Tháng trước, Iran đã dỡ bỏ lệnh cấm đối với Bitcoin để dọn chỗ cho ‘loại tiền điện tử’ của mình. Hiện tại, chính quyền Iran đã tung ra đồng tiền điện tử PayMon được chống lưng bởi dự trữ vàng của quốc gia này. Điểm đáng chán nhất của đồng tiền này là nó hoàn toàn không có cơ chế ngang hàng peer-to-peer và bạn vẫn tin tưởng vào một trung gian (tức là chính phủ Iran).
- Gã khổng lồ Kakao chi 57 triệu USD cho công nghệ Blockchain và AI trong quý 4 năm 2018
- Hard fork 3 tháng rồi mới chịu trả BSV, nhưng Coinbase vẫn không cho người dùng giao dịch Bitcoin SV trên sàn
Paymon có tất cả những đặc điểm của một shitcoin kinh điển
Sputnik đã phỏng vấn chuyên gia blockchain của Iran Hamid Reza Shaabani, để tìm hiểu về các tính năng của PayMon và những công dụng tiềm năng của nó. Các chi tiết cụ thể khá khó hiểu nhưng dường như có mùi rất giống shitcoin.
Phần lớn đồng PayMon sẽ tham gia vào thị trường và sẽ được giao dịch trong các văn phòng trao đổi đặc biệt. Một số tiền sẽ được sử dụng để phát triển máy chủ và một phần tiền sẽ được chuyển đến cho những người sáng lập Ghoghnoos.
Khi được hỏi tại sao tiền điện tử lại quan trọng đối với Iran, Shaabani đã có một bài diễn văn về vị trí địa lý tuyệt vời của quốc gia này, sự quan tâm của người dân, và dĩ nhiên, thực tế là:
Lách qua các hàng rào cấm vận kinh tế.
Dùng tiền điện tử để qua mặt Mỹ
Iran đã thảo luận về khả năng giải quyết các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ với một số đối tác thương mại. Họ bao gồm Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Nga và một số đối tác khác.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là Anh và Pháp cũng chẳng khác gì đàn em của Mỹ, đồng PayMon của Iran sẽ cực kì khó để được những đối tác này chấp thuận. Thêm vào đó, thậm chí trong trường hợp Đức chấp nhận một loại tiền điện tử như vậy, Iran cũng chẳng thể nào kiếm lời được từ thương vụ này khi hồi tháng 7 năm ngoái, các ngân hàng ở Đức còn từ chối cho Iran rút vốn của mình ra khỏi các ngân hàng ở nước này.
Như Shaabani thừa nhận, khi nói đến sự chấp nhận:
Tất cả phụ thuộc vào các cơ quan lập pháp nước ngoài.
Người dùng PayMon phải trải qua quá trình KYC, điều đó có nghĩa là bản thân đồng tiền điện tử này đã được tập trung hóa. Trong khi đó, nó được cho là được chống lưng bởi vàng, giống như đồng Petro của Venezuela – thứ được cho là được chống lưng bởi dầu, người ta vẫn phải tin rằng các thỏi vàng nói trên thực sự ở đó.
Thế còn Petro giờ sao?
Trên thực tế, Iran không phải là quốc gia đầu tiên đưa ra ý tưởng về một loại tiền điện tử được hỗ trợ bởi một loại tài sản vật lý nào đó. Venezuela đã xây dựng đồng Petro vào khoảng thời gian này năm ngoái, mặc dù tiến trình của dự án đó dường như đã dừng lại.
Tuy nhiên, Maduro sẽ không tìm thấy nhiều người tin tưởng vào các loại tiền được hỗ trợ bằng dầu hoặc vàng của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp của Iran, vàng có thể thực sự tồn tại vì quốc gia này vẫn có một trữ lượng vàng đáng kể bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ.
Tuy nhiên, vẫn còn một vài vấn đề cần làm rõ. Nó không đáng tin cậy. Nó không ngang hàng, hoặc thậm chí đó có phải là tiền điện tử hay không nếu mạng lưới của nó có đa số node do chính phủ vận hành. Vì vậy, những nhà đầu tư thông minh chẳng dại gì phải đánh bạc với đồng coin này cả.
Theo CryptoCoinsNews