Chọn được một sàn giao dịch phù hợp với chiến lược đầu tư là yếu tố tiên quyết đầu tiên để trở thành một phù thuỷ giao dịch, chứ không đơn giản chỉ là “thích thì trade, không thích thì trade” được. Vậy thế nào là một nền tảng phù hợp, hãy thử nhìn qua một phép so sánh dưới đây để xem bạn phù hợp với sàn giao dịch nào nhé.
Tất nhiên, hầu hết anh em đã quen với những cái tên lớn như Binance Futures, BitMEX hay gần đây là những cái tên mới nổi trong làn sóng phái sinh như FTX, Snapex. Dù vậy, việc phân bổ vốn ra nhiều nền tảng khác nhau là hết sức cần thiết.
Tại sao cần phải đa dạng hoá nền tảng giao dịch?
Thứ nhất, mức giá giao dịch của các hợp đồng Futures thường biến động rất mạnh, do đó độ chênh lệch về giá trên các platform là cần phải chú tâm. Gần đây, nhiều ông lớn trong ngành còn dính nhiều vụ “phốt” liên quan đến đè giá, tạo râu dài để thanh lý người dùng. Rải vốn ra nhiều sàn có thể giúp ta phân bổ được rủi ro vì vấn đề này. Ngoài ra, rủi ro an ninh cũng cần phải bàn tới, khi nhiều nền tảng tiền điện tử thường là con mồi ngon cho các hacker.
Thứ hai, mỗi trader sẽ có một chiến lược giao dịch riêng, từ đó sẽ cần những công cụ bổ trợ thật tốt cho chiến lược đó. Mỗi nền tảng sẽ có những thông số, cũng như tính năng được tinh gọn hoá cho mỗi cách giao dịch riêng. Vì vậy, việc đa dạng hóa nền tảng giao dịch giúp bạn có thể trở nên linh hoạt hơn trong thị trường biến động như tiền điện tử.
Cuối cùng, những nền tảng mới sẽ có nhiều chương trình hết sức thú vị, với nhiều phần quà giá trị. Tại sao không tận dụng cơ hội này để nhận về những phần thưởng đáng chú ý phải không?
Cái tên mà bài viết hôm nay muốn đề cập tới đó là Bybit, sàn giao dịch vừa gia nhập top 5-6 sàn phái sinh tốt nhất hiện tại. Vậy tay chơi này có điểm gì thú vị để có thể tranh tài trong cuộc đua với nhiều ông lớn khác.
So sánh Bybit và các nền tảng phái sinh hiện tại
Giao diện và Thao tác
Giao diện của Bybit khá ấn tượng và như đã nói là hiện đại, dễ theo dõi. Trên giao diện máy tính, người dùng có thế kéo chuột để điều chỉnh các khung đồ thị, sổ lệnh, bảng chi tiết các vị thế của bạn theo một cách ưa nhìn về thân thuộc nhất với bản thân mình. Tính năng này cũng đã xuất hiện trên FTX và từng được Binance tích hợp. Đối với một số anh em mà muốn “vào lệnh quen tay, chốt lời quen mắt” thì một giao diện tối ưu cho bản thân là vô cùng cần thiết, do đó mình đánh giá khá cao chi tiết dù nhỏ nhưng rất quan trọng này. Snapex thì cũng hỗ trợ tính năng 2, 3 đồ thị của nhiều cặp giao dịch một lúc, song quan điểm của mình là nó vẫn khá rối, và không thể tự customize giao diện vì họ đã fix trước rồi.
Cũng nói về giao diện, nhưng ở yếu tố bảng thông tin chi tiết loại hợp đồng đang giao dịch. Bảng thông tin của Binance cũng như OKEX thú thật là khá khó theo dõi vì nó nằm trên thanh ngang phía trên, vả lại sàn chỉ có những thông tin sơ khai nhất như funding rate cũng như volume. Trong khi Bybit và FTX thì chi tiết hơn ở khoản này. Bên cạnh funding rate, họ còn có thêm các thông số như Open Interest (số hợp đồng còn mở) và predicted funding rate (tỷ lệ ước đoán). Nhiều người sẽ bảo những chỉ số này là phiền toái, song xét ở khía cạnh phân tích, những thông tin này phần nào cho ta thấy được các lát cách khác về tâm lý chung của thị trường. Và có vẻ như Binance – ông kẹ của ngành – lại không muốn bạn biết điều đó.
Khối lượng
Khối lượng thì thật khó có cái tên nào vượt qua khỏi Binance. Tuy nhiên, vào thời điểm bài viết, xét về khối lượng giao dịch, Bybit cũng nhanh chân có mặt trong top 6-7. Đáng chú ý là Bybit còn đang tiếp cận một cái tên lớn, có tuổi thọ lâu năm như BitMEX. Biki và Bitflyer dù có mặt trong top 7, nhưng dữ liệu khác về hai sàn này là không thể thu thập được.
Chúng ta hãy cùng theo dõi một nền tảng đánh giá khác là Skew, Bybit thậm chí có mặt trong top 6 về khối lượng giao dịch trong vòng 24 giờ với con số xấp xỉ 560 triệu USD mỗi ngày.
