logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Coin68 Blog: ICO lừa đảo – những con zombie bất tử của thị trường tiền số

-18/10/2019
Coin68 Blog: ICO lừa đảo – những con zombie bất tử của thị trường tiền số
Coin68 Blog: ICO lừa đảo – những con zombie bất tử của thị trường tiền số

Đúng là chẳng có có gì khó bằng làm dự án Blockchain, ngoài việc phải xây dựng được một mô hình kinh doanh giải quyết được những vấn đề của thị trường truyền thống bằng những phương thức còn chưa rõ có hợp pháp hay không, họ còn phải đương đầu với sức mạnh của thị trường, tạo ra giá trị cho các nhà đầu tư, tạo ra một sản phẩm thực sự và thực hiện theo những lời hứa mà họ đưa ra. Tất cả những sức ép đó đi cùng với việc phải đua với những dự án lừa đảo với những phông bạt hào nhoáng dễ dàng moi tiền của nhà đầu tư, thậm chí những dự án lừa đảo còn chẳng bị cản trở bởi các hạn chế kỹ thuật, đạo đức hoặc bất kỳ ý niệm nào của sự đàng hoàng.

Nghe như zombie ấy nhỉ.

À mà đúng thật, cả hai đều là những thực thể sống nay chết mai, sinh sôi nảy nở trên những giá trị mà những con người đàng hoàng xây dựng, chỉ có một mục đích duy nhất là mở rộng nhanh và “ăn” được nhiều nhất có thể. Vấn đề lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt với những thứ này là:

Làm sao giết được những thứ không có sự sống?

Giống như con gián – những loài sinh vật tồn tại trong mọi ngõ ngách của một nền văn minh, có rất ít điều kiện làm khó được những dự án ICO lừa đảo giở trò. Kể cả khi cơn sốt tiền điện tử đã nguội dần và thị trường đã trưởng thành hơn rất nhiều, vẫn có rất nhiều nhà đầu tư cắn câu của các dự án này.

Chắc các bạn vẫn chưa quên câu truyện về FairWin, dự án Ponzi mở rộng nhanh nhất trên mạng lưới Ethereum, đã cuỗm mất của nhà đầu tư 10 triệu USD chỉ trong chưa đầy 2 tuần. Điều đáng ngạc nhiên ở đây là FairWin là một dự án lừa đảo cực kì lộ liễu, với những cảnh báo từ các nhà phát triển kì cựu ra mã nguồn của dự án này chỉ là một đống rác, hình ảnh về dàn nhân sự thì chỉ là ảnh lấy từ trên Internet, cộng với những chương trình quảng cáo được… máy tính lồng tiếng, nhưng chỉ cần một mức lãi suất bùi tai, nhà đầu tư đã rồng rắn kéo đến và sẵn sàng cúng tiền cho những kẻ giấu mặt đứng sau dự án này.

Những trò lừa đảo… không não

Blockchain có thể là mảnh đất màu mỡ cho sự nảy mầm của những ý tưởng mới, nhưng nó cũng là nơi những kẻ lừa đảo vẽ ra những ý tưởng màu mè, những chiếc bánh vẽ lung linh để dụ nhà đầu tư nhả tiền ra. Một “ý tưởng sáng tạo” đã được tận dụng là tạo ra những đồng tiền điện tử được bảo chứng bởi vàng. Karatbars là một ví dụ điển hình của mốt ủng hộ vàng và là một trong những dự án đáng nghi nhất trong thời điểm hiện tại.

Năm 2018, một công ty có trụ sở tại Đức đã ra mắt Karatgold Coin (KBC) sau khi một ICO được đồn thổi là đã huy động được 100 triệu USD. Theo đà đó, Karatbars hiện đang tìm cách tiến hành một đợt ICO khác vào năm 2019. Lần này, công ty tuyên bố sẽ tạo ra Karatbank Coin (cũng được viết tắt một cách dễ gây nhầm lẫn là KBC) cho ngân hàng tiền điện tử của mình ở Miami, dẫn đến việc lãnh đạo Văn phòng quản lý tài chính Florida (OFR) mở một cuộc điều tra nhắm vào công ty này.

Một video được đăng tải trên Youtube vào tháng 4 năm 2019 với tiêu đề ‘ Dự án Karatbars – Mục tiêu tạo ra 20 triệu phú vào năm 2021!” Một cái tiêu đề không thể đáng tin hơn. Các sản phẩm trên trang Karatbars bao gồm thẻ quà tặng, thẻ tín dụng và tiền mặt, tất cả đều có thể được bán thông qua phương thức tiếp thị liên kết. Các cơ quan quản lý ở Hà Lan đã nói thẳng hệ thống mua bán vàng này là mô hình tiếp thị đa cấp, trong khi Namibia chỉ đơn giản gọi đó là một mô hình kim tự tháp.

Nhưng Karatbars lấy vàng ở đâu? Các nhà nghiên cứu độc lập không thể xác minh được sự tồn tại của mỏ vàng mà công ty tuyên bố sở hữu. Mà kể cả có tồn tại một khu mỏ như thế đi chăng nữa, chẳng ai có thể nắm được chính xác trữ lượng của mỏ vàng, hay khả năng khai thác, cũng như những chi phí của việc vận hành hay tại sao phải làm token trong trường hợp như thế này cả.

Không thể diệt hết

Dẫu vậy, không phải dự án lừa đảo nào cũng gây tiếng vang với hàng triệu USD, trường hợp của Fantasy Market là một ví dụ. Người sáng lập Jonathan C. Lucas của dự án này đã huy động được 63.000 USD – một con số không quá nhiều cũng không quá ít – trước bị SEC để mắt đến vào hồi tháng 9. Theo cáo buộc  của SEC, về Lucas đã đưa ra nhiều tuyên bố sai sự thật trong whitepaper và các tài liệu quảng bá để khiến các nhà đầu tư đầu tư vào ICO này.

SEC nói thêm: Lucas tuyên bố rằng anh ta đang gây quỹ để tiếp tục phát triển một trang web người lớn, thứ đã có bản beta (mà thực chất là không), giới thiệu một đội ngũ quản lý hư cấu và ngụy tạo những kinh nghiệm làm việc và quản lý của chính mình.

Chỉ với những mô hình đơn giản cùng với những hứa hẹn về lãi suất cao, những dự án ICO lừa đảo có thêm thu được những khoản tiền mà các dự án chân chính phải đổ rất nhiều công sức mới có thể huy động. Điều mỉa mai là, những dự án tốt có thể chết, nhưng những dự án lừa đảo thì hoàn toàn có thể sống khỏe, thậm chí cùng một mô hình, thay đi cái tên và chạy vài chiến dịch marketing mới là lại tiếp tục hút máu và làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư với thị trường này.

Đứng trước làn sóng lừa đảo như vậy, chúng ta cần làm gì? Hãy nâng cao cảnh giác, luôn đặt câu hỏi ở những “vùng xám” trong cái mô hình kinh doanh mà một dự án đang hứa hẹn cho bạn. Hãy kiểm tra thật kỹ những thông tin mà bạn nghe được. Một điều quan trọng nữa, tốt nhất là đừng đơn độc ném tiền vào thị trường này, hãy tìm cho mình vài hội nhóm để cùng tham khảo ý kiến, nếu ăn thì cùng giàu, mà lỡ có thua, thì ít nhất cũng có người san sẻ nỗi đau với bạn…

Biên tập nội dung: Hồng Phong

Có thể bạn quan tâm:

 

-18/10/2019
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68