Một báo cáo mới từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho rằng thị trường tiền điện tử cực kỳ dễ bị tác động bởi tin tức liên quan đến quy định pháp lý.
Giám đốc Ngân hàng BIS: Lập trình viên tiền số đừng có cố “tái phát minh” tiền tệ nữa!
Cố vấn kinh tế của BIS: “Tiền điện tử nên được coi là chứng khoán!”
Đường giá đi đôi với tình trạng pháp lý
“Tuy tiền điện tử thường được cho là có thể hoạt động bên ngoài khuôn khổ pháp lý của một quốc gia, nhưng thực chất thì giá trị, lưu lượng giao dịch và cơ sở người dùng của chúng thường phản ứng dữ dội trước các thông tin liên quan đến khía cạnh pháp lý,” hai nhà nghiên cứu của BIS là Raphael Auer và Stijn Claessens viết trong báo cáo.
Để minh hoạ, BIS đã nêu ra những ví dụ tiêu biểu mà trong đó tin tức ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến biến động giá trên thị trường: Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) bác bỏ đơn xin thiết lập quỹ ETF Bitcoin của anh em Winklevoss hồi tháng 03/2017.
Chỉ sau 5 phút kể từ khi thông tin bị bác bỏ lan truyền, giá Bitcoin sụt đến 16%,” hai nhà nghiên cứu của BIS cho hay. “Một sự kiện tương tự nữa mới diễn ra gần đây thôi là khi Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (FSA) ra lệnh cho sáu sàn giao dịch nội địa phải cải thiện quy trình phòng chống rửa tiền. Giá khi đó cũng suy giảm, dù phải đợi đến vài giờ cho đến khi thị trường Mỹ mở cửa thì mới bộc lộ hết tác động.
Dưới đây là hai đồ thị thống kê biến động giá trị của Bitcoin theo sau những tuyên bố từ SEC và FSA.
Nguyên nhân là do đâu?
Báo cáo của BIS tiếp đó liệt kê ra một số tác động khác của tin tức pháp lý lên thị trường, song tất cả đều hướng về câu hỏi chung: Vì sao lại như vậy?
Hai tác giả Auer và Claessens nhận định rằng, đây có thể là do sự lệ thuộc vào những điểm giao dịch được quản lý để chuyển đổi qua lại giữa tiền điện tử với những đơn vị tiền tệ do chính quyền bảo đảm.
Một phần lập luận của chúng tôi là tiền điện tử đang lệ thuộc vào các định chế được cấp phép để xử lý quá trình chuyển đổi giữa chúng với tiền tệ thông thường. Cơ cấu cồng kềnh của hoạt động giao dịch cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng có thể phải tích trữ và mua bán trao đổi tiền kỹ thuật số trên nhiều giao diện hơn, như là các ví tiền điện tử mà thường được quản lý, hay có thể rơi vào phạm trù quản lý.
Bên cạnh đó, hoạt động mua bán chênh lệch giá vẫn còn bị giới hạn. Các thành phần tham gia đầu tư không thể dễ dàng tiếp cận đến thị trường nước khác từ bên ngoài được, bởi vì họ cần trực tiếp đến đó thiết lập tài khoản ngân hàng đáp ứng yêu cầu pháp lý của nước sở tại. Những nguyên nhân như vậy giúp tạo nên sự phân mảng và gián đoạn trên thị trường toàn cầu, điều mà đang khiến những nỗ lực pháp lý của từng nước có sức tác động hơn trền nhiều phương diện.
Tổng kết lại, báo cáo của BIS kết luận quy định pháp lý hoàn toàn có thể tại tác động lên phân khúc tiền kỹ thuật số.
“Phân tích của chúng tôi cho thấy bất chấp bản chất tự do và phi biên giới của tiền điện tử, các hành động pháp lý lẫn tin tức liên quan đến quy định quản lý có thể gây nên nhiều tác động khôn lường lên thị trường, nhất là ở định giá và lưu lượng mua bán trao đổi.”
Không ảnh hưởng lên tài chính toàn cầu
Mặc dù vậy, bên cạnh việc hối thúc các nhà quản lý trên toàn thế giới tiếp tục để mắt đến lĩnh vực mới nổi này, BIS lại cho rằng tiền điện tử hiện không đủ sức để trở thành một rủi ro cho ổn định tài chính toàn cầu. Họ viết:
Tuy tài sản điện tử lúc này không đề ra những rủi ro đến sự ổn định tài chính toàn cầu, nhưng điều quan trọng là vẫn phải tiếp tục đề cao cảnh giác, theo sát tiến trình phát triển và phản hồi nhanh chóng trước các mối đe doạ tiềm năng.
Theo CoinDesk