Công nghệ Blockchain được đánh giá cao bởi sự minh bạch và phi tập trung vì bất kỳ thông tin giao dịch nào cũng có thể truy xuất được bởi tất cả mọi người. Tuy nhiên, điều này vô tình tác động tiêu cực đến những cá nhân hay tổ chức khi họ mất đi quyền bảo mật riêng tư đối với tài sản đang nắm giữ. Từ đây, Iron Fish ra đời như một giải pháp tăng cường bảo mật sự riêng tư cho người dùng trên hệ thống blockchain. Vậy Iron Fish là gì? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu về Iron Fish qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn có thể quan tâm:
- Blockchain bảo mật Iron Fish ra mắt mainnet vào ngày 14/03
- Zero Knowledge Proof là gì? Một ví dụ dễ hiểu về ZKP
Tổng quan về dự án Iron Fish
Iron Fish là gì?
Iron Fish là một blockchain Layer-1 phi tập trung sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Work (PoW) có khả năng chống kiểm duyệt và được truy cập công khai. Dự án được xây dựng nhằm đảm bảo quyền riêng tư cho mọi giao dịch trên blockchain, tương tự như cách phát minh ra lớp SSL/TLS vào những năm 90 tạo tiền đề cho sự phát triển của thương mại điện tử và một số ngành công nghiệp khác. Đội ngũ phát triển Iron Fish tin rằng quyền riêng tư là yêu cầu cơ bản để bảo vệ người dùng và mở rộng việc sử dụng tiền mã hoá trong tương lai.
Iron Fish sử dụng zk-SNARKs – giải pháp mã hóa theo phương thức Zero-Knowledge Proof (ZKP) nhằm đảm bảo xác thực một thông tin nhất định mà không tiết lộ ra thông tin đó là gì. Cụ thể, zk-SNARKs cho phép người dùng trên Iron Fish thực hiện giao dịch mà không cần tiết lộ số dư, người nhận hoặc thậm chí thông tin cá nhân của họ. Thay vào đó, Iron Fish sẽ sử bằng chứng mật mã học nhằm mã hoá thông tin giao dịch đơn giản nhất để chứng minh rằng người dùng có đủ tiền để thực hiện giao dịch đó.
Iron Fish cũng sử dụng giao thức Sapling – được tạo bởi Zcash xây dựng và xác minh các giao dịch được bảo vệ trong blockchain. Mọi tài khoản đều được trang bị khóa để cấp quyền “only read” (chỉ đọc) với những hoạt động được liên kết với tài khoản cụ thể. Iron Fish hỗ trợ các trường dữ liệu (encrypted memo fields) được mã hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ quy tắc FATF (Financial action task force) dành cho những nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (Virtual Asset Service Providers – VASP) cho phép họ lưu trữ thông tin sau khi giao dịch được hoàn thành.
Vì sao dự án lại có tên là Iron Fish?
Thuật ngữ “Iron Fish” được sử dụng trong Thế Chiến thứ hai nhằm ám chỉ tàu ngầm là một phần liên lạc bí mật trên chiến trường (như Navajo Code Talker – những người nói song ngữ Navajo).
Đội ngũ phát triển dự án đã chọn tên này nhằm thể hiện “sức mạnh của mật mã” mà trong đó một khái niệm phức tạp sẽ được “đơn giản hoá” để dễ hiểu hơn.
Đặc điểm nổi bật của Iron Fish
Quyền riêng tư
Iron Fish sử dụng công nghệ zk-SNARKs nhằm cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát đối với những thông tin giao dịch của họ và định vị trở thành một lớp SSL cho blockchain.
Tính khả dụng cao
Iron Fish được tạo ra để có tính khả dụng cao cho người dùng và các nhà phát triển nhằm đảm bảo quyền riêng tư trong mỗi giao dịch của họ. Dự án đang xây dựng một bộ công cụ để giúp trải nghiệm dành cho người dùng ở mức cao nhất để người dùng có thể giao dịch token IRON trên các nền tảng khác nhau.
Tính phi tập trung được đề cao
Iron Fish là một blockchain Proof-of-Work (PoW) có khả năng chống kiểm duyệt dành cho tất cả mọi người. Dự án có bộ công cụ có sẵn cho người dùng để tạo ví, chạy node của riêng họ để có thể khai thác token IRON.
