logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Cộng đồng Jito đề xuất tokenomics mới cho JTO với nhiều cải tiến

-07/03/2025

Một đề xuất cải tiến tokenomics JTO nhằm tăng doanh thu cho giao thức và trả thưởng cho người dùng đang được đưa ra thảo luận trong cộng đồng Jito.

Cộng đồng Jito đề xuất tokenomics mới cho JTO với nhiều cải tiến

Nhà đóng góp cốt lõi của Jito Foundation là Andrew Thurman vừa đề xuất tokenomics mới cho JTO, bao gồm ý tưởng về khả năng mua lại token (buy back).

Đề xuất dài 12 trang của Thurman đã khơi mào nhiều tranh luận liên quan đến việc mở rộng tính tiện ích của token quản trị Jito, để ngỏ nhiều khả năng điều chỉnh lại nền kinh tế token để phù hợp hơn với bối cảnh thị trường mới.

Tuy nhiên, đây không phải là đề xuất quản trị chính thức, và cũng không đại diện cho ý kiến ​​của Jito Foundation, JitoDAO hay các bên liên quan khác.

Jito là giao thức liquid staking cho phép người dùng stake SOL và nhận về liquid staking token JITOSOL cho nhiều trường hợp sử dụng nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Đặc biệt, Jito tích hợp thêm các phần thưởng từ MEV để hỗ trợ người dùng có thể hưởng được mức lợi nhuận tối ưu hơn so với các giải pháp thông thường.

Theo Thurman, với đà tăng trưởng hiện tại của Solana, giao thức Jito và DAO sẽ ngày càng thu được nhiều tiền phí. Doanh thu này hiện chỉ mới gửi vào quỹ kho bạc, nhưng chúng ta có nhiều cách khác để kiếm lợi nhuận hơn.

Với nhiều giao thức khác, doanh thu từ phí giao dịch được tái đầu tư vào hệ sinh thái - cái mà Thurman gọi là "tái chế" - hoặc phân phối dưới dạng phần thưởng cho người dùng. Vì thế, ông đề xuất Jito có thể phát triển một chiến lược bao gồm cả hai, "tái chế và phần thưởng".

"Jito đang ở vị thế độc tôn. Không có nhiều ví dụ về hệ sinh thái DeFi tạo ra giá trị nhanh như Jito Network, và hầu hết trong số chúng là các dự án Solana đương đại, có thành tích không thể nào so sánh được với Jito."

Thurman cho biết:

"Ở Layer ứng dụng/cơ sở hạ tầng, việc tái chế (hoặc tái đầu tư vào việc phát triển hệ sinh thái) và phần thưởng (phân phối lại hoặc trả thưởng cho những người tham gia hệ sinh thái) đều là những công dụng token khá mới và chúng ta vẫn chưa thể chắc chắn công dụng nào là tốt nhất hay phù hợp nhất với dự án."

Khi nói đến giá trị "tái chế", về cơ bản có hai lựa chọn: "mua lại" hoặc "chuyển đổi phí", cả hai đều nhằm mục đích trả lại giá trị cho người dùng theo cách tương đối trực tiếp.

Chuyển đổi phí là cơ chế đơn giản để thưởng giá trị cho người nắm giữ token. Một dự án đang cố gắng đi theo hướng này là Uniswap, khi công bố đề xuất chia phí cho người dùng hồi tháng 02/2024, đẩy giá UNI bật tăng gần 80%.

Tuy nhiên mãi cho đến nay đề xuất vẫn chỉ nằm trên bàn giấy vì phải cân nhắc nhiều mặt lợi-hại, như việc nhiều khả năng sẽ bị phân loại là một công ty chứng khoán vì trả "lợi tức" cho cổ đông.

Dù vậy, theo chân Uniswap, nhiều dự án DeFi khác cũng bắt đầu cân nhắc phân phối lại doanh thu phí giao dịch cho người dùng, chẳng hạn như Frax Finance. Thurman cũng chỉ ra một vài ví dụ khác như GMX và Synthetix, nhưng lập luận rằng:

"Hiện ít có dự án nào thành công phân phối lại giá trị thông qua mô hình chia lại phí cho người dùng."

Trong khi đó, mô hình "mua lại" lại có nhiều ví dụ thành công hơn, nổi bật như MakerDAO, Raydium, Jupiter và Hyperliquid.

"Việc mua lại token đã trở thành một phương pháp phổ biến để thưởng cho những người tham gia hệ sinh thái, tương tự như sự thành công của cơ chế mua lại cổ phiếu trên thị trường tài chính truyền thống."

Lựa chọn cách "mua lại" có vẻ khả thi hơn, nhưng Thurman nhận xét hiện tại vẫn chưa có thiết kế tokenomics nào đủ thành công mà không có rủi ro. Vì vậy, ông đề xuất hai cách mới hơn là "mua lại và đổi token" và "thước đo lợi nhuận thực".

Theo mô hình mua lại và đổi token, Jito DAO sẽ sử dụng một tỷ lệ phần trăm nhất định trong số doanh thu phí kiếm được để “đổi chéo token”, hay mua những token của các dự án tiềm năng với mức giá hữu nghị.

Nhưng nhược điểm là sẽ phải có rủi ro đối tác, nghĩa là rủi ro dự án mà Jito đầu tư rơi vào khủng hoảng, bị hack, phá sản hoặc thậm chí là rug pull, dẫn đến giá token dump sâu.

Trong khi đó, ý tưởng "thước đo lợi nhuận thực" được mượn từ Curve, dự án DeFi lâu năm trên Ethereum. Curve khóa token quản trị CRV trong một hợp đồng ký quỹ, sau đó triển khai trong nhiều pool thanh khoản khác nhau để kiếm thêm lợi nhuận.

Theo mô hình của Thurman, người dùng sẽ staking vào pool JitoSOL hoặc pool có cặp JTO và bỏ phiếu về việc DAO sẽ dùng lợi nhuận để đầu tư vào đâu.

"Việc Jito Network tìm kiếm lợi nhuận từ pool thanh khoản sẽ không đẩy dự án sa đà vào hoạt động kinh doanh DEX. Thay vào đó là tạo ra một công dụng mới cho token JTO, tạo động lực cho các pool JTO và JitoSOL. Có rất nhiều giao thức đi theo hướng này, nhưng chỉ một số ít thu được lợi nhuận thực tế."

Ngoài ra, đề xuất còn gợi ý gia tăng mức lãi restaking JTO:

"Nhiều thành viên cộng đồng đã lên tiếng trên nhiều diễn đàn khác nhau rằng phần thưởng restaking JTO hiện tại quá thấp. Việc tăng lãi suất restaking JTO từ 0,15% lên 0,2% hoặc 0,25% hoặc bất kỳ con số nào khác là điều mà DAO nên cân nhắc."

Trong khi đó, giá JTO không có nhiều biến động trong 24 giờ gần nhất, chỉ dao động quanh 2,6 USD. So với mức ATH 6 USD thiết lập hồi cuối năm 2023, JTO hiện đã giảm 56% giá trị.

Biến động giá JTO khung 7 ngày, ảnh chụp màn hình CoinGecko vào lúc 10:35 AM ngày 07/03/2025

Coin68 tổng hợp

-07/03/2025
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68
      ĐIỂM TIN🔥