logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Tổng hợp các dự án có tiềm năng Retroactive (Phần 1)

-15/05/2022

Trong thời gian gần đây, việc dòng tiền rút khỏi thị trường đã khiến Bitcoin và hầu như tất cả altcoin đều tiếp tục giảm giá. Trong thời điểm này, anh em có thể gặp khá nhiều khó khăn với việc kiếm lợi nhuận. Trong lúc việc kiếm tiền trở nên khó khăn, có vài dự án đã công bố airdrop như EVMOS, Hop Protocol, Optimism… giúp nhiều anh em có một khoản tiền khá ổn để tiếp tục đồng hành cùng crypto.

Tổng hợp các dự án có tiềm năng Retroactive (Phần 1)

Cá nhân mình cũng nhận được retroactive từ EVMOS với giá trị khoảng gần 1000 USDT. Vì vậy, mình tin rằng airdrop từ các dự án vẫn là một khoản lớn nhuận khá lớn nếu chúng ta biết cách tận dụng và vẫn có thể tạo ra lợi nhuận trong thời điểm thị trường điều chỉnh mạnh như thế này.

Trong bài viết này, anh em hãy cùng Coin68 đi tìm những kèo airdrop chất lượng để chiến nhé.

1. Chiến lược “săn kèo” airdrop

Nếu anh em vẫn chưa thực sự hiểu về airdrop, hãy dành một chút thời gian để đọc lại bài viết của tụi mình tại đây. Ngoài ra, tụi mình cũng có một podcast cực kỳ thú vị về săn retroactive mà anh em có thể tranh thủ nghe thêm để có nhiều kinh nghiệm hơn nhé.

Trong thời điểm thị trường điều chỉnh mạnh như vậy, mình đúc rút ra một số chiến lược săn kèo airdrop từ dự án như sau:

– Lựa chọn dự án: Dĩ nhiên rồi, không phải bất kỳ dự án nào chúng ta cũng lao đầu vào để “cày”. Trước khi làm, anh em hãy dành ra một ít thời gian để phân tích, đánh giá theo những tiêu chí sau:

  • Dự án có sản phẩm chưa? Ở giai đoạn nào? Chất lượng sản phẩm như thế nào? Khi trả lời được điều này, chúng ta sẽ xác định được dự án có tiềm năng retroactive không, và nếu có, lợi nhuận có hấp dẫn hay không. Nếu dự án ở giai đoạn testnet, ngoài việc trải nghiệm, anh em còn nên feedback cho dự án để gia tăng cơ hội.
  • Dự án có được đầu tư từ các quỹ không? Mức độ đầu tư bao nhiêu? Các quỹ tham gia có lớn không? Retroactive airdrop là chương trình “đốt tiền”, vì vậy nếu dự án được càng nhiều quỹ lớn đầu tư, khả năng ra mắt chương trình airdrop và giá trị airdrop càng lớn. Ví dụ: dYdX, 1inch, Optimism, Evmos…
  • Dự án có đang tiếp tục phát triển và hoạt động không? Trong thời điểm thị trường điều chỉnh, anh em phải dành thời gian kiểm tra điều này. Có khá nhiều dự án đã “thả trôi”, vì vậy chúng ta không nên tốn thời gian để trải nghiệm chúng.
  • Twitter của dự án được nhiều KOLs theo dõi hoặc bản thân dự án được nhiều KOLs phân tích, shill…
Airdrop token HOP mà tác giả nhận được

Một số lưu ý thêm khi săn airdrop:

  • Không nên làm quá nhiều ví nhưng hời hợt, thay vì vậy, anh em nên chỉ dùng vài ví nhưng trải nghiệm thật sâu. Mình ví dụ: Hop Protocol yêu cầu điều kiện là phải sử dụng qua ít nhất 2 bridge với volume từ 1.000 USDT trở lên. Vì vậy, nếu anh em chỉ làm hời hợt với số lượng volume nhỏ thì dù nhiều ví vẫn tạch.
  • Nên sử dụng như một người có nhu cầu thực, và nếu được, kết hợp với nhu cầu của anh em trong thị trường luôn. Như mình, mỗi lần đưa tiền sang các Layer – 2 để ape in các kèo mới, mình thường tranh thủ sử dụng các dự án cross-chain khác nhau để “lỡ đâu” được retroactive.
  • Hệ thống hóa các dự án cần làm theo Chain để tiện hơn. Ví dụ: Mình bridge tài sản từ Ethereum sang Arbitrum, mình sẽ tranh thủ làm hết một loạt các dự án tiềm năng bên đó rồi mới chuyển sang chain khác.

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số kèo airdrop tiềm năng nhé.

2. Một số dự án airdrop tiềm năng và cách tham gia

2.1. Các dự án làm về Bridge

a) Orbiter

Orbiter là một cầu nối để luân chuyển tài sản giữa Ethereum và các Layer 2 hoặc giữa các Layer 2 với nhau. Là một dự án đã có sản phẩm và vận hành rất “mượt”, Orbiter được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển thêm trong thời gian tới. Trước đây, Orbiter đã có một lần gọi vốn mở trên Gitcoin (hiện tại đã đóng).

Chiến lược: tham gia trải nghiệm sản phẩm, bridge tài sản từ Ethereum sang các Layer 2 và giữa các Layer 2 với nhau (tốn phí gas, anh em nên canh thời điểm cuối tuần để làm chi phí sẽ rẻ hơn).

Minh họa về chuyển tiền từ Arbitrum sang Optimism

b) Across Protocol

Tương tự như Orbiter, Across là một giao thức cầu nối giữa Ethereum và các Layer 2. Hiện tại, Across cho phép anh em chuyển ETH từ Ethereum đến các Layer 2, tính năng chuyển tài sản giữa các Layer 2 chưa được mở, có thể sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.