Tuân thủ quy định
Mặc dù, Iron Fish đề cao tính riêng tư cho người dùng nhưng vẫn không quên tuân thủ các quy định có sẵn. Mỗi tài khoản Iron Fish sẽ đi kèm với một bộ khóa xem cho phép sàn giao dịch hoặc tổ chức tài chính kiểm tra, quản lý và tuân thủ nghĩa vụ AML.
Những thành phần chính trong blockchain Iron Fish
Networking layer
Networking layer là một thành phần quan trọng của bất kỳ blockchain nào vì nó hỗ trợ tất cả các tính năng làm cho giao thức trở nên nổi bật và độc đáo. Về mặt công nghệ, Networking layer quy định cách các node tương tác với nhau, cách chúng giao tiếp, truyền tin nhắn, gửi yêu cầu và phản hồi các thông điệp cụ thể từ các node ngang hàng khác nhau (other peers).
Khi xây dựng bất kỳ hệ thống ngang hàng (P2P) phi tập trung nào, nó phải giải quyết được những vấn đề tương quan trong địa chỉ mạng (Network Address Translation – NAT). Hầu hết máy móc, máy tính xách tay (laptop), máy tính bảng và điện thoại đều nằm phía sau bộ định tuyến và tường lửa khiến mọi người khó kết nối trực tiếp với nhau. Từ đây, Networking layer xuất hiện để giải quyết vấn đề này.
Sẽ có một số Networking layer yêu cầu người dùng thiết lập tính năng chuyển tiếp cổng cho bộ định tuyến để giải quyết vấn đề NAT. Tuy nhiên, vấn đề trên được giải quyết khi đã có Iron Fish – blockchain được thiết kế triển khai tập trung vào khả năng truy cập, sử dụng kết hợp WebRTC và WebSockets cho Networking layer. Việc triển khai node Iron Fish sẽ được thực hiện ngay lập tức trong môi trường CLI hoặc thậm chí trực tiếp trong trình duyệt. Điều này giúp mọi người dễ dàng sử dụng Iron Fish, bất kể họ không có kiến thức hay khả năng về kỹ thuật.
Storage
Trong cấu trúc dữ liệu và mô hình lưu trữ của Iron Fish đều sử dụng LevelDB và IndexDB để lưu trữ những dữ liệu cơ bản. Các cấu trúc dữ liệu cơ bản nhất đại diện cho trạng thái toàn cầu của Iron Fish là notes và nullifiers. Những thành phần được lưu trữ bao gồm:
Note: đây là một đại diện thể hiện cho hình thức thanh toán trên Iron Fish và nó có sự tương đồng với UTXO của Bitcoin. Các node được tham chiếu riêng tư và chỉ được tham chiếu công khai hai lần. Trường hợp đầu tiên là khi note quan trọng như đầu ra cho một giao dịch, thứ hai là khi ghi chú ở dạng băm (hashed form). Đặc biệt là các note luôn ở chế độ riêng tư.
Nullifier: đây là một mã định danh riêng biệt cho một note và chỉ có thể được sử dụng nếu được hiển thị như một phần của giao dịch. Sau khi hiển thị thông tin giao dịch, Nullifier sẽ được lưu trên cấu trúc dữ liệu của Iron Fish và giúp theo dõi tất cả các node trên blockchain Iron Fish.
Merkle Tree of Notes: đây là một cấu trúc dữ liệu có kích thước cố định với độ sâu là 32 và được sử dụng để giữ tất cả các note đã được tạo. Không giống như trong các blockchain khác nơi UTXO bị xóa sau khi nó được sử dụng, Merkle Tree này là cấu trúc dữ liệu chỉ dành cho phần bổ sung trong đó các note được thêm liên tục vào Tree.
Merkel Nullifiers: đây là cấu trúc dữ liệu được sử dụng để theo dõi tất cả các Nullifiers (là các số 32 byte) từng được tiết lộ khi các note đi kèm của chúng được sử dụng.
Mining
Mining mô tả quá trình khai thác ngẫu nhiên các khối mới thông qua cơ chế đồng thuận Proof-of-Work (POW) đồng thời tính toán phần thưởng cho người khai thác.
