, việc nắm trong tay quá nhiều quyền lực như vậy, sẽ tạo nên một “điểm yếu chí tử”. Ví dụ, khoá bảo mật của Bancor có thể bị lấy cắp. Hoặc, các cơ quan pháp luật có thể ra lệnh cho dự án phải đóng băng hoặc tiêu huỷ token một khi họ phát hiện ra là có thể làm vậy,” Wertheimer viết tại thời điểm lúc ấy.

 

Khi đó, đội ngũ Bancor đáp trả lại báo cáo trên rằng rủi ro họ đánh mất khoá cá nhân của mình là “quá xa vời”, bởi họ đảm bảo chúng luôn được bảo vệ an toàn nhờ các hợp đồng đa chữ ký và ví offline.
Và như có thể dự đoán, lời cảnh báo trên đã nhanh chóng được đào lên lại theo sau vụ hack.

Dựa trên các chi tiết đã được công bố, có vẻ như vụ hack Bancor đã được thực hiện thông qua các cửa hậu được thiết lập trong hợp đồng thông minh bởi chính đội ngũ phát triển, và những kẻ tấn công đã thấy được điều này.

Tôi đã từng viết về nó cách đây 1 năm. . .

Wertheimer tiếp tục bình luận rằng những cái cơ chế “cửa hậu” như vậy vừa làm Bancor đánh mất bản chất phân quyền, vừa có thể đã là nguyên nhân trực tiếp gây nên vụ tấn công, bởi ví tiền mà đã bị xâm nhập được tạo nên để nâng cấp hợp đồng thông minh – một khía cạnh khác giúp Bancor quản lý mạng lưới của mình theo một cách tập quyền hơn.

Tôi cảm thấy ngạc nhiên khi mọi người lại ngạc nhiên trước chuyện này. Nếu mọi người nghĩ đây [Bancor] chính là ví dụ của “sàn giao dịch phân quyền” trước vụ hack, thì rõ ràng là đa phần các bạn còn không biết ý nghĩa của những từ trên là gì mà.

Những lời động viên thông cảm

Dù vậy, không phải ai trên mạng xã hội cũng đều chĩa họng súng của mình về phía Bancor.
Một số người đã đứng ra bênh vực cho những hành động của Bancor cùng cách họ kết cấu nền tảng của mình trước vấn nạn tin tặc tấn công sàn giao dịch “xảy ra như cơm bữa” như ở hiện tại.

Các bạn ạ ít ra cũng hãy ghi nhận công sức của Bancor khi đã thử tự động hoá thị trường để ngăn chặn chỗ tài sản bị mất cắp, họ tuy thất bại nhưng không phải là đã bỏ cuộc ngay từ đầu đâu.

Một người dùng khác chỉ ra rằng những kẻ mà giờ đang “to mồm” chỉ trích Bancor có thể sẽ nghĩ khác nêu phát hiện ra tiền của mình bị thất thoát theo sau vụ hack.

Tôi sure kèo là các người sẽ phải quỳ xuống van xin sàn đóng băng token nếu phát hiện ra là số quỹ mất cắp có tiền của mình ở trong.

Mấy người bị vấn đề về tư duy à? Lúc nào cũng phán đổi chính phủ vì lấy cắp tiền của mình nhưng giờ lại chấp nhận nhắm mắt làm ngơ khi mấy thằng hacker cặn bã vét sạch bao tiền của tích góp của người khác?

Phân quyền không nhất thiết đồng nghĩa với vô quyền.

Câu trả lời từ Bancor

Bất chấp tất cả, Bancor vẫn bảo toàn quan điểm của mình sau một tuần đầy sóng gió đã qua.
Trong quãng thời gian sau vụ hack, sàn đã đăng tải hàng loạt tuyên bố để lý giải hành động của mình, bao gồm khả năng chi phối kiểm soát token BNT.
Phía Bancor một lần nữa nhấn mạng rằng tiền của người dùng không bị tổn hại, bởi số tiền lấy cắp được là từ một tài khoản dự trữ ETH của sàn cộng với hợp đồng thông minh mà đã được xâm nhập thông qua ví tiền chiếm giữ bởi tin tặc.
Bancor cũng bảo vệ cho quyết định đóng băng token BNT như là “cần thiết để bảo vệ mạng lưới và chủ sở hữu token trong trường hợp khẩn cấp.”

Chúng tôi muốn làm rõ một số thứ theo sau những sự kiện xảy ra trong ít ngày qua:

Chúng tôi biết là hiện đang có rất nhiều điều khó hiểu ở ngoài kia và muốn nhân sự cố này để làm rõ một vài điểm quan trọng, Nhưng trước hết, chúng tôi xin được cảm ơn các bạn vì đã tiếp tục kiên trì và ủng hộ.

Luận điểm làm rõ 1: Không có ví tiền người dùng nào bị xâm phạm. Chỗ ETH thất thoát kia là từ tài khoản kết nối của BNT (hoạt động như là kho dự trữ vậy). Còn chỗ token kia là từ hợp đồng thông minh mà đã bị xâm nhập bởi cái ví bị tin tặc chiếm quyền kiểm soát. Không có ví tiền nào của người dùng là bị ảnh hưởng hết.

Luận điểm làm rõ 2: Ngay từ những ngày hình thành nên ý tưởng về Bancor thì chúng tôi đã có quyết định chiến lược là phải học hỏi lại những sai lầm mà đã đánh sập các công ty tiên phong đi trước chúng tôi. Chúng tôi đã đề ra khoảng thời gian thử nghiệm 3 năm với các biện pháp an toàn cụ thể để vừa bảo vệ cộng đồng, vừa phát triển công nghệ trên một hệ sinh vẫn còn mới nổi.

Luận điểm làm rõ 3: Chỗ token bị đóng băng là token BNT bị lấy cắp trong vụ tấn công. Chúng tôi tin chắc rằng đây là một tính năng phòng ngừa bức thiết đối với đa phần các token nhằm bảo vệ mạng lưới và chủ sở hữu tài sản trong trường hợp khẩn cấp.

Chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ thêm thông tin trong thời gian sớm nhất có thể. Xin hết.

Sau đó, trong một bài blog ngày 12/07 với tiêu đề “Chặng đường phía trước”, đồng sáng lập Bancor Guy Benartzi đã không đề cập đến những chỉ trích về phân quyền nhưng đã trình bày cách để sàn sử dụng những cơ chế nội bộ có sẵn để hỗ trợ truy vết số tiền bị mất cắp còn lại.

“Vụ việc lần này, tuy để lại nhiều rắc rối, nhưng sẽ không làm chệch hướng chúng tôi khỏi mục tiêu của mình. Để bù lại, chúng tôi từ giờ sẽ nỗ lực gấp đôi và tăng tốc quá trình thực hiện lộ trình để bọn tội phạm không thể nào ngăn cả Bancor và ngành công nghiệp này đạt được sứ mệnh quan trọng nhất của chúng ta – hiện thực hoá tự do tiền tệ,” Bernartzi viết.

 

Theo CoinDesk

-15/07/2018
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68