Theo dữ liệu on-chain được ghi nhận từ Glassnode thì các nhà đầu tư tổ chức đang quay lại với Bitcoin bất chấp nhiều quy định pháp lý đang diễn ra căng thẳng xung quanh. Đây cũng được xem là động lực tạo nên sự tăng giá của Bitcoin (BTC) trong thời gian gần đây.
Trong thời gian vừa qua, các nhà lập pháp và cơ quan quản lý ngày càng tăng cường giám sát thị trường tiền mã hoá. Gần đây nhất là cuộc tranh luận về việc thu thuế tiền mã hoá cho Dự luật Cơ sở hạ tầng. Mặc dù đã tìm được thỏa hiệp chung nhưng cuối cùng nó vẫn chưa được thông qua ngay phút chót.
Xem thêm: Dự luật đánh thuế tiền mã hoá của Mỹ đổ vỡ ở phút cuối
Bên cạnh đó, theo dữ liệu từ Glassnode thì những động thái này chỉ có thể đánh lừa được nhà đầu tư nhỏ lẻ. Còn những tổ chức lớn vẫn đang có nhiều hoạt động tích cực dành cho thị trường tiền mã hoá.
Theo Glassnode, các nhà đầu tư lớn – thể hiện qua những giao dịch giá trị lớn – đã thúc đẩy mức tăng gần 20% của Bitcoin kể từ tuần trước. Do đó, một số nhà phân tích nhận định rằng xu hướng này đang cho thấy rằng các tổ chức vẫn tập trung vào xu hướng tăng giá của tiền mã hoá hơn là các trở ngại tiềm ẩn.
“Các nhà đầu tư đang tìm kiếm những mặt tích cực xung quanh quy định hơn là tiêu cực,” cho biết: dự luật cơ sở hạ tầng cần được làm rõ hơn.” – Joel Kruger, chuyên viên chiến lược tiền mã hoá của LMAX Digital cho biết.
Khối lượng giao dịch on-chain của Bitcoin với giá trị tối thiểu 1 triệu USD đã tăng 10% kể từ đầu tháng 8 năm nay. Đồng thời, khối lượng này cũng chiếm đến gần 70% tổng giá trị được chuyển. Chỉ số blockchain này đại diện cho các hoạt động tổ chức ngày càng tăng trên mạng lưới Bitcoin.
Nguyên nhân được Check Mate – một nhà phân tích blockchain tại Glassnode – đưa ra là do “các nhà đầu tư nhỏ lẻ hiếm khi di chuyển các giao dịch (với giá trị ít nhất 1 triệu USD) trên quy mô để tạo ra sự thống trị như thế.”
“Sự thống trị ngày càng tăng cũng tương quan với luồng khối lượng giao dịch khổng lồ trên Coinbase kể từ tháng 12/2020, mà chúng tôi cũng chỉ định cho các tổ chức có khả năng ở Hoa Kỳ.” – Check Mate bổ sung thêm.
Mặt khác, các giao dịch quy mô nhỏ đã giảm theo tỷ lệ phần trăm của toàn thị trường như trong hình dưới đây. Các giao dịch có giá trị dưới 1 triệu USD đã giảm từ 70% xuống khoảng 30-40% so với tổng giao dịch trên thị trường kể từ tháng 07/2020.
Động thái tăng giá từ các nhà đầu tư tổ chức xuất hiện khi thị trường tiền mã hoá đang chuyển động song song với nhiều diễn biến chính trị và một số quy định căng thẳng khác. Tiêu biểu là khoản báo cáo thuế 28 tỷ USD dành cho Dự luật Cơ sở hạ tầng của Nhà Trắng đang là “tâm điểm chú ý”. Bên cạnh đó là một số hành động pháp lý đàn áp từ châu Âu và một số khu vực khác để chống lại Binance – hiện đang là sàn giao dịch tiền mã hoá lớn nhất thế giới về khối lượng giao dịch.