Blockchain Iron Fish thiết lập thuật toán tự động điều chỉnh độ khó khai thác để đạt được thời gian khối trung bình là 60 giây, bằng cách tăng hoặc giảm độ khó khai thác nếu các khối trước đó được quan sát là đến quá nhanh hoặc quá chậm.
Để trở thành người khai thác, một node phải có cả hai cấu trúc dữ liệu toàn cầu được đồng bộ hóa (Merkle Tree of Notes and Merkle Tree of Nullifiers) và biết ít nhất hai khối gần đây nhất.
Account Creation
Iron Fish sẽ tập trung vào các chi tiết cốt lõi về cách một ví Iron Fish được tạo ra để hỗ trợ các giao dịch hoàn toàn riêng tư. Cách tạo tài khoản trong Iron Fish bị ảnh hưởng bởi giao thức Sapling nhưng vẫn có một số điểm khác biệt.
Secret Key: đây là phần cốt lõi cần thiết để xây dựng tất cả các phần khác cho ví của người dùng và nó đó là một số ngẫu nhiên 32 byte.
Spending Key Pair: Cặp khóa này được sử dụng để ghi chú chi tiêu đã liên kết với tài khoản của người dùng và được lấy trực tiếp từ khóa bí mật.
Nullifier Key Pair: Các khóa này chịu trách nhiệm tạo ra các nullifier cần thiết để ghi chú và cũng được lấy từ khóa bí mật.
Outgoing View Key (ovk): đây là khoá cho phép giải mã các giao dịch gửi đi. Nó được lấy bằng cách băm khóa bí mật và một công cụ sửa đổi bằng cách sử dụng hàm băm blake2b với các tham số bổ sung và sau đó lấy 32 byte đầu tiên của kết quả.
The Incoming View Key (ivk): đây là khoá cho phép giải mã các giao dịch đến. Nó được lấy bằng cách sử dụng hàm băm blake2s để băm các byte của khóa cấp phép với các byte của khóa dẫn xuất nullifier.
Public Address: Một địa chỉ gồm Transmission Key và Diversifier. Cùng với nhau, chúng hoạt động cùng với nhau và cho phép một ví duy nhất với một private key để chứa tối đa 211 địa chỉ công cộng.
Transaction Creation
Tương tự như tài khoản, các giao dịch trong Iron Fish cũng tuân thủ chặt chẽ giao thức Sapling nhưng vẫn có một số điểm khác biệt. Tất cả các giao dịch của Iron Fish đều là các giao dịch được bảo vệ, nghĩa là chúng không tiết lộ bất kỳ thông tin nào cho bất kỳ người xem không có quyền truy cập rõ ràng.
Mức độ riêng tư này đạt được thông qua việc sử dụng ZKP (zero-knowledge proofs) cho phép dữ liệu giao dịch được mã hóa với bằng chứng xác thực tính có tính hợp lệ cao. Những điều cần xem xét bao gồm:
- Các thành phần của một giao dịch
- Thành phần mô tả chi tiêu (thành phần chỉ ra cách một tài khoản có thể chi tiêu trong một note)
- Thành phần mô tả đầu ra (thành phần tạo note mới )
- Cách cân bằng giao dịch để đảm bảo rằng số tiền phù hợp đã được chi tiêu và thanh toán
- Cách trình xác thực (chẳng hạn như công cụ khai thác) có thể xác minh bất kỳ giao dịch nào
- Một loại giao dịch đặc biệt được gọi là phí khai thác được sử dụng để thưởng cho miners khi khai thác thành công một khối
- Cách các note được mã hóa và giải mã để dành cho các bên liên quan mới có quyền xem chi tiết giao dịch
Verification and Consensus
Sự đồng thuận là lớp xác thực mà Iron Fish đặt ra các quy tắc để các node chấp nhận khối tiếp theo xuất hiện. Điều này ảnh hưởng đến việc xây dựng khối mới của một node phải tuân thủ các quy tắc đã được thiết lập để được các node khác trong mạng chấp nhận.
Một khối Iron Fish được chấp nhận nếu tiêu đề và nội dung của nó hợp lệ. Ở cấp độ cao, việc xác minh tiêu đề của khối có đủ công việc đằng sau nó bằng cách kiểm tra xem hàm băm có thấp hơn về mặt số lượng so với mục tiêu hay không. Sau đó, node sẽ thực hiện chuyển đổi trạng thái bằng cách áp dụng chính xác tất cả các giao dịch trong khối đó vào hai cấu trúc dữ liệu toàn cầu và cung cấp hai kết quả Merkle. Tương tự, việc xác minh nội dung khối cũng có thể xác nhận tất cả các giao dịch trong khối đó đều hợp lệ.
Thông tin cơ bản về IRON token
- Tên token: Iron Fish Token
- Mã token: IRON
- Blockchain: Ethereum
- Chuẩn token: ERC-20
- Hợp đồng: Đang cập nhật
- Công dụng token: Tiện ích, quản trị
- Tổng cung: 256.970.400 IRON
- Cung lưu hành: Đang cập nhật
Hiện tại, tổng nguồn cung dự kiến cho token IRON là 256.970.400 đồng nhưng phần thưởng khai thác theo khối sẽ giảm dần và được điều chỉnh hàng năm.
Phân bổ token
Đang cập nhật…
Nhà đầu tư có thể giao dịch token IRON ở đâu?
Hiện tại, IRON chưa được niêm yết trên bất kỳ sàn giao dịch nào. Nhà đầu tư cần lưu ý và tìm hiểu thật kỹ để tránh giao dịch những token IRON giả mạo.
IRON token dùng để làm gì?
IRON là token được sử dụng để quản trị giao thức đồng thời khuyến khích người nắm giữ IRON tham gia thay đổi và cải thiện giao thức.
Lộ trình phát triển
Iron Fish có lộ trình phát triển thông qua năm phase
- Phase 0: Iron Fish Testnet được ra mắt vào tháng 4/2021
- Phase 1: Testnet khuyến khích người dùng – Incentivized Testnet (đã hoàn thành)
- Phase 2: Testnet chạy và xác thực node với ví tiền mã hoá – Node Dashboard & Desktop Wallet (đã hoàn thành)
- Phase 3: Testnet hỗ trợ thực hiện giao dịch đa tài sản và cầu nối – Multi-Asset & Bridge Support (đã hoàn thành)
- Phase 4: Ra mắt Iron Fish mainet vào ngày 14/3 (sắp diễn ra)
Đội ngũ phát triển
Đội ngũ Iron Fish là tập hợp các thành viên có nhiều năm kinh nghiệm xây dựng sản phẩm cho các công ty công nghệ lớn trên thế giới như Microsoft, Airbnb, Facebook, Google, Uber,… Những thành viên nổi bật bao gồm:
Elena Nadolinski: Cô là nhà sáng lập kiêm CEO của Iron Fish. Cô có khoảng thời gian 7 năm làm việc tại Microsoft, Airbnb với vai trò là nhà lập trình phần mềm. Năm 2017, Elena được mời tham dự bữa tiệc sinh nhật của Juan Benet – nhà sáng lập của Filecoin tại California. Thông qua bữa tiệc này, cô có cơ hội tiếp xúc với những nhà phát triển blockchain và ý tưởng Iron Fish ra đời với sứ mệnh tạo ra sự riêng tư cho con người.
Rohan Jadvani: Ông là nhà phát triển phần mềm tại Iron Fish. Ông đã từng làm việc cho các công ty tài chính, công nghệ nổi tiếng như JPMorgan Chase & Co, Snap Inc với vai trò là nhà phát triển phần mềm.
Jason Spafford: Ông là nhà phát triển phần mềm tại Iron Fish. Ông có 15 kinh nghiệm với vai trò là nhà phát triển phần mềm và có 2 năm làm việc tại Uber.
Bên cạnh đó, đội ngũ còn có những lập trình viên, thiết kế, nhân sự có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ và Iron Fish có trụ sở tại San Francisco
Nhà đầu tư
Hiện tại, Iron Fish được hậu thuẫn từ những nhà đầu tư tổ chức như Andreessen Horowitz (a16z), Electric Capital, Sequoia Capital,… và những nhà đầu tư cá nhân như Linda Xie (cựu giám đốc sản phẩm Coinbase), Juan Benet (CEO Protocol Labs, Filecoin) và đặc biệt là Do Kwon (CEO Terraform Labs).
Bạn có thể tham khảo thêm những nhà đầu tư cá nhân và tổ chức hậu thuẫn cho Iron Fish tại đây.
Tổng kết
Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án Iron Fish để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình. Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.