Dù được coi là nỗ lực lưỡng đảng nhằm đưa ra khung pháp lý rõ ràng cho tài sản số, sự thất bại của GENIUS Act tại Thượng viện đang khiến nhiều người lo ngại rằng Mỹ sẽ đánh mất vị thế dẫn đầu nếu tiếp tục chậm trễ trong điều tiết lĩnh vực này.
GENIUS Act thất bại tại Thượng viện, Mỹ lỡ nhịp trong cuộc đua điều tiết stablecoin? Ảnh: DL News
Dự luật bị bác bỏ tại Thượng viện
Vào ngày 08/05, GENIUS Act (Đạo luật Hướng dẫn và Thiết lập Đổi mới Quốc gia cho Stablecoin của Hoa Kỳ năm 2025) đã không vượt qua được thủ tục cloture tại Thượng viện, gây thất vọng lớn cho nhiều người ủng hộ và làm chậm lại tiến trình thiết lập khuôn khổ pháp lý cho tài sản số tại Mỹ.
Dự luật được khởi xướng bởi Thượng nghị sĩ Bill Hagerty và đồng bảo trợ bởi Tim Scott, Kirsten Gillibrand, Cynthia Lummis và Angela Alsobrooks. GENIUS Act yêu cầu:
-
Các stablecoin được bảo chứng 100% bằng USD hoặc tài sản có thanh khoản tương đương.
-
Thực hiện kiểm toán hàng năm với các stablecoin có vốn hóa trên 50 tỷ USD.
-
Cấm phát hành stablecoin từ nước ngoài tại Mỹ, song vẫn cho phép lưu hành trên thị trường thứ cấp.
-
Trao quyền cho Bộ Tài chính được hành động đối với các nhà phát hành stablecoin nước ngoài.
Mặc dù dự luật đã được sửa đổi, bổ sung thêm điều khoản nghiêm ngặt hơn về phòng chống rửa tiền (AML) và trách nhiệm của các nhà phát hành stablecoin, dự luật vẫn bị Đảng Dân chủ phản đối kịch liệt. Các Thượng nghị sĩ lo ngại GENIUS Act sẽ làm gia tăng sợi dây liên kết giữa chính trị và crypto, từ đó tạo ra những ảnh hưởng không mong muốn đến hệ thống tài chính Mỹ.
Trước đó vào tháng 3, Ủy ban Ngân hàng Thượng viện đã thông qua GENIUS Act, bất chấp sự ủng hộ lẫn chỉ trích từ nội bộ Đảng Dân chủ. Sang tháng 4, Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện cũng thông qua một dự luật tương tự, với các quy định về chống rửa tiền và yêu cầu dự trữ. Tuy nhiên, hai dự luật khác nhau ở cách quản lý nhà phát hành stablecoin giữa cấp liên bang và tiểu bang, cũng như cách xử lý với các tổ chức phát hành ngoại như Tether.
Phản ứng từ giới chính trị và tài chính
Mặc dù dự luật này được coi là nỗ lực lưỡng đảng nhằm giải quyết vấn đề quy định tài sản số tại Mỹ, song rõ ràng là Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ vẫn có những quan điểm rất khác biệt.
Bà Lummis bày tỏ sự thất vọng sâu sắc:
“Tôi rất thất vọng vì chúng ta không thể thông qua dự luật stablecoin quan trọng này hôm nay. Đừng nhầm lẫn, tài sản số là tương lai và Mỹ phải dẫn đầu.”
My statement after the Senate failed to advance the GENIUS Act. pic.twitter.com/lARFxCPEg9
— Senator Cynthia Lummis (@SenLummis) May 8, 2025
Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cũng đăng tải một tuyên bố dài trên X, nhấn mạnh:
“Thượng viện đã bỏ lỡ cơ hội dẫn đầu toàn cầu về stablecoin. Đây là cơ hội có một không hai để mở rộng vai trò của đồng USD trong thời đại kỹ thuật số.”
For stablecoins and other digital assets to thrive globally, the world needs American leadership.
— Treasury Secretary Scott Bessent (@SecScottBessent) May 8, 2025
The Senate missed an opportunity to provide that leadership today by failing to advance the GENIUS Act.
This bill represents a once-in-a-generation opportunity to expand dollar…
Kristin Smith, CEO Blockchain Association, dù không hài lòng với kết quả bỏ phiếu, vẫn cho rằng việc cả hai đảng tham gia đối thoại là tín hiệu tích cực cho tương lai của khung pháp lý tài sản số tại Mỹ.
The following statement is attributed to @BlockchainAssn CEO @KMSmithDC following today's cloture vote on the GENIUS Act: pic.twitter.com/DDXnuf0dKL
— Blockchain Association (@BlockchainAssn) May 8, 2025
Mối liên hệ giữa Trump và crypto gây báo động
Một yếu tố gây tranh cãi khiến dự luật bị đình trệ là mối liên hệ giữa Donald Trump và lĩnh vực crypto. Trong thời gian gần đây, Trump cùng gia đình đã tích cực tham gia thị trường này. Vị Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47 và vợ Melania lần lượt phát hành memecoin. World Liberty Financial - dự án DeFi có hậu thuẫn từ gia đình Trump - mới đây cũng tung ra một stablecoin riêng. Trump còn tổ chức bữa tối gây quỹ crypto vào đầu tuần này cho siêu PAC MAGA Inc., với giá vé tham dự lên tới 1,5 triệu USD mỗi người. Theo CNBC, một trong những buổi gây quỹ chính trị đắt đỏ nhất trong lịch sử gần đây.
Những mối liên hệ tài chính trực tiếp này khiến nhiều Thượng nghị sĩ Dân chủ phản đối mạnh mẽ. Trong một phiên điều trần liên ủy ban Hạ viện về crypto, Dân biểu Maxine Waters, thành viên cấp cao Đảng Dân chủ, đã dẫn đầu cuộc tẩy chay và tuyên bố:
“Tôi phản đối phiên điều trần này vì sự tham nhũng của Tổng thống và việc ông sở hữu crypto trong khi có quyền giám sát các cơ quan liên quan.”
Coin68 tổng hợp