Theo các chuyên gia trong ngành và các nhà phân tích thì những nhà đầu tư tổ chức vẫn đang lạc quan về tương lai của Bitcoin bất chấp những quy định giám sát chặt chẽ. Andrew Tu, CEO của công ty giao dịch định lượng Efficient Frontier cho biết:
“Nhìn chung, các tổ chức hoan nghênh các quy định rõ ràng và công bằng. Việc tăng giá gần đây trong tuần trước đã cho thấy thị trường không phản ứng mạnh mẽ với những lo ngại về quy định, trái ngược với việc thông qua luật thực tế.”
Ngoài ra, trong bản phát triển Dự luật Cơ sở hạ tầng mới nhất vào ngày 09/08, thượng nghị sĩ Richard Shelby đã đệ đơn phản đối việc sửa đổi thỏa hiệp đối với điều khoản báo cáo thuế tiền mã hoá. Trong đó thì sửa đổi sẽ miễn trừ các trình xác thực giao dịch tiền mã hoá khỏi định nghĩa được mở rộng về “nhà môi giới”. Theo Kruger thì quy định tăng lên giúp ngành công nghiệp tiền mã hoá có thêm vị thế.
“Điều này có nghĩa là ngành công nghiệp đang được công nhận và điều này cuối cùng giúp cho việc chấp nhận và áp dụng.” – Kruger nói.
Những người khác cũng cho rằng thị trường tiền mã hoá đã quen với tin tức từ các cơ quan quản lý.
“Thị trường tiền mã hoá đã rất quen thuộc với những lo ngại về quy định, đặc biệt là những người bán tiền mã hoá OG (những người nắm giữ lâu năm). Đây là những nhân chứng cho nhiều chu kỳ bất ổn về quy định” – Andrew Tu chia sẻ.
Thật sự là như thế, trên cơ sở trung bình 14 ngày – số ngày trung bình mà mỗi BTC được giao dịch ở trạng thái không biến động – đã tăng nhẹ lên khoảng 10 ngày so với 7 ngày. Theo Glassnode, điều này đồng nghĩa là một số Bitcoin từ “nhiều nhà đầu tư cũ” đã không hề thanh khoản trong giai đoạn này.
Các nguyên tắc cơ bản của thị trường đã trở nên mạnh mẽ và lành mạnh hơn
Thay vì tập trung vào những bất ổn về quy định, các nhà đầu tư tổ chức đã nêu bật lên một số nguyên tắc cơ bản về thị trường đang tăng cường của Bitcoin. Điều này như một lời củng cố cho sự lạc quan của họ. Noelle Acheson, người đứng đầu Market Insights tại Genesis cho biết:
“Những lo ngại về quy định không ảnh hưởng đến bitcoin ở đây nhiều như các loại tiền điện tử khác và tâm lý đằng sau bitcoin đã có dấu hiệu thay đổi trong vài tuần nay”.
Ngoài ra, nguồn cung kém thanh khoản của Bitcoin, hoặc số dư do các thực thể kém thanh khoản nắm giữ, đã đạt mức cao kỷ lục gần đây. Điều này đồng nghĩa là tiền mã hoá lâu đời nhất có nguồn cung yếu.
Tỷ lệ funding của thị trường phái sinh vĩnh viễn đã chuyển biến tích cực trở lại. Trong khi trước đó thì funding rate gần như ở trạng thái “âm” trong hầu hết tháng 06 và tháng 07 năm nay.
Được tính toán sau mỗi 8 giờ, tỷ lệ funding (funding rate) đề cập đến chi phí của việc giữ vị thế long/short trên thị trường Bitcoin vĩnh viễn, tức hợp đồng tương lai không có kỳ hạn. Số liệu này được tổng hợp bởi các sàn giao dịch đang cung cấp giá vĩnh viễn để cân bằng thị trường cũng như hướng giá vĩnh viễn theo giá giao ngay.
- Tỷ lệ funding dương có nghĩa là bên long đang trả tiền khống để giữ vị thế mở lệnh cũng như nhận định thị trường đang vào xu hướng tăng.
- Trong khi đó, tỷ lệ funding âm thì ngụ ý định vị thị trường giảm giá cũng như bên short sẽ trả tiền khống để duy trì lệnh.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: