logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Bitcoin trước thềm Tân Sửu: Sắc đỏ ngày Tết liệu có lấn át thị trường đang xanh?

-23/02/2021

Châu Á là thị trường trọng điểm của tiền mã hóa. Các nhà đầu tư và giao dịch Châu Á chiếm tỷ trọng cực cao trong khối lượng giao dịch của toàn thị trường.

Do vậy, chỉ một biến động nhỏ ở Châu Á cũng tạo thành Hiệu ứng Cánh bướm lan tỏa khắp lĩnh vực. Đã có nhiều trường hợp minh chứng cho nhận định này, như lệnh cấm các sàn giao dịch ở Trung Quốc, hay hàng loạt FUD từ chính phủ Ấn Độ.

Khác với các nước phương Tây, Tết Âm Lịch của các nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam là thời điểm nhà nhà sum vầy, là thời gian ăn chơi nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả. Tết cũng là dịp nhà đầu tư thường tính toán xem mình đã lời/lỗ bao nhiêu trong một năm đầu tư vừa qua.

Do đó, nhà đầu tư Châu Á thường cash out (rút coin ra tiền) để chuẩn bị tiền mặt cho dịp lễ tết này. Khi mà lượng người cash out ra quá đông, dễ hiểu thị trường sẽ bị ảnh hưởng mạnh từ áp lực bán ra như vậy.

Vậy, thị trường tiền mã hóa, mà đặc biệt là Bitcoin biến động ra sao trong Tết Âm Lịch?

Cùng Coin68 lật lại lịch sử các năm vừa qua nhé!

Ảnh hưởng của Tết Âm Lịch lên giá Bitcoin

Dưới đây là hình miêu tả trực quan biến động giá Bitcoin trong tháng 1 và tháng 2 (hai tháng diễn ra Tết Âm Lịch) hàng năm, từ 2017 – 2020.

1102-coin68-bitcoin-tet-am-lich-1
Ảnh hưởng của Tết Âm Lịch lên giá Bitcoin từ 2017 – 2020. Nguồn: Twitter Kyros Ventures.

Từ hình trên, dễ thấy là Tết năm nào Bitcoin cũng có một tháng giảm và một tháng tăng.

  • Mức giảm lớn nhất là tháng 1/2018 với -27,14%
  • Mức giảm nhỏ nhất là tháng 1/2017 với -0,35%
  • Mức tăng lớn nhất là tháng 1/2020 với 30,27%
  • Mức tăng nhỏ nhất là tháng 2/2018 với 2,05%

Tại sao lại có những mức dao động như vậy? Hãy cùng đi sâu vào diễn biến thị trường qua các mùa Tết Âm Lịch nhé!

Tết Âm Lịch 2017: Khởi đầu “Mùa xuân Bull-run”

1102-coin68-bitcoin-tet-am-lich-3
Giá Bitcoin năm 2017. Nguồn: Coinmarketcap.

Có thể thấy, dù khởi đầu tháng một không mấy biến động, giá Bitcoin đã tăng thêm 23,2% trong tháng 2/2017. Và từ đó, bắt đầu cuộc bull-run huyền thoại – đưa BTC chạm mốc 20.000 USD vào tháng 12 cùng năm.

Áp lực bán từ Tết Âm Lịch có nhưng không quá mạnh. Hoặc số tiền nhà đầu tư cash out chỉ là con số nhỏ so với lượng tài sản vẫn còn nắm giữ.

Sau mùa Tết 2017, hàng loạt tin tốt đã đến với thị trường tiền mã hóa. Đặc biệt, cú nổ CME và CBOE ra mắt hợp đồng tương lai Bitcoin đã thổi giá BTC tăng đến cột mốc 20.000 USD.

Kết luận: Tết Âm Lịch có ảnh hưởng nhưng không nhiều.

Tết Âm Lịch 2018: Chuyển tiếp sang “Mùa đông crypto”

20210211-bitcoin-charts-coinmarketcap (1)
Giá Bitcoin năm 2018. Nguồn: Coinmarketcap.

Chỉ nhìn từ hình dạng biểu đồ, dễ thấy là diễn biến giá của năm 2018 trái ngược hoàn toàn với năm 2017. Tết Âm Lịch 2018 cũng chứng kiến mức giảm lớn nhất trong các mùa Tết với -27,14% trong tháng 1.

Tết Âm Lịch 2018 cũng là giai đoạn chứng kiến giá Bitcoin giữ được trên ngưỡng 12.000 USD. Từ đó đến hết năm, giá BTC chỉ đi theo chiều hướng… giảm dần đều và tiến dần đến Mùa đông crypto kéo dài đằng đẵng. Rất nhiều nhà đầu tư, người chơi, doanh nghiệp, start-up hay thậm chí thợ đào Bitcoin New York cũng chịu thua trước “mùa đông crypto”.

