logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Blockchain là gì? Điều bạn cần biết về công nghệ Blockchain (Phần 2)

-01/09/2022

 

Blockchain là gì?
Blockchain là gì? Điều bạn cần biết về công nghệ Blockchain (Phần 2)

Bạn có thể quan tâmL

Công nghệ Blockchain hoạt động như thế nào?

Cơ chế hoạt động của Blockchain dựa trên sự đồng thuận đến từ đa số và không có trung gian. Một khối muốn có mặt trong chuỗi, cần phải đạt những yêu cầu sau:

  • Mọi thông tin giao dịch đều phải được ghi lại và được xác nhận những cá nhân có quyền quản lý dữ liệu trong khối.
  • Tiếp theo, sau khi quá trình chuyển đổi thành hàm băm, khối đó sẽ được đóng lại và nối tiếp chuỗi.

Tại sao việc sửa dữ liệu trên công nghệ Blockchain là bất khả thi?

Như đã nói ở trên, dữ liệu lưu trữ trong một khối sẻ đi kèm với một hàm băm tương ứng. Khi ta sửa đổi dữ liệu trong khối, các khối tiếp theo năm trong chuỗi sẽ trở nên không hợp lệ. Do đó, khi muốn thay đổi một khối, ta cũng phải đảm bảo tính hợp lệ của các khối phía sau.

Mặt khác, Blockchain hoạt động dựa trên kiến trúc mạng ngang hàng, cho phép mọi người đều có quyền truy cập vào mạng lưới. Mỗi cá nhân sẽ nhận đều sở hữu một bản copy của Blockchain, đồng thời chỉ khi có 50% nút đồng thuận thì một khối mới mới được xem là hợp lệ và được thêm vào chuỗi.

Do đó, bạn sẽ không thể nào tự ý sửa đổi nội dung có trong một Block nằm trong Blockchain.

Công nghệ Blockchain có bao nhiêu loại? 

Dựa trên một số tiêu chí, các hệ thống Blockchain được phân loại thành 3 loại chính:

Public Blockchain

Blockchain công khai cung cấp nền tảng mở cho mọi người từ nhiều tổ chức hay cá nhân tham gia giao dịch và khai thác. Một điểm quan trọng là không tồn tại bất cứ một hạn chế nào đối trong hệ thống công cộng này. Do đó, đây còn được gọi là Blockchain “không phần quyền” khi mọi người đều được trao quyền tìm hiểu, ghi lại các giao dịch và thực hiện kiểm toán hoặc xem xét các khối trong chuỗi không kể thời gian. Hệ thống này được coi là nền tảng mở và hoạt động trên cơ chế đồng thuận phi tập trung.

Public Blockchain là gì?
Public Blockchain là gì?

Private Blockchain

Đây là hệ thống Blockchain được thiết lập để tạo điều kiện chia sẻ và trao đổi dữ liệu riêng tư giữa một nhóm cá nhân thuộc một tổ chức hoặc giữa nhiều tổ chức với nhau. Private Blockchain được hiểu là một chuỗi được cấp phép, và chỉ những ai được phân quyền mới có thể truy cập vào chuỗi và các khối. Hệ thống này hoạt động theo cơ chế tập trung.

Private Blockchain là gì?
Private Blockchain là gì?

Consortium Blockchain – Permissioned Blockchain

Được hiểu là một Blockchain liên hợp bao gồm một tập hợp các node được xác định trước khi chịu trách nhiệm về sự đồng thuận cũng như xác thực khối. Hệ thống tập trung một phần này nằm dưới sự kiểm soát của một số node xác thực được chọn, có khả năng quyết định dữ liệu của khối là công khai hay hạn chế. 

Các thuật toán đồng thuận trong công nghệ Blockchain

Thuật toán đồng thuận là một thủ tục mà qua đó tất cả các thành viên thuộc mạng lưới Blockchain đồng lòng để đạt thỏa thuận chung. Có thể hiểu cơ bản, thuật toán đồng thuận đảm bảo rằng mọi khối mới được thêm vào chuỗi là phiên bản duy nhất và được các nút chấp nhận.

Giao thức đồng thuận trong Blockchain bao gồm các mục tiêu cụ thể như thỏa thuận, hợp tác bình đẳng và bắt buộc tham gia đối với từng nút. Do đó, mỗi thuật toán đồng thuận nhằm mục đích tìm ra một thỏa thuận chung mang lại lợi ích cho toàn bộ hệ thống.

Các thuật toán đồng thuận của Blockchain:

Proof of Work

Cơ chế Proof of Work
Cơ chế Proof of Work

Đây là thuật toán mà Bitcoin đã sử dụng. Ý tưởng chính của thuật toán này là các nút sẽ có cơ hội được giải một “câu đố toán học”, nút nào giải được càng sớm thì sẽ được khai thác các khối tiếp theo trong chuỗi.

Proof of Stake

Cơ chế Proof of Stake
Cơ chế Proof of Stake

Đây được xem là giải pháp thay thế của PoW. Đối với thuật toán này, thay vì đầu tư vào phần cứng người tham gia sẽ sử dụng tiền đầu tư của họ để làm cơ sở đặt vào các khối mà họ nghĩ rằng sẽ là thành phần tiếp theo của chuỗi. Dựa trên các khối thực tế được thêm vào Blockchain, tất cả những người xác nhận sẽ nhận thưởng tương ứng với số tiền mà họ đã đặt cược.

Proof of Burn

Thuật toán này cho phép các miners gửi tiền đến một địa chỉ mà họ không thể truy cập, nhằm tìm kiếm cơ hội được hưởng đặc quyền khai thác trên hệ thống dựa theo một quy trình lựa chọn ngẫu nhiên. Tùy thuộc vào các triển khai, các “thợ đào” có thể sử dụng tiền có trong ứng dụng Blockchain hoặc tiền tệ của chuỗi thay thế, chẳng hạn như tiền Bitcoin. Lượng tiền đầu tư tỉ lệ thuận với khả năng được chọn để khai thác khối tiếp theo.

Proof of Concept

Thuật toán này chú trọng vào đầu tư không gian của ổ cứng. Khi các trình xác thực dung lượng ổ cứng xuất hiện càng nhiều, họ sẽ có thêm lợi thế trong việc được chọn khối để khai thác và nhận phần thưởng.

PoET – Proof of Elapsed Time

PoET là một trong những thuật toán đồng thuận công bằng nhất trong việc chọn khối tiếp theo dựa trên những phương tiện hợp lý. Trong thuật toán này, mọi tình xác thực trên mạng đều có cơ hội hợp lý để tạo khối của riêng họ. Tất cả các nút thông qua một khoảng thời gian ngẫu nhiên, để nhận thông tin về các khối đã tạo. Người chiến thẳng là người xác nhận có giá trị hẹn giờ thấp nhất. Sau đó, chuỗi sẽ thêm khối từ nút của người đó.

-01/09/2022
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68