Nhắc đến EOS ta có thể nhớ đến một token tương đối lâu đời, lần ICO đầu tiên của EOS vào ngày 26 tháng 6 năm 2017 và kết thúc đến ngày 1 tháng 6 năm 2018. Đây được đánh dấu là “đợt ICO dài nhất mọi thời đại”. Đồng thời nó cũng được gọi là “ICO thành công nhất mọi thời đại” vì đã huy động cho dự án EOS số tiền khổng lồ tương đương hơn 4 tỷ USD.
Đến thời điểm hiện tại, EOS là đồng tiền điện tử đứng thứ 20 trên Coinmarketcap và không có dấu hiệu ngừng lại. Trong bài viết này hãy cùng mình tìm hiểu về dự án đầy tiềm năng này nhé!
EOS là gì?
EOS là nền tảng được thiết kế nhằm mục đích cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung (còn gọi tắt là DApp.)
Mục tiêu của dự án tương đối đơn giản: giúp các lập trình viên tận dụng công nghệ blockchain một cách đơn giản nhất có thể, đảm bảo rằng network của mình dễ sử dụng hơn các đối thủ. Do đó, công cụ và một loạt tài nguyên học tập được cung cấp để hỗ trợ những nhà phát triển muốn xây dựng các ứng dụng hữu ích một cách nhanh chóng.
EOS cũng giúp cải thiện trải nghiệm cho người dùng và doanh nghiệp. Ngoài việc cố gắng tăng cường bảo mật và giảm bớt rắc rối cho người tiêu dùng thì dự án cũng nỗ lực đem lại tính linh hoạt và tuân thủ an toàn cho các doanh nghiệp.
Về cơ bản, có thể ví EOS tương tự như Play Store của Google hoặc App store của Apple vậy.
Các đặc điểm của EOS?
Thực chất mục tiêu chính của nền tảng EOS là các ứng dụng phi tập trung (dApps). Về cơ bản , dApps giống như các ứng dụng internet như Youtube, Facebook hay Gmail, nhưng thay vì bị kiểm soát tập trung thì chúng được phân cấp và hoàn toàn phi tập trung.
Mục tiêu hướng đến của EOS là xây dựng một platform có khả năng xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây với mức phí bằng không. Vì vậy nó đang được coi như một “Ethereum Killer”, nghĩa là EOS không những làm được những gì Ethereum có thể, mà nó có thể xử lý được hiệu quả hơn.
So sánh blockchain Ethereum và EOS
- Khả năng mở rộng
Hiện tại Ethereum đang bị hạn chế ở mức 15-20 giao dịch/giây, trong khi EOS đang có kế hoạch nâng quy mô lên hàng triệu giao dịch/ giây. Điều này không chỉ khiến nó trở thành blockchain có khả năng mở rộng cao nhất mà nó còn có thể xử lý bất kỳ ứng dụng nào trong thế giới thực.
Ví dụ: Trên ứng dụng Facebook xảy ra hơn 52.000 lượt “Like” mỗi giây. Mỗi lượt “Like” đó là một giao dịch dữ liệu riêng mà hệ thống phải xử lý. Một ứng dụng như Facebook sẽ rất hoàn hảo cho EOS nếu nó có thể đạt được những mục tiêu về khả năng mở rộng này.
- Cơ chế đồng thuận
Không giống như Ethereum và mô hình Proof of Work, EOS lại thực hiện bằng cách hoàn toàn khác. Cơ chế đồng thuận được sử dụng trên EOS network là DPoS (Delegated Proof of Stake) hay bằng chứng cổ phần được ủy quyền. DPoS được phát minh bởi người sáng lập Dan Larimer.
Mô hình chung, trong DPoS, việc nắm giữ token không cho phép bạn xác thực giao dịch, thay vào đó nó cho phép bạn bỏ phiếu xem ai sẽ làm việc xác minh đó. Những người bạn bỏ phiếu được gọi là các “Block Producers”, đây là những người xác minh giao dịch và kiếm được phần thưởng từ đó. Tổng cộng có 21 producers chịu trách nhiệm xác minh và giữ an toàn cho network.
Để hiểu thêm sự khác nhau giữa các cơ chế đồng thuận PoW, PoS, hay DPoS bạn có thể tham khảo tại đây.
- Phí giao dịch
Chi phí giao dịch là một thách thức khác đối với việc triển khai blockchain. Với Ethereum, mọi giao dịch đều tốn gas. Độ phức tạp của giao dịch và khối lượng của network ảnh hưởng lớn đến giá.
EOS hoạt động theo cách khác – không tốn chi phí giao dịch. Các block producers của EOS network sẽ chỉ nhận được các phần thưởng khối (block reward) nên để tạo thêm động lực cho họ, EOS phải có block reward không giới hạn nếu muốn duy trì hoạt động. Điều này tạo nên sự lạm phát trong mô hình kinh tế của EOS.
Một số thông tin cơ bản về token EOS
- Token Ticker: EOS
- Blockchain: EOS
- Contract Address: updating.
- Maximum Token supply: 1.029.589.096 EOS
- Circulating Supply: 953.419.479 EOS
- Market cap: 10.249.267.203$
Công dụng của EOS
- Vote trong cơ chế DPoS: người dùng sẽ sử dụng EOS để vote cho các Block Producers
- Staking EOS để tranh cử thành các Block Producers
- Làm block reward cho các producers
Đội ngũ
Nền tảng EOS được phát triển bởi công ty Block.one và người đặt nền móng cho EOS là Daniel Larimer (Giám đốc công nghệ) và Brendan Blumer (Giám đốc điều hành).
CTO Dan Larimer là người tạo ra các tổ chức tự trị được ủy quyền và các tổ chức tự trị phi tập trung (còn gọi là DAO). Ông cũng là người đứng sau BitShares và Steem.
Cách kiếm và sở hữu token EOS
Hiện tại anh em có thể kiếm token EOS bằng cách mua trên các sàn đã niêm yết token này hoặc đăng ký tham gia làm các block producers xác nhận và xử lý giao dịch, nhận reward bằng token EOS.
Sàn giao dịch token EOS
Tính đến thời điểm hiện tại EOS đã được giao dịch với cặp USDT, ETH, BTC trên các sàn lớn như: Binance, Huobi Global, Coinbase Pro, KuCoin, Gate.io, OKEx…
Ví lưu trữ token EOS
Anh em có khá nhiều sự lựa chọn để để lưu trữ EOS điển hình là loại ví sau:
- Các ví thông dụng: Trust Wallet, Metamask, Coin98 Wallet
- Ví lạnh: Ledger, Trezor
- Ngoài ra, các bạn cũng có thể trữ EOS trên ví của các sàn giao dịch
Tương lai của dự án EOS, có nên đầu tư vào token EOS không?
Sở hữu tính năng khá nổi trội so với các dự án blockchain khác, dường như tương lai của EOS đang rất rộng mở nếu team dự án hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Mặc dù vậy, đến hiện tại dự án vẫn chưa tạo ra những đột phá thực sự ấn tượng để hoàn thành những kế hoạch đó. Thêm vào đó Ethereum trong thời gian tới cũng chuyển sang cơ chế PoS giúp cải thiện đáng kể một số bất cập hiện tại. Vì vậy đây cũng là thử thách không hề nhỏ đối với đội ngũ dự án EOS khi dần mất đi những lợi thế vốn có.
Trên đây là toàn bộ thông tin về dự án EOS mà Coin68 muốn chia sẻ với các bạn.
Nếu bạn có những quan điểm bổ sung, xin hãy để lại phần comment bên dưới.
Hẹn gặp lại các bạn trong những bài phân tích sau.