Nhìn vào bảng xếp hạng, dễ dàng thấy các sàn khác cũng chứng kiến sự sụt giảm về khối lượng, song open interest (tức lượng hợp đồng được mở) trên Bybit có phong độ tăng trưởng ấn tượng trong những ngày qua, thể hiện sự quan tâm không nhỏ của nhiều trader cho cái tên mới nổi này.
“Trend is friend” – tạm dịch là “Xu hướng là bạn” – chắc chắn đây là câu nói nằm lòng với nhiều trader rồi phải không? Vậy thì xu hướng, tiềm năng tăng trưởng thì vẫn sẽ tốt hơn là tình huống hiện tại phải không anh em? Tóm lại, nhìn về vấn đề khối lượng thì có vẻ Bybit chưa ấn tượng lắm, song tiềm năng tăng trưởng thể hiện qua chỉ số Open Interest là vẫn rất đáng kì vọng.
Spread – Mức chênh lệch giá
Spread hiểu nôm na là khoảng cách giữa giá bán (ask) và giá mua (bid) trên các sàn. Khoảng cách này càng rộng, thì độ thanh khoản càng kém vì người dùng cần phải đợi lâu hơn để lệnh của mình được khớp.
Dưới đây là một so sánh giữa mức spread trên các sàn phái sinh phổ biến.
Độ an toàn
Phương diện này thì rất khó nói vì nó thuần về kỹ thuật nhiều hơn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, chỉ cần điểm sơ qua một số sự kiện như BitMEX để lộ thông tin gmail của người dùng, hay nền tảng spot của Binance và OKEx từng bị hack số lượng lớn là đủ thấy bạn nên phân bố rủi ro ra nhiều sàn rồi phải không?
À mà nói chứ anh em cũng đừng bi quan quá về việc này. Một số platform lớn như Huobi vẫn chưa bị hack đâu nhé. Và cả Binance sau vụ hack, với quỹ phòng hộ khổng lồ của mình cũng đã xử lý khá ổn.
Quan điểm của mình không phải là tẩy chay các sàn lớn khi họ bị hack, quan điểm của mình đó là phân bổ rủi ro nhiều nơi thì càng tốt. Như đã nói ở đầu, mình thấy Bybit cũng là một lựa chọn không tồi.
Để làm rõ vấn đề này, mình xin đề cập một thông số liên quan đến độ cam kết, đầu tư cho kiểm soát an ninh của các công ty. Chỉ số này được đo bằng tỷ lệ lượng đầu tư cho đảm bảo an ninh trên lượng đầu tư vào công nghệ thông tin (IT). Với những cái tên trong ngành Internet, ngưỡng trung bình là 10%, tài chính là 5 đến 8% và riêng ngành tiền điện tử thì ngưỡng trung bình là 15%. Hiện tại, con số của Bybit là 20% và thậm chí còn có thể tăng lên 25 đến 30%.
Phí giao dịch
Dưới đây là bảng tổng hợp phí giao dịch hợp đồng không kì hạn trên các nền tảng phái sinh phổ biến hiện nay:
Maker | Taker | Funding rate | |
Binance | 0,02% | 0,04% | Sau mỗi 8 tiếng |
FTX | 0,02% | 0,07% | Sau mỗi 8 tiếng |
BitMEX | -0,025% | 0,075% | Sau mỗi 8 tiếng |
OKEx | 0,02% | 0,05% | Sau mỗi 8 tiếng |
Huobi | 0,02% | 0,04% | Sau mỗi 8 tiếng (mức funding rate của sàn khá biến động so với các nền tảng khác) |
Bybit | -0,025% | 0,075% | Sau mỗi 8 tiếng |
*Lưu ý: Bảng thống kê dưới đây chưa bao gồm các chương trình discount cho holder của các token sàn.
Các chương trình promotion phù hợp
Dễ thấy nhiều sàn như Binance hay FTX thường hay có nhiều chương trình trading competition. Tuy nhiên phải thừa nhận, nhiều ông lớn kiểu như Binance đã quá no nê với tập người dùng lớn, nên các chương trình của họ phần lớn nhằm hỗ trợ nhiều token vừa được list lên nền tảng. Đôi khi tham gia cơn sóng các token mới cũng khá lo ngại. Ngoài ra, trên mấy sàn lớn lượng cá voi, cá mập là khá lớn, nên cuộc chiến sẽ khát máu hơn rất nhiều đấy.
Trong khi nhiều chương trình promotion trên Bybit lại hướng đến hoạt động giao dịch hằng ngày. Do đó, không cần phải thay đổi thói quen cũng như loại tài sản giao dịch ưa thích, bạn vẫn có thể nhận về nhiều phần thưởng vô cùng giá trị. Anh em nào còn chưa đăng ký tài khoản trên Bybit thì chờ gì nữa, truy cập đường dẫn này để có cơ hội nhận về ngay 50 USD khi nạp tiền lần đầu tiên.
Có thể anh em quan tâm: