Một sự kiện cực lớn sắp sửa chuẩn bị diễn ra với mạng lưới Bitcoin sau khoảng 480 ngày nữa – Bitcoin Halving: Chia đôi phần thưởng đào block BTC.
- 500 ngày nữa là phần thưởng đào block Bitcoin chia hai, giá sẽ phản ứng ra sao?
- 3 lí do vì sao Bitcoin được “lập trình” để pump ngay từ trong trứng nước
Tóm lược về phần thưởng đào block và Bitcoin halving
Như phần lớn chúng ta đã biết, Bitcoin được ra như là phần thưởng đào block cho các cá nhân hay tổ chức mà đã bỏ thời gian công sức để xác nhận giao dịch. Nói cách khác, mạng lưới sẽ tưởng thưởng BTC cho thợ đào nếu thêm được block mới lên Blockchain.
Đây cũng là phần tiền để các thợ đào trang trải các chi phí đi kèm với việc duy trì mạng lưới, như là tiền điện và bảo trì máy móc. Thợ đào, sau khi nhận được phần thưởng Bitcoin, thường sẽ bán chúng đi ngay lập tức để lấy lại tiền mặt, từ đó cung cấp thêm BTC mới vào hệ sinh thái.
Halving (hay còn được gọi là Halvening) là khái niệm dùng để chỉ thời điểm phần thưởng đào block bị cắt giảm đi 50%. Các đợt halving sẽ diễn ra sau mỗi 210.000 block, tức khoảng 4 năm một lần.
Thợ đào Bitcoin hiện tại sẽ được nhận 12,5 BTC cho mỗi block khai thác thành công. Thế nhưng đến tháng 05/2020 (lần halving kế tiếp), con số này sẽ giảm về chỉ còn 6,25 BTC.
Tuy điều này có thể sẽ có một số hệ quả ngoài mong muốn lên mạng lưới đồng tiền điện tử số 1 thế giới, song viễn cảnh ấy không phải là quá đáng sợ. Hãy cùng lí giải vì sao lại như vậy nhé.
Đây chính là cơ chế chống lạm phát của Satoshi
Khác với tiền phát định do Nhà nước phát hành, vốn tính có tính lạm phát, giới hạn tổng cung của Bitcoin từ trước đến nay vẫn là 21 triệu đơn vị. Một khi mạng lưới chạm đến ngưỡng này thì sẽ không thể nào để sản sinh thêm BTC mới được nữa.
Ý tưởng đằng sau việc halving liên tục là để Bitcoin không bị lạm phát quá nhiều trong quá trình phân bổ nó. Đích thân “cha đẻ” Bitcoin Satoshi Nakamoto đã giải thích về cơ chế này như sau:
“Việc có coin mới được đào lên sẽ giúp tăng tổng cung tiền lên theo lộ trình đã định, song nó không nhất thiết sẽ dẫn đến lạm phát. Nếu tổng cung tiền gia tăng với tốc độ ngang với số lượng người mới sử dụng nó, thì giá trị vẫn sẽ được giữ ổn định. Còn nếu nó tăng không nhanh như cầu thì sẽ xuất hiện giảm phát và những người giữ Bitcoin sẽ hưởng lợi từ sự gia tăng giá trị sau đó.
Cung tiền lúc ban đầu cần được phân bổ và ở một tốc độ sao cho ta được kết quả tốt nhất.”
Hãy giả sử lúc ban đầu Satoshi quyết định ra mắt mạng lưới Bitcoin với tổng cung đầy đủ 21 triệu BTC đi. Khi ấy thì giá sẽ có rất ít động lực để tăng, bởi tổng cung khi ấy sẽ áp đảo nhu cầu từ người dùng.
Để đảm bảo sự phát triển một cách bền vững, Satoshi đã chọn một thước đo logaric để từ đó vạch nên lộ trình phân chia phần thưởng block.
Điều này đồng nghĩa với việc tuy đã có gần 80% tổng cung Bitcoin được đào lên trong 10 năm đầu tiên, song đồng BTC cuối cùng sẽ chỉ xuất hiện vào tận năm 2140.
Chính vì vậy, ta vẫn có đủ tiền trả thưởng cho thợ đào Bitcoin để tham gia duy trì mạng lưới trong hơn 1 thế kỉ nữa, và nhiệm vụ của thị trường sẽ chỉ là tiếp tục đi tìm giá trị thực sự cho những đồng BTC ấy.
Halving là động lực để giá Bitcoin tăng
Bên cạnh đó, còn có một lí do khác để mọi người trông chờ vào halving, đó chính là “thói quen” tăng giá của Bitcoin sau mỗi lần chia đôi phần thưởng đào block.
Như có thể thấy, Bitcoin đã trải qua hai lần halving, đầu tiên là vào tháng 11/2012 và gần đây nhất là tháng 07/2016.
Một điểm tương đồng có thể thấy là trước mỗi lần halving, giá Bitcoin thường rất là ít biến động, thậm chí là về đáy của năm đó. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi một cách hoàn toàn chỉ sau khi phần thưởng đào block bị chia đôi.
Cụ thể, trước sự kiện halving 2012, Bitcoin đã có 378 ngày tăng dần từ đáy để rồi tiếp tục tăng 510% lên đỉnh sau đó. Còn trong lần halving năm 2016, giá cũng đã trì trệ suốt 539 ngày trước khi tăng lên lại 309%.
Liệu lịch sử về động lực tăng trưởng thần kỳ nhờ halving – chia đôi phần thưởng block BTC sẽ lặp lại một lần nữa vào tháng 05/2020? Chúng ta vẫn còn 480 ngày nữa để đi tìm câu trả lời ấy.
Theo TheNextWeb
Bitcoin (gọi tắt là BTC) là đồng tiền điện tử sử dụng công nghệ mạng ngang hàng (peer-to-peer) được hoạt động qua mạng Internet mà không cần thông qua đơn vị trung gian. Bitcoin là mã nguồn mở có thiết kế công khai, không ai sở hữu hoặc kiểm soát nó, và tất cả mọi người đều có thể tham gia.