logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Dành cho Trader: Cách xử lí “Nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội”

-14/06/2017

Bài viết thể hiện quan điểm và kinh nghiệm riêng của tác giả Mate Cser

Những biến động thị trường thường đi kèm với những thay đổi trong cảm xúc của người thương nhân, và cả những nhà đầu tư dài hạn đôi khi cũng bị cuốn theo ‘chuyến tàu lượn siêu tốc’ mang tên tâm lý để rồi mắc phải những sai lầm mà sẽ khiến họ day dứt hối hận sau đó. Một trong những loại cảm xúc thường gặp nhất khi mà giá sắp đạt đỉnh chính là hội chứng “Nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội” (Fear of Missing Out – FOMO) khét tiếng. Việc nhìn giá trị loại tài sản mà bạn đang đầu tư cứ đi lên và đi lên mãi khi bạn đã rời khỏi thị trường đôi khi còn đau đớn hơn cả bị lỗ.

Các chu kỳ giá cả phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau, từ những điều kiện cơ bản, nền kinh tế, ngân hàng cho đến tâm lý đám đông; nhưng khi xét đến chu kỳ cảm xúc của mỗi người thì chỉ có bản thân bạn, vị trí đầu tư của bạn và tình hình thị trường là có thể tạo nên tác động. Do vậy, chu kỳ của thị trường thường có thể gây nên cùng một loại cảm xúc đối với nhiều vị thương nhân khác nhau, để rồi những thay đổi đến từ họ lại có ảnh hưởng to lớn lên chính thị trường.

Sơ đồ biến đổi cảm xúc của nhà đầu tư theo tình hình thị trường

Hình minh họa cho “lịch trình” ở trên biểu diễn cho chúng ta thấy những cảm xúc thường đi kèm với chu kỳ lên xuống của thị trường. Các nhà đầu tư ngắn hạn hiểu rõ quá trình trên có thể diễn ra hết sức nhanh chóng, đặc biệt là khi thương nhân sử dụng đòn bẩy trong mua bán trao đổi hay đơn giản là đang bỏ tiền vào quá nhiều thứ.

Vị trí của FOMO trong chu kỳ

Hội chứng “Nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội” xảy ra tại các giai đoạn “excitement” (hứng khởi), “thrill” (phấn khích) và “euphoria” (cực kì vui sướng); và không may là nó thường gia tăng theo cấp số mũ mỗi khi giá đi lên. Đây là cách các bong bóng phỏng đoán và cơn sốt đầu tư được tạo nên, khi mà việc giá tăng kết hợp với áp lực cảm xúc sản sinh ra một cái vòng luẩn quẩn như ở trên hình minh hoạ. Càng ngày càng có thêm nhà đầu tư mới đổ vào thị trường vì họ thấy ngoài bản thân mình ra thì ai nấy cũng đang kiếm được cả núi tiền. Khi mà quá trình tăng trưởng giá lọt vào tầm chú ý của dư luận thì đây chính là lúc mỗi người nên bắt đầu lo lắng về khả năng sự kiện thị trường sẽ “bùng nổ” hay “sụp đổ”.

Giới truyền thông và tâm lý “lúc nào cũng phải online” càng thúc đẩy chu kỳ cảm xúc và đưa mỗi người đến đỉnh điểm của nó nhanh hơn và dễ dàng hơn. Chu kỳ đầy biến động của thế giới tiền điện tử là một ví dụ hoàn hảo cho luận điểm trên, cho dù số lượng nhà đầu tư của nó không bằng thị trường chứng khoán hay hàng hóa vì nền tảng của hai thị trường kia rộng hơn gấp nhiều lần.

Một câu chuyện cá nhân

Giá trị của bạc trong giai đoạn tăng trưởng từ 2009-2011

Là một thương nhân, trong những năm đầu tham gia vào nghề, tôi đã bỏ lỡ một vài cơ hội và không thể nào gạt bỏ đi được nỗi nuối tiếc. Quá trình đi lên của bạc hồi năm 2011 sẽ là một kỉ niệm tôi sẽ không thể nào quên. Tôi đã từng thử đầu tư vào bạc cách đây một thời gian, khi mà nhiều ngân hàng trung ương đang oằn mình thực hiện các biện pháp ‘thắt lưng buộc bụng’ để chống chọi với cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhìn chung thì tôi mua bạc theo các dấu hiệu thị trường mà thể hiện rõ để rồi đến đầu năm 2011, tôi tiến hành bán ra khi một đường xu hướng bị phá vỡ, và tôi nghĩ mình đã có quyết định đúng đắn vì không đời nào thị trường khi ấy có thể tăng trưởng thêm được nữa.

Vì cùng lúc ấy tôi vẫn đang đầu tư vào vàng nên thói quen của tôi là nhìn vào bảng thống kê mỗi sáng, và nói thật, mặt tôi đã ngớ ngẩn ra như một thằng ngu khi tôi phát hiện bạc không chỉ không giảm mà còn tăng gần gấp đôi giá trị của nó. Điều này đau đớn đến nỗi ảnh hưởng đến cả khả năng giao dịch sau này của tôi; làm tôi có định kiến đến mức không dám đầu tư dài hạn thêm nữa và đánh mất thêm một vài cơ hội tuyệt vời để kiếm lời.

Bài học tôi rút ra được ở đây là nhìn một cách toàn diện thì tôi nghĩ đó là một thương vụ khá tốt, tôi đã làm đúng với kế hoạch đề ra ban đầu của mình và mặc dù vậy, tôi vẫn cảm thấy vô cùng hối hận mỗi khi nhớ về giai đoạn ấy. Kinh nghiệm trên dạy cho tôi rằng bạn sẽ không thể nào tiến hành được những thương vụ “hoàn hảo” trong cuộc đời của mình và điều mỗi người nên làm là bám sát kế hoạch của mình thay vì cứ mải chạy theo những mức đỉnh và đáy.

Làm thế nào để kìm nén cảm xúc bản thân?

Điều tất yếu là bạn sẽ chẳng thể nào giữ không cho cảm xúc của mình chen vào mỗi khi tiến hành giao dịch, nhất là đối với những người mới vào. Và đó cũng không phải hoàn toàn là một điều xấu, miễn là bạn có thể chuyển sự đam mê đầu tư vào trong nghiên cứu và học hỏi, thay vì sốt sắng cập nhật điện thoại để theo dõi giá cứ mỗi 10 phút. Vậy thì bạn có thể làm những gì để ngăn ngừa những rắc rối đến từ cảm xúc của mình?

  • Chấp nhận rằng bạn sẽ không thể nào mua vào ở mức giá thấp nhất để rồi có thể bán ra ở đỉnh.
  • Đừng có lúc nào cũng dán mắt lên bảng thống kê, thay vào đó, hãy sắp xếp thời gian giao dịch của mình sao cho hợp lý.
  • Lập một bản kế hoạch cho lời lãi và thiệt hại của bạn.
  • Tuân theo kế hoạch mua bán của riêng mình, đừng thường xuyên so sánh với kế hoạch của người khác.
  • Kiểm soát quy mô đầu tư và tránh tiếp xúc quá nhiều đối với thị trường.
  • Nếu đã giao dịch rồi thì đừng mất công đếm lượng tiền lời mà bạn có thể đã đạt được chỉ vì mình thoát ra quá sớm hoặc quá trễ, hãy chỉ tập trung tìm kiếm những cơ hội mới.
  • Hãy nên đầu tư khi thị trường đang hoảng loạn và tuyệt vọng vì đó thường là lúc đáy giá được hình thành.

Sử dụng phân tích kỹ thuật và chỉ báo động lực sẽ giúp ta nhận diện rõ các biến động có thể xảy ra, xem thử thị trường đang ‘quá mua’ (overbought) hay ‘quá bán’ (oversold), và cho dù những công cụ trên cũng không hứa hẹn đưa ra kết quả chính xác 100% nhưng nó sẽ giúp bạn căn chỉnh thời gian có phần tốt hơn. Và chính cái “có phần” ấy trong một thị trường đầy biến động như là tiền điện tử đôi khi lại khiến bạn mất đi lợi thế trong giao dịch, nhưng như Linda Rashcke, một trong những nhà đầu tư thành công nhất, từng nói:

“Nếu bạn cứ liên tục kiếm lời từ 60% các nước đi của mình thì bản thân bạn đã là một thương nhân tài ba rồi.”

-14/06/2017
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68