Trong quý 1 năm 2024, các quỹ đầu tư tiền mã hóa đã thực hiện 603 thương vụ rót vốn vào những dự án tiềm năng, với tổng số tiền là 2,49 tỷ USD.
Các dự án tiền mã hoá đã huy động hơn 2,49 tỷ USD trong Q1/2024
Theo báo cáo của Galaxy Digital, trong quý đầu tiên của năm nay, các dự án tiền mã hóa đã huy động được 2,49 tỷ USD tiền đầu tư qua 603 thỏa thuận gọi vốn.
Số tiền huy động và các thỏa thuận thành công. Nguồn: Galaxy Research
Sau ba quý giảm liên tiếp về số lượng giao dịch và số vốn đầu tư, cả hai chỉ số này đã có sự phục hồi trong Q1/2024. Nhưng khi nhìn vào biểu đồ trên, mặc dù số lượng giao dịch đã tăng vọt lên 603, số vốn đầu tư chỉ tăng thêm một cách khiêm tốn là 29%.
Mối tương quan giữa đầu tư vào lĩnh vực tiền mã hoá và giá Bitcoin
Mặc dù đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực tiền mã hoá thường thay đổi theo xu hướng giá Bitcoin, nhưng mối tương quan đó đã bị phá vỡ trong năm qua. Bitcoin nói riêng và toàn bộ thị trường tiền mã hoá nói chung đã tăng trưởng một cách ngoạn mục trong quý đầu tiên nhưng số tiền đầu tư vào các dự án “có vẻ kém sôi động hơn so với tình hình chung,” theo báo cáo.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng lãi suất cao sẽ tiếp tục là thách thức đối với các đầu quỹ mạo hiểm để tìm kiếm, rót vốn cho các startup. Ngoài ra, Galaxy Digital bổ sung rằng giai đoạn lao dốc của thị trường trong năm 2022 đã giảm sự hứng thú đối với tiền mã hoá của các nhà đầu tư.
Điều này phản ảnh một thị trường tiền mã hoá ngày càng trở nên phức tạp, nơi mà các yếu tố kinh tế vĩ mô và tâm lý thị trường đều ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.
Mức định giá và quy mô đầu tư
Trong năm 2023, mức định giá của các công ty tiền mã hóa được rót vốn bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm đã giảm đáng kể. Trong đó quý 4 năm 2023 chứng kiến mức định giá trước khi gọi vốn trung bình thấp nhất kể từ quý 4 năm 2020.
Tuy nhiên, mức định giá đã phục hồi trong quý 1 năm 2024, sự tăng giá trị định giá có thể do tâm lý thị trường tích cực hơn. Các nhà sáng lập có thể huy động vốn mà không cần phải tăng thêm nguồn cung nhiều như trước. Nhưng các nhà sáng lập cũng phải bán cổ phần nhiều hơn để huy động cùng số vốn.
Mức định giá và quy mô đầu tư. Nguồn: Galaxy Research
Danh mục của các quỹ đầu tư
Trong quý 1 năm 2024, các công ty và dự án làm về “Cơ sở hạ tầng” đã huy động được phần lớn vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm (24%).
Các công ty thuộc lĩnh vực Web3 và Giao dịch đứng sau với lần lượt 21% và 17% tổng vốn đầu tư.
Danh mục của các quỹ đầu tư. Nguồn: Galaxy Research
Đầu tư theo vị trí địa lý
Mặc dù môi trường pháp lý phức tạp, các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ vẫn tiếp tục hoàn thành nhiều thỏa thuận gọi vốn và huy động được nhiều nhất từ các nhà đầu tư mạo hiểm.
Trong quý 1 năm 2024, các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ đã thu hút 42.9% tổng vốn đầu tư mạo hiểm. Singapore có 11.1%, Vương quốc Anh có 9.7%, Hong Kong có 7.9%, và Pháp có 5.6%.
Phân bổ đầu tư theo vị trí địa lý. Nguồn: Galaxy Research
Gọi vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm
Việc gọi vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm tiền mã hóa đang trở nên khó khăn hơn. Do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế vĩ mô và những biến động trong thị trường tiền mã hóa, các nhà đầu tư đã trở nên thận trọng hơn và không cam kết nhiều vốn như họ đã làm trong các năm trước.
Quy mô trung bình của các quỹ đang giảm, giá trị trung vị lại có xu hướng tăng nhẹ. Điều này có thể cho thấy mặc dù các quỹ lớn đang thu nhỏ lại, nhưng giá trị của các quỹ vừa và nhỏ có thể đang tăng lên.
Kích thước gọi vốn từ các quỹ. Nguồn: Galaxy Research
Về nguồn vốn, các quỹ tập trung vào tiền mã hóa vẫn gặp khó khăn trong việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư truyền thống, chỉ chiếm một phần nhỏ trong số vốn mới được đầu tư trong quý đầu tiên của năm.
Số lượng quỹ truyền thống và quỹ tập trung vào tiền mã hoá. Nguồn: Galaxy Research
Thị trường đầu tư tiền mã hóa đã được cải thiện trong Q1/2024 nhưng hiệu suất vẫn kém hơn so với thời kỳ trước.
Việc đầu tư vào các dự án tiền mã hoá chưa đạt mức cao như trước đây khi giá Bitcoin tăng. Điều này có thể là do các quỹ Bitcoin ETF mới có thể thay thế nhu cầu đầu tư vào startup.
Các dự án Web3 và Nền tảng giao dịch vẫn dẫn đầu, cùng với những dự án làm về cơ sở hạ tầng có sự tăng trưởng mạnh. Trong quý 1, những quỹ nhỏ có sự phát triển vượt bậc và Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu về startup tiền mã hóa.
Quý 1 vừa qua đã chứng kiến những màn gọi vốn khiến cộng đồng rầm rộ tiêu biểu như EigenLayer gọi vốn 100 triệu USD từ a16z, Paradigm dẫn đầu vòng gọi vốn 225 triệu USD của Layer-1 Monad, Layer-1 Berachain gọi vốn 69 triệu USD.
Coin68 tổng hợp
Tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI nhất của thị trường DeFi tại nhóm chat Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!