logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Đạo văn, ké fame và những lời hứa hẹn hão huyền – “Chuyện thường ngày ở huyện” trong thế giới tiền số

-19/05/2018
Đạo văn, ké fame và những lời hứa hẹn hão huyền – “Chuyện thường ngày ở huyện” trong thế giới tiền số
Bản quyền bài viết thuộc về Coin68 – Trang tin tức tiền điện tử mỗi ngày.

Một phân tích gần đây của Wall Street Journal nhắm vào 1.450 dự án chào mời chào mời tiền điện tử đã hé lộ đầy rẫy các sai phạm từ đạo văn, đánh cắp danh tính cho đến những lời hứa lợi nhuận đầu tư viển vông mà chắc chắn sẽ chẳng nào thành hiện thực.

“Bổn cũ soạn lại”

Tuy chẳng phải là điều gì mới đối với những ai mà đã quá quen với cách thức hoạt động của phân khúc tiền tệ kỹ thuật số, thế nhưng một bài báo đăng tải gần đây trên Wall Street Journal đã nghiên cứu sâu 1.450 whitepaper về các đợt chào bán tiền và phát hiện 271 dấu hiệu gian lận – bao gồm “đạo nhái, sao chép thông tin; hứa hẹn lợi nhuận siêu thực và “thiếu hay giả mạo” danh tính đội ngũ phát triển”.
Theo thống kê thì đã có hơn 1 tỉ đô được đổ vào những dự án “bị cắm cờ” kể trên, với 273 triệu đô trong số đó bị chấp nhận là mất mãi mãi.

Đạo văn, ké fame và những lời hứa hẹn hão huyền – “Chuyện thường ngày ở huyện” trong thế giới tiền số
Thống kê về số lượng các dự án tiền điện tử mà bị Wall Street Journal cho là “có mùi”. Ảnh: Wall Street Journal

Cụ thể, trong số 271 dự án “có gì đó sai sai” mà Wall Street Journal khám phá ra được:

– 124 che giấu hoặc giả mạo thông tin về các nhà phát triển.
– 111 “dùng chung” nội dung với nhau.
– 48 thiếu website có thể hoạt động bình thường.
– 25 hứa hẹn “chắc cú” trả về lợi nhuận nếu đầu tư.

Từ đạo văn…

Đạo văn hiện là vấn nạn tràn lan nhất thế giới tiền điện tử. Như tờ Wall Street Journal cho biết:

“Trong số 1.450 whitepaper mà chúng tôi tải về từ 3 trang web nổi tiếng chuyên theo dõi các đợt chào bán coin, Wall Street Journal phát hiện có đến 111 tài liệu copy ‘không sai một dấu phẩy” nguyên đoạn văn của một cáo bạch khác. Những phần hay bị copy nhiều nhất bao gồm kế hoạch marketing, cách thức quản lý vấn đề an ninh hay thậm chí là những khía cạnh kỹ thuật như là các người lập trình có thể tương tác với dữ liệu của mình.”

 

Một trong những công ty bị người khác đạo nhất whitepaper nhiều nhất là Utrust (Thuỵ Sĩ) – điều mà ngay cả CEO của nó là Nuno Correia đã biết nhưng đành bất lực không thể làm gì.

Chúng tôi bị copy cáo bạch vô số lần. Ảnh của tôi, phần mô tả dự án, đội ngũ công ty, và kể cả website cũng bị sao chép trắng trợn.

Kể cả những dự án danh giá như TRON (TRX) – đồng tiền đang có vốn hoá thị trường cao thứ 10 thế giới – trước đây cũng từng bị nhà sáng lập Ethereum Vitalik Buterin tố cáo là đi “ăn cắp chất xám” của người khác.

  • Chi tiết: Whitepaper của TRON bị cáo buộc “đạo văn” từ Filecoin và IPFS

“Lí do vì sao TRON xịn hơn ETH: 1. 10.000 giao dịch/giây so với 25 giao dịch/giây; 2. Miễn phí vs. Phí cao; 3. Đốt coin thường xuyên vs. không đốt coin; 4. Java vs. Solidity; 5. Có khả năng mở rộng vs. không có; 6. Phần thưởng phát triển 1 tỉ USD vs. không có; 7. 100 triệu người dùng toàn cầu vs. một nhóm nhỏ.”

 

“Thêm cái thứ 8 là khả năng viết white paper tốt hơn nữa nè (bởi Ctrl+C + Ctrl+V thì tất nhiên phải hiệu quả hơn ngồi gõ tay nội dung rồi).”

 

… cho đến các mánh khoé khác

Nghiên cứu của Wall Street Journal cũng chỉ ra “ít nhất 121 dự án không thèm tiết lộ thông tin của dù chỉ một nhân viên hay nếu có thì những con người ấy cũng không hề tồn tại hoặc là người thật nhưng hoá ra là bị ăn cắp nhân dạng”.
Một trong những trường hợp “oái ăm” nhất là startup đầu tư Premium Trade. Hình ảnh đội ngũ quản lý 5 người của công ty nào hiện đang đồng loạt được sử dụng trên 500 website chẳng có một chút liên hệ gì với nhau. Ví dự, đồng sáng lập của Premium Trade Andrew Ravitsky hiện cũng đang là “Tiến sĩ John Watsan”, cố vấn của một khoá học điều trị tim mạch online.

Đạo văn, ké fame và những lời hứa hẹn hão huyền – “Chuyện thường ngày ở huyện” trong thế giới tiền số
Tần suất xuất hiện của “đội ngũ lãnh đạo” dự án Premium Trade trên các website khác. Ảnh: Wall Street Journal

Bên cạnh đó, các công ty còn hứa hẹn sẽ trả về những khoản lợi nhuận hấp dẫn đến mức không thể nào là sự thật nếu được đầu tư – như là hoàn vốn mỗi tuần hay nhân đôi tài sản chỉ sau một tháng – mà không phải chịu bất kì rủi ro, bất chấp việc hành vi “mồi chài” kiểu như này thuộc diện bị cấm bởi Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC).
Tất cả các dự án “bị cắm cờ” nêu trên nên là “một lời cảnh báo nguy hiểm” bức thiết đến cho nhà đầu tư, theo nhận định của Bradley Bennett, một cựu quản lý bộ phận pháp chế của Cơ quan quản lý Ngành công nghiệp Tài chính Mỹ (FINRA).

“Tất nhiên là sẽ có những người “danh chính ngôn thuận” xuất hiện trong phân khúc này nhưng đấy chỉ đếm được trên đầu ngón tay mà thôi – số còn lại thì chỉ là những trò lừa đảo tiểu nhân chẳng khó gì để có thể tham gia vào.”

 

Làm sao để nhận diện một âm mưu ICO lừa đảo trong thế giới tiền điện tử – Coin68 – Tin tức bitcoin, blockchain, tiền điện tử mỗi ngày

Trục lợi bằng các mánh khoé gian xảo thì chẳng phải là điều gì đó quá mới mẻ trong cuộc sống ngày nay của chúng ta, vì con người đã luôn mơ về cách kiếm một đống tiền bằng cách lừa gạt người khác từ bao đời nay rồi.

Theo Bitcoinist & Wall Street Journal

-19/05/2018
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68