Văn phòng TRON tại Bắc Kinh (Trung Quốc) đã phải nhờ đến sự bảo vệ của cảnh sát sau khi một đám đông kéo đến đây để tố cáo một dự án lừa đảo ponzi hoạt động dưới cái tên tương tự công ty này.
- Sàn giao dịch KuCoin ra mắt nền tảng giao dịch phái sinh KuMEX, hỗ trợ đòn bẩy 20x
- XRP là cái tên có phong độ “nghèo nàn” nhất top 10 tiền điện tử trong nửa đầu năm 2019

Trước đó, vào chiều 08/07, trên mạng xã hội Twitter đã lan truyền nhiều video cho thấy cảnh sát Trung Quốc đã vây kín văn phòng của TRON tại Bắc Kinh, nhằm cản lại một đám đông phẫn nộ trước một âm mưu lừa đảo tiền điện tử mà đã gây nên thiệt hại 30 triệu USD và thậm chí khiến một nhà đầu tư phải tự vẫn.
Video cho thấy nhiều người đã cáo buộc chính TRON là tổ chức đứng đằng sau mọi chuyện, hét lớn “TRON là scam”.
Police raids at #Tