logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Tường thuật Crypto Lighthouse #5: “Trò chơi Vương quyền” giữa các Hệ sinh thái

-28/06/2021

Crypto Lighthouse là chương trình được tổ chức bởi Coin68 cùng các khách mời để cùng thảo luận, phân tích và đưa ra những góc nhìn chuyên sâu cũng như cập nhật nhất về thị trường tiền mã hóa đến với cộng đồng. Sau 4 buổi chia sẻ đầy thành công, Crypto Lighthouse #5 là cuộc thảo luận sôi nổi về các hệ sinh thái blockchain hot-hit hiện nay.

 

Crypto Lighthouse #5 hân hạnh được đồng hành với những vị khách mời đặc biệt, là những người đại diện, nhà đầu tư từ các cộng đồng, quỹ đầu tư tiền mã hóa danh tiếng tại Việt Nam, là:

  • Chị Jenny Nguyen: COO Coin68 & Kyros Ventures – đại diện Coin68 cùng trò chuyện với các khách mời của chương trình
  • Chị Riley Tran: Đồng sáng lập GFS, Country Director của NEAR Protocol – đại diện cho hệ sinh thái NEAR
  • Anh Vinh Thế Nguyễn: Đồng sáng lập, CEO Coin98 Finance – đại diện cho hệ sinh thái Solana
  • Anh Vũ Trần: Admin Cộng đồng Mì Gói Crypto – đại diện cho hệ sinh thái Polygon

Thông tin chi tiết về các vị khách mời này đã được Coin68 chia sẻ cụ thể tại đây.

crypto-lighthouse-5-2
Dàn khách mời “xịn sò” của Crypto Lighthouse #5

Nhận định về cú giảm mạnh của thị trường hiện nay

Trước khi đi vào những câu hỏi liên quan đến hệ sinh thái DeFi, livestream bắt đầu với góc nhìn của các khách mời về bối cảnh chung của thị trường hiện tại. Theo các khách mời, 2 lần sụt giảm lớn của thị trường chỉ trong thời gian ngắn vừa qua có phải là dấu hiệu xấu, hay chỉ là một sự điều chỉnh lành mạnh sau thời gian tăng trưởng quá nhanh?

Xem thêm: AP13 Crypto

Chị Riley

Thị trường tiền mã hóa đã tăng trưởng khá dài hơi từ tháng 3/2020 mà chưa có điều chỉnh sâu. Dù rất nhiều cộng đồng, nhà phân tích đã có cảnh báo trước về đợt sụt giảm giữa tháng 6, nhưng nhiều nhà đầu tư không kịp “thoát hàng”, dẫn đến trở thành holder-bất-đắc-dĩ.

Bên cạnh đó là hàng loạt FUD đến từ Trung Quốc làm thị trường chao đảo.

Tuy nhiên nếu theo dõi on-chain, chị Riley thấy dòng tiền chưa thoát nhiều và vẫn tiếp tục đổ vào thị trường. Chị tin tưởng tương lai thị trường sẽ tiếp tục phát triển.

Do đó, hiện tại chỉ là điều chỉnh tạm thời để chuẩn bị cho đợt uptrend tiếp theo.

Anh Vũ

Trong ngắn hạn thì panic sell (bán tháo) là điều bình thường. Nhưng anh Vũ dự đoán 6 tháng tới thị trường sẽ “nóng” trở lại, nhờ EIP-1559, nhờ Binance NFT,…

Hàng loạt công ty lớn đều đang đổ tiền vào thị trường crypto, không có lý do gì thị trường sẽ giảm sâu như hồi 2018 nữa.

MicroStrategy-6-2021
Chiến lược DCA Bitcoin của MicroStrategy. Nguồn: Kyros Ventures

Anh Vinh

Theo anh Vinh, Coin98 đã cảnh báo tình trạng này từ sớm. Với dự phóng như vậy, tháng 5 anh đã cash-out (rút tiền ra khỏi thị trường) và hiện tại thì bắt đầu đổ tiền vào lại.

Cuối năm nay (2021) hoặc đầu 2022 mới là đỉnh của đợt bull-run lần này.

Điểm mạnh và yếu của các hệ sinh thái Near, Solana, Polygon

Near Protocol (NEAR)

Theo chị Riley, GFS lựa chọn trở thành đối tác chiến lược của Near Protocol là vì bussiness model (mô hình kinh doanh) của Near.

Bên cạnh đó, mass adoption (được chấp nhận rộng rãi) là điều mà tất cả blockchain đều hướng đến. Đó cũng là mục tiêu hàng đầu của Near. Hệ Near tập trung làm trải nghiệm người dùng dễ dàng, có các sản phẩm quen thuộc, thân thiện như sản phẩm trong tài chính truyền thống (CeFi). Từ đó, thu hút cộng đồng chưa biết đến crypto tham gia vào lĩnh vực.

Về các lập trình viên (dev), Near vừa thu hút dev chuyên nghiệp, vừa có bộ công cụ (tool) dành cho các dev không quá chuyên sâu về blockchain. Nhằm thu hút càng nhiều dev, có nhiều DApp được phát triển, hệ sinh thái ngày càng mở rộng.

NEAR đi chậm mà chắc, làm xong mới công khai chứ không phải làm kiểu “cuốn chiếu” như các hệ khác. Do đó, sau này NEAR sẽ mở rộng cực kỳ nhanh.

Solana (SOL)

Lý do Coin98 Ventures thành lập quỹ đầu tư trị giá 5 triệu USD để hỗ trợ cho các dự án trên Solana là vì Solana có kiến trúc blockchain hoàn toàn khác biệt so với các blockchain khác, không hề giống Ethereum hay Near,…

So sánh 2 cấu trúc giữa Solana và Ethereum, Coin68 đã giải thích cặn kẽ trong bài viết DeFi 101 – Tất tần tật về hệ sinh thái Tài chính Phi tập trung.

defi-101-3
Cấu trúc Solana và Ethereum hoàn toàn khác nhau

Theo anh Vinh, khó khăn nhãn tiền là dev quen kiến trúc cũ, sẽ phải nghiên cứu lại từ đầu. Tài liệu dành cho các nhà phát triển của Solana lại hạn chế. Đó chính là trở ngại, rào cản rất lớn làm hệ sinh thái Solana không thể bùng nổ mạnh như Binance Smart Chain (BSC).

Solana đi theo chiến lược bao phủ (cover) hết các mảng trong hệ sinh thái, nhưng chất lượng và số lượng dự án vẫn chưa thể sánh bằng BSC.

Kiến trúc Solana có khả năng mở rộng rất cao nên vô cùng tiềm năng trong thời gian tới.

Về khía cạnh đầu tư thì token SOL tăng giá từ 1 USD lên mức đỉnh 60 USD. Thậm chí, SOL giữ giá rất tốt trong thời điểm điều chỉnh này, tăng lên mức cao nhất trong lịch sử bất chấp sự khuất phục của thị trường.

crypto-lighthouse-5-3
Giá SOL luôn có mức phục hồi ấn tượng sau những lần điều chỉnh. Nguồn: Kyros Ventures

Polygon (MATIC)

Theo anh , anh và cộng đồng Mì Gói Crypto tập trung vào Polygon là vì MATIC đã đi qua giai đoạn downtrend của thị trường, đã phát triển rất lâu rồi. Tháng 2/2021, Matic đổi chiến lược từ là Giải pháp Layer 2 sang Layer 2 Aggregator – kết hợp các Layer 2 lại với nhau.

Từ đó, Polygon thu hút nhiều đối tác lớn trong mảng DeFi như AAVE, Compound,… Từ đó, số lượng người dùng Polygon (MATIC) tăng đến 75.000 khi DeFi tiếp tục bùng nổ trên nền tảng.

