Nối tiếp Hướng dẫn sử dụng MACD đã hướng dẫn ở bài trước. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục với chỉ báo Fibonacci Retracement nhé.
Lớp giao dịch 101: Fibonacci Retracement là gì?
Fibonacci là gì?
Trong phân tích kỹ thuật, hồi quy Fibonacci là một công cụ dùng để dự đoán các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng cho những lần biến động giá.
Trước tiên, hãy cùng lí giải rõ hơn về khái niệm “Fibonacci” này để giúp các bạn có một cái nhìn rõ hơn vì sao nó lại có liên hệ đến giao dịch tiền mã hóa.
Leonardo thành Pisa, hay còn được biết đến với tên gọi Leonardo Fibonacci, là một nhà toán học người Ý sống vào thế kỉ thứ X-XI, người mà đã phát minh ra một dãy số mang tên “Dãy Fibonacci”.
Dãy số Fibonacci
Cơ bản, chuỗi Fibonacci là như sau:
0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610, 987, 1597, 2584… (đến tận vô cùng).
Mỗi số trong dãy Fibonacci bằng tổng của hai số trước đó cộng lại.
Không những thế, mỗi số Fibonacci còn lớn hơn khoảng 1,1618 lần so với số đứng trước mình. Điều này giúp tạo nên mọt thứ gọi là “tỉ lệ vàng” trong toán học – số phi (Φ) – và mối quan hệ của nó với vạn vật trong tự nhiên chỉ có thể làm ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Ví dụ, hãy quan sát các bông hoa. Bạn có thể dễ dàng thấy hoa ly thì có 3 cánh hoa, hoa mao lương có 5 cánh, hoa cúc xanh thì có 21 cánh, hoa cúc dại có 34 cánh, v.v. Thú vị thay, các cách hoa còn được cấu tạo xếp cách nhau 0.618 so với cánh liền kề (tính theo vòng tròn 360 độ), cho phép tăng mức tiếp xúc với ánh mặt trời lên tối ưu nhất.
Các ví dụ của dãy Fibonacci trong tự nhiên là nhiều vô kể, và quy luật trên càng trở nên hợp lý hơn bao giờ hết khi được áp dụng vào phân tích kỹ thuật biến động giá.
Cụ thể, nhà đầu tư có thể xác định các mức mà giá nhiều khả năng sẽ tăng giảm về bằng cách lấy độ chênh lệch giữa đỉnh và đáy chia cho tỷ lệ vàng hoặc những tỉ lệ khác trong dãy Fibonacci, đáng chú ý nhất là 0.382 (lấy số bất kì trong dãy Fibonacci chia cho số thứ hai bên phải của nó) và 0.236 (lấy số bất kì trong dãy Fibonacci chia cho số thứ ba nằm bên phải).
Nếu để ý thì bạn có thể dễ dàng thấy biến động giá thường xuyên phản ứng rõ rệt trước những ngưỡng này, mang lại cho trader tín hiệu cần thiết để xác định các điểm ra vào thị trường tối ưu – cũng giống như cách mà Fibonacci đã cho cánh hoa cấu tạo hiệu quả nhất để đón nhận nhiều hết ánh nắng có thể.
Xác định mức hỗ trợ
Trước khi sử dụng Fibonacci để xác định các mức hỗ trợ và cản trở tiềm năng, nhà đầu tư phải biết cách xác định đâu là swing high (đỉnh đảo chiều) và swing low (đáy đảo chiều).
Đỉnh đảo chiều swing high là một nến giá ở đỉnh một xu hướng tính theo bất kì khung thời gian nào với các đỉnh thấp hơn nằm liền kề bên trái và phải của nó. Ngược lại, đáy đảo chiều swing low là một nến giá nằm đáy một xu hướng với các đáy cao hơn nằm ở hai bên.
Một khi đã xác định được hai yếu tố trên, hãy chọn công cụ hồi quy Fibonacci trên phần mềm vẽ đồ thị giá của bạn và nối swing high xuống swing low. Các mức hỗ trợ khả thi từ đó sẽ được thiết lập, tính bằng cách lấy chênh lệch đỉnh và đáy chia cho các tỉ lệ của dãy Fibonacci.
Các mức kháng cự Fibonacci trên đồ thị nến 1 ngày của NEO/BTC, theo Bitfinex
Ở biểu đồ phía trên, mức swing high của cặp tỉ giá giữa Monero và Bitcoin là 0.03815 XMR/BTC đã được nối với mức swing low 0.0111 XMR/BTC bằng công cụ hồi quy Fibonacci trên khung thời gian 1 ngày.
Như các bạn có thể thấy, các vùng thoái lui 0.236, 0.382, 0.5 và 0.618 đều đã trở thành những mức hỗ trợ sau khi giá phục hồi từ cú giảm đột ngột của tháng 9 năm ngoái.
Nếu trader biết tận dụng công cụ này kể từ tháng 11 trở đi, thì người ấy chắc chắn sẽ biết một chút gì đó về nơi giá khả năng cao sẽ tiến về trước lần biến động tiếp theo, thiết lập những điểm ra vào thị trường để tạo lợi thế cho bản thân.
Xác định mức kháng cự
Các bước đi tìm vùng kháng cự cũng giống như là ở trên, chỉ khác là giờ ta phải nối đáy đảo chiều swing low lên đỉnh đảo chiều swing high.
Những ngưỡng hồi quy lần này cũng sẽ tiếp tục xuất hiện, là kết quả từ phép tính lấy chênh lệch đỉnh giá chia cho các tỉ lệ đặc biệt của dãy Fibonacci.
Các mức kháng cự Fibonacci trên đồ thị nến 1 ngày của XLM/BTC, theo Bitfinex
Trong biểu đồ trên đây, các mức kháng cự dành cho cặp tỉ giá Ethereum Classic – Bitoin đã được xác định bằng Fibonacci thông qua nối swing low 0.001304 ETC/BTC đến swing high là 0.004109 ETC/BTC.
Một lần nữa, giá lại phản ứng trước những vùng cản này.
Các mốc 0.618, 0.5 và 0.382 thậm chí còn là những mốc kháng cự khó nhằn, nhiều lần làm nản lòng đà tăng giá.
Tổng kết
Cần lưu ý rằng tuy hồi quy Fibonacci có thể hữu dụng trong nhận diện vùng cản trở và hỗ trợ, nhưng kết quả nó trả về không phải lúc nào cũng đúng. Để có thể gia tăng xác suất dự báo chính xác, lời khuyên là nên sử dụng kết hợp Fibonacci với những công cụ khác như đường trung bình động hay Chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI).
Ví dụ, nến một đường trung bình động có vị trí nằm gần với một mức thoái lui Fibonacci, thì giá sẽ xem như ở đó đang hình thành đến 2 mức cản trở hoặc hỗ trợ, và khả năng chuẩn xác trong trường hợp này sẽ là cao hơn.
Nếu để ý hơn một chút thì bạn có thể sẽ nhận thấy rằng 0.5 không phải là một tỉ số đặc biệt rút ra từ dãy Fibonacci, ấy vậy mà nó vẫn có mặt trong công cụ phân tích giá. Nguyên nhân của điều này là vì đây đánh dấu một sự suy giảm 50% của biến động hồi quy, và giá thường có xu hướng phản ứng lại trước ngưỡng quan trọng ấy.