Tuy nhiên, công bằng mà nói, không phải lực lượng cash out dịp Tết dẫn đến thị trường suy yếu. Cuối bull-run 2017, toàn thị trường hoảng loạn trước tin Trung Quốc cấm sàn giao dịch và cấm ICO. Từ đó đến hết năm 2018, thị trường chao đảo với các FUD đến từ quốc gia tỷ dân.

Chính quyền Trung Quốc mạnh tay thắt chặt quy định đã đẩy nhiều sàn giao dịch phải tìm đường thoát thân. Sàn Binance “dọn nhà” và OKEx giong buồm đến “đảo quốc Blockchain” Malta cũng vì lý do này.

Kết luận: Tết Âm Lịch có ảnh hưởng khá lớn.

Tết Âm Lịch 2019: Năm “Mùa đông crypto” thứ hai

1102-coin68-bitcoin-tet-am-lich-4
Giá Bitcoin năm 2019. Nguồn: Coinmarketcap.

2019 cũng không phải là năm khởi sắc của tiền mã hóa. Giá Bitcoin dưới 10.000 USD trong phần lớn thời gian của năm dẫn đến tâm lý thị trường ảm đạm.

Áp lực bán xả vào Tết Âm đã làm giá BTC giảm 7,59% trong tháng 1. Nhưng nhanh chóng hồi phục nhờ mức tăng 11,16% trong tháng 2/2109.

2019 cũng là năm chứng kiến các nhà đầu tư tổ chức bắt đầu rục rịch tham gia thị trường. Cái tên nổi bật nhất là Bakkt chính thức ra mắt nền tảng giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin.

Kết luận: Tết Âm Lịch có ảnh hưởng nhưng không nhiều.

Tết Âm Lịch 2020: Trước thềm Khủng hoảng COVID

20210211-bitcoin-charts-coinmarketcap (3)
Giá Bitcoin năm 2020. Nguồn: Coinmarketcap.

Tháng 1/2020 ghi nhận mức tăng trưởng khá cao, 30,27%. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy thị trường đang dần bước qua Mùa đông crypto ảm đạm. Dù tháng 2 cùng năm giá BTC giảm 8,68% nhưng nhìn tổng thể, thị trường có diễn biến tốt trong mùa Tết Âm 2020.

Tuy nhiên, tháng 3 sau đó là tháng tăm tối của toàn thị trường tiền mã hóa. Ngày 13/3/2020: Ngày thứ 6 đen tối, thị trường tan hoang khi sắc đỏ kéo dài, thậm chí các sàn giao dịch “tắc nghẽn” trong những ngày Bitcoin biến động nhất năm.

Lý do là vì COVID-19 bắt đầu tung hoành trên toàn thế giới, dẫn đến kinh tế trì trệ, lòng người hoảng loạn. Cùng với đó là bóng ma scam sẽ trở lại, PlusToken dịch chuyển khối lượng lớn Bitcoin. Kết quả là, Bitcoin giảm dưới 8.000 USD và Ethereum trải qua ngày giao dịch tồi tệ nhất trong lịch sử.

Đáng mừng thay, BTC đã dần hồi phục và đi lên dần đều trong 3 quý còn lại của năm.

Kết luận: Tết Âm Lịch có ảnh hưởng nhưng không nhiều.

Tết Âm Lịch 2021: Năm của “Trâu tăng trưởng”?

Tháng đầu năm 2021 chứng kiến mức tăng 14,31% của giá Bitcoin. Thị trường hiện tại đang trên đà hưng phấn, Altcoin tăng tốc khi Bitcoin chuẩn bị hướng tới 50.000 USD và Ethereum tiếp tục lập đỉnh mới khi CME chính thức triển khai giao dịch hợp đồng tương lai Ethereum.

2021 được nhận định là một năm rất khác so với Bull-run 2017. Khi mà hàng loạt tổ chức lớn đầu tư vào thị trường như GrayscaleMicroStrategy và đặc biệt là Tesla thông báo đầu tư 1,5 tỷ USD vào Bitcoin, nhiều người dự đoán thị trường hiện tại đã trưởng thành và vững bền hơn trước rất nhiều. Bitcoin sẽ đón Tết Nguyên Đán an toàn, kịch bản 2017 không lặp lại.

1102-coin68-tet-nguyen-dan
Các tổ chức đã đầu tư vào Bitcoin gồm những cái tên sừng sỏ. Nguồn: Twitter Kyros Ventures.

Tạm kết

Từ những phân tích kể trên, có thể kết luận áp lực bán ra chốt lời để ăn Tết là có nhưng không thực sự tác động mạnh lên thị trường. Giá Bitcoin vẫn có thể tăng trưởng trong mùa Tết đến Xuân về nhờ vào các yếu tố vĩ mô và vi mô.

Ngược lại, thị trường suy yếu cũng không phải do áp lực bán quá lớn từ Tết, mà do các tin tức bất lợi và nhiều yếu tố khác.

Jane

Có thể bạn quan tâm:

-23/02/2021
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68