Polygon như thành phố vệ tinh Thủ Đức của Tp Hồ Chí Minh. Trên Polygon có đủ tất cả mọi thứ mà “người dân” cần như cơ sở hạ tầng, đèn, điện, cầu đường, chợ, ngân hàng,…

Polygon
Hệ sinh thái Polygon hiện nay. Nguồn: Kyros Ventures

Chiến lược đầu tư trong phân khúc DeFi

Mảng, nhóm sản phẩm nào (Lending, AMM, Oracle,…) có tiềm năng “cất cánh”?

Theo chị Riley, không có sản phẩm nào quan trọng hơn sản phẩm nào, không có dự án nào tiềm năng hơn dự án nào. DeFi hơn CeFi ở chỗ minh bạch, phi tập trung, permissionless.

Lending, AMM, oracle,.. đều là những mảnh ghép không thể thiếu trong DeFi.

Anh Vinh bổ sung thêm nhận định là:

Chúng ta – người dùng – tham gia thị trường vì lợi nhuận. Thì dự án cũng vậy.

Mảnh ghép nào tạo ra lợi nhuận lớn nhất thì sẽ ưu tiên phát triển đầu tiên.

Còn theo anh , nhà đầu tư không nên bỏ qua hệ sinh thái nào hết. Hệ nào đang phát triển mạnh thì tập trung mạnh, nhưng vẫn dành thời gian quan sát và tìm hiểu các hệ, dự án khác.

Cách đánh giá dự án

Để đánh giá dự án, chị Riley lấy ví dụ là NEAR.

  1. Đầu tiên phải xét đến business model và đội ngũ phát triển.
  2. Sau đó là market cap (vốn hóa thị trường) thế nào (market cap càng lớn – tiềm năng càng ít).
  3. Tài chính của dự án thế nào? tài chính có đủ để dự án sống nổi qua “mùa đông” crypto hay không?
  4. Hệ sinh thái, cơ sở người dùng lớn hay nhỏ?
  5. Tiếp đến là xem xét roadmap (lộ trình), partners (đối tác), mô hình token,…
  6. Cộng đồng của dự án cũng là yếu tố quan trọng.
  7. Cuối cùng là đánh giá các đối thủ cạnh tranh.

Còn nguyên tắc đánh giá dự án của anh Vinh là:

  1. Lợi nhuận trên hết.
  2. Đội ngũ scam hay thật?
  3. Khả năng mở rộng của dự án thế nào?
  4. ROI tăng trưởng của token, định giá token?
crypto-lighthouse-5-4
Livestream Crypto Lighthouse #5 nhận được sự chú ý rất lớn từ cộng đồng

Cách phân bổ vốn

Anh Vinh gợi ý cách phân bổ vốn như sau:

  • Phân bổ ít vốn vào các dự án có rủi ro cao.
  • Phân bổ nhiều vốn vào các dự án an toàn hơn, ít rủi ro.

Anh khuyên các bạn đang xem livestream Crypto Lighthouse #5 chỉ nên dùng tiền lời để đầu tư vào dự án. Nếu không may dự án rugpulll, hack,.. thì cái mình mất chỉ là 1 khoản tiền lời nhỏ, chứ không phải mất toàn bộ vốn.

Chiến thuật và tư duy đầu tư cá nhân

Theo anh Vinh, nhà đầu tư nên chia trứng vào nhiều rổ – vốn trade lướt sóng, vốn IDO, bắt sóng hồi, giữ stablecoin để bắt đáy,… Tùy vào tình hình tài chính cá nhân mà có chiến lược hợp lý.

Với chị Riley, không có kênh đầu tư nào an toàn 100%, không rủi ro cả. Mục tiêu của chúng ta luôn là:

Tối đa hóa lợi nhuận + giảm thiểu nhất rủi ro.

Cuối cùng, anh chia sẻ “2 khẩu quyết” mà anh luôn tuân theo, chính là:

  1. Đọc nhiều vô
  2. Thị trường luôn thay đổi

Từ đó, anh tâm niệm:

  • Học hỏi từ những người thành công
  • Đầu tư vào chính bản thân mình

Jane

Có thể bạn quan tâm:

-28/06/2021
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68