logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Lớp giao dịch 101: Hướng dẫn sử dụng MACD – Chỉ báo Trung bình động Hội tụ Phân kỳ

-23/09/2018

Chỉ báo MACD là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản, được dùng trong giao dịch chứng khoán lẫn crypto.

Lớp giao dịch 101: Hướng dẫn sử dụng MACD – Chỉ báo Trung bình động Hội tụ Phân kỳ

Đường MACD là gì?

Theo định nghĩa, MACD “là sự kết hợp hai đường trung bình động thành một chỉ báo dao động giá bằng cách lấy đường trung bình động dài hơn trừ đi đường ngắn hơn”.

Bởi đây là một chỉ báo “trễ”, do đó MACD thường ghi lại các biến động thị trường mà đã diễn ra để từ đó đo độ vững chắc của xu hướng giá hiện tại.

Giống như bao công cụ trước đó, ta chỉ có thể kiếm được tiền từ MACD bằng việc thấu hiểu cách thức hoạt động của nó thay vì đi sâu vào bản chất, nhưng dù gì cũng đáng để ta dành ít phút đi tìm lí do vì sao đây lại là một trong những chỉ báo được nhiều người ưa dùng nhất.

Cấu tạo của MACD

Chỉ báo Trung bình động Hội tụ Phân kỳ gồm có 3 bộ phận chính: đường MACD (màu xanh), đường tín hiệu (màu cam) và biểu đồ tần suất histogram (các cột màu hồng).

1. Đường MACD được tạo thành bằng cách lấy đường trung bình động luỹ tiến (EMA) 12 kỳ trừ cho một đường trung bình động nhỏ hơn là EMA 26 kỳ.
2. Đường tín hiệu là đường EMA 9 kỳ của đường MACD.
3. Biểu đồ tần suất cho thấy tương quan chênh lệch giữa đường MACD và đường tín hiệu.
Lớp giao dịch 101: Hướng dẫn sử dụng MACD – Chỉ báo Trung bình động Hội tụ Phân kỳ
Cấu tạo của chỉ báo MACD: đường MACD (xanh dương), đường tín hiệu (màu cam) và biểu đồ tần suất histogram

Cách đọc MACD 

Giao cắt

Khi đường MACD giao với đường tín hiệu từ phía trên xuống thì giá chắc chắn vừa mới giảm; ngược lại, khi chúng cắt nhau từ dưới lên thì giá sẽ lại tăng. Các lần giao cắt tượng trưng cho sự thay đổi xu hướng và cho ta những tín hiệu phù hợp để đi đến quyết định mua vào/bán ra.

Lớp giao dịch 101: Hướng dẫn sử dụng MACD – Chỉ báo Trung bình động Hội tụ Phân kỳCác lần giao cắt MACD trên đồ thị nến 1 ngày của Bitcoin, giá tham chiếu từ sàn Bitfinex

Như có thể thấy, những dịp xuất hiện giao cắt thường chính là lời xác nhận đảo chiều xu hướng ngắn hạn.

Ví dụ, ngày 16/11/2017, MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên, cho thấy đây là lúc phù hợp để mua vào. Đường MACD sau đó tiếp tục nằm trên đường tín hiệu suốt hơn một tháng kế tiếp, giúp giá Bitcoin tăng trưởng đến 150% rồi mới chịu giao với đường tín hiệu từ trên xuống, đồng nghĩa rằng đã đến lúc bán ra. Lần giao cắt xấu ấy diễn ra vào ngày 20/12/2017, báo hiệu sắp đảo chiều xu hướng biến động giá từ tăng về thành giảm.

Tuy nhiên, lời khuyên dành cho trader là nên sử dụng phối hợp MACD với những công cụ thị trường khác như là lưu lượng giao dịch, chỉ báo sức mạnh tương đối RSI hay phân tích biến động giá bởi MACD không phải lúc nào cũng tuyệt đối chính xác và cũng có lúc trả về những tín hiệu giả.

Điển hình cho lập luận trên là trường hợp hai lần giao cắt từ dưới lên của tháng 1, tuy đường MACD đã vượt lên trên đường tín hiệu nhưng lại không thể bảo toàn vị thế được lâu, dẫn đến việc giá chỉ mới phục hồi nhẹ thôi mà đã nhanh chóng cắm đầu giảm và tạo nên những tín hiệu mua vào sai lệch.

Overbought và Oversold

MACD cực kỳ hữu dụng trong nhận diện thay đổi xu hướng giá. Bên cạnh đó, nó còn giúp ta xác định trạng thái overbought (quá bán) cũng như oversold (quá mua) của thị trường.

Hai trạng thái trên xuất hiện một khi đường MACD và đường tín hiệu cách nhau quá xa, lệch hẳn ra khỏi đường giá trị 0.

MACD Là Gì?Trạng thái overbought trên đồ thị 1 tuần của Bitcoin, giá tham chiếu từ sàn Bitstamp

Có thể thấy là trong ví dụ trên, đường MACD bắt đầu dạt ra xa hẳn so với đường tín hiệu. Cùng lúc đó, cả hai còn ghi nhận khoảng cách lớn nhất so với đường giá trị 0.

Sự kết hợp hai dấu hiệu này cảnh báo nhà đầu tư là đợt tăng trưởng của giá đang kéo giãn thị trường quá mức và tất yếu sẽ bị điều chỉnh mạnh.

Điều tương tự cũng diễn ra trong trường hợp MACD và đường tín hiệu lệch xuống bên dưới đường giá trị 0 quá nhiều.

Đường giá trị 0 và Biểu đồ dao động

Đường giá trị 0 (zero line) đánh dấu điểm giữa của chỉ báo MACD. Khi đường EMA 12 kỳ giao với đường EMA 26 kỳ từ dưới lên, MACD sẽ tăng lên đường giá trị 0, đồng thời cho tín hiệu mua vào. Ngược lại, khi EMA 12 cắt EMA 26 từ trên xuống thì MACD sẽ giảm về đường 0, trả tín hiệu bán ra.

Trong khi đó, biểu đồ dao động đại diện cho khoảng cách giữa đường MACD và đường tín hiệu. Cột hồng của histogram sẽ nằm trở trên đường giá trị 0 nếu MACD nằm trên đường tín hiệu, và sẽ nằm dưới nếu MACD ở dưới đường tín hiệu. Độ dài phụ thuộc vào chênh lệch giữa MACD và đường tín hiệu.

Như có thể thấy ở đồ thị trên, biểu đồ dao động chạm mức cao nhất khi MACD có khoảng cách xa nhất so với đường tín hiệu, hàm ý rằng đợt tăng trưởng đang bị kéo quá đà và không thể tiếp tục được duy trì.

Một khi điều chỉnh xảy ra, MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống và histogram bắt đầu thể hiện các cột hồng nằm phía dưới, khẳng định xu hướng thị trường lúc này là hoàn toàn giảm.

Tổng kết

MACD là một công cụ hữu dụng để trader xác định xu hướng biến động trên thị trường, dù bạn là người mới bắt đầu hay đã là chuyên gia.

Nó cung cấp cho ta những tín hiệu mua vào bán ra chỉ từ sự giao cắt của hai đường giá trị, do đó kể cả những ai mới “chân ướt chân ráo” vào nghề cũng có thể dễ dàng nắm được và áp dụng thành công chỉ báo này.

-23/09/2018
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68