Chiến lược: tham gia chuyển tài sản giữa ETH đến các Layer 2 trên Across và cung cấp thanh khoản trong pool của dự án.

Đừng quên tham gia cung cấp thanh khoản

c) Lifi Protocol

Cũng là một sản phẩm bridge, Lifi Protocol đang ở trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Khác với các giao thức ở trên, ngoài Layer 2, Lifi còn hỗ trợ thêm nhiều Layer 1 khác như Avalanche, Fantom…

Sản phẩm đầu tiên đi vào hoạt động của Lifi là transferto.

Chiến lược: Anh em có thể trải nghiệm sản phẩm và feedback cho team để nhận được airdrop.

2.2. Các dự án Layer 2

Với việc Optimism ra mắt token, các Layer 2 khác như Arbitrum, zkSync cũng rất được mong đợi sẽ sớm công bố token và airdrop cho người dùng sớm trong tương lai. Để tăng khả năng nhận được airdrop, anh em cần trải nghiệm các Layer 2 này ngay từ hôm nay.

a) zkSync 

Đầu tiên, anh em có thể dùng zkSync Bridge để chuyển tài sản từ Ethereum sang zkSync và ngược lại. Sau đó, anh em nên dành thời gian để trải nghiệm thêm một số sản phẩm trên zkSync như:

  • ZigZag Exchange: là một sàn DEX cho phép anh em giao dịch phi tập trung với các orderbook (có sổ lệnh và đặt lệnh). Ngoài việc trade thử trên ZigZag, anh em cũng nên sử dụng thêm ZigZag Bridge (cầu nối được phát triển bởi chính dự án).
  • Donate trên Gitcoin thông qua zkSync. Anh em có thể thử donate một hoặc một số dự án trên Gitcoin thông qua zkSync. Số tiền donate có thể 1 – 2 USDT/dự án là được.
  • Mint một NFT trên zkSync thông qua PinataCloud.
  • Trade thử NFT trên zknft.xyz.
  • Thiết lập và trải nghiệm ví trên ArgenHQ.

b) Arbitrum

Đối với hệ sinh thái Arbitrum, anh em có thể trải nghiệm và tìm cơ hội nhận retro theo các bước sau:

– Chuyển ETH từ Ethereum Network sang Arbitrum và ngược lại thông qua https://bridge.arbitrum.io/ 

– Trải nghiệm một số giao thức được xây dựng trên Arbitrum và chưa có token:

  • TwisterCash: một giao thức được fork từ Tornado Cash, dành cho FRAX).
  • HashFlow Network: là một nền tảng trading defi, anh em có thể thực hiện một vài giao dịch trên sản phẩm này.
  • Risk Harbor: là một thị trường bảo hiểm tài sản, anh em có thể sử dụng thử (mua/cung cấp bảo hiểm).

Ngoài một số dự án mình vừa kể tên nói trên, anh em có thể tham khảo danh sách các dự án đang phát triển trên Arbitrum để theo dõi và tìm kiếm cơ hội:

Các dự án phát triển trên Arbitrum, trong số đó có các dự án chưa phát hành token

c) StarkNet

StarkNet là một layer-2 đang trong quá trình phát triển bởi Starkware, đang rất được nhiều người mong đợi khi gọi vốn từ các quỹ nổi tiếng như 3AC, a16z, Alameda Research…

Anh em có thể tìm hiểu kỹ hơn về dự án thông qua bài viết này.

Để trải nghiệm sản phẩm, anh em có thể thực hiện tuần tự các bước như sau:

Chuẩn bị: Vì là phiên bản testnet, anh em cần chuẩn bị một số công cụ để trải nghiệm sản phẩm dễ hơn:

Thực hiện test các sản phẩm:

  • StarSwap: thực hiện các lệnh swap trên ứng dụng này.
  • Orbiter Finance: anh em có thể dùng cầu Orbiter để bridge tiền qua StarkNet.
  • JediSwap: thực hiện các giao dịch trên bản testnet của Jedi.
  • mySwap: tương tự, anh em sử dụng sản phẩm với vài lệnh Swap.
  • Alpharoad: cũng là 01 AMM, anh em có thể swap thử một vài lệnh.

Lưu ý:

Vì đa phần các sản phẩm trên Arbitrum đang ở giai đoạn testnet, sau khi test, anh em đừng quên feedback cho team trên Discord (hoặc Telegram). Nội dung feedback có thể dựa trên đánh giá về các tiêu chí như: giao diện, mức độ thân thiện với người dùng, các công cụ hỗ trợ (điều chỉnh khối lượng giao dịch nhanh 25%, 50%…), tốc độ, các tính năng còn thiếu (dựa trên các sản phẩm tương tự đã xây dựng của các hệ sinh thái khác…).

Ngoài ra, vì StarkNet là một sản phẩm của StarkWare, đơn vị đã cung cấp giải pháp Layer 2 cho các dự án như dYdX Exchange, Immutable X, DeversiFi và Sorare, vì vậy, nếu anh em có thời gian, hãy dành thêm thời gian để sử dụng các sản phẩm này nhé.

3. Tạm kết

Như vậy, trong bài viết này, chúng ta đã cùng nhau liệt kê một số dự án có tiềm năng retroactive về Bridge và Layer 2. Sở dĩ mình xếp chung 2 nhóm này với nhau vì đa phần các Bridge đều hỗ trợ Layer2, vì vậy, anh em có thể “một công hai việc”. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội retroactive trên các hệ sinh thái khác.

Đừng quên follow tụi mình để nhận thêm nhiều bài viết hữu ích và tin tức nóng hổi về thị trường crypto nhé.

Poseidon

Xem thêm các bài viết khác của tác giả Poseidon:

-15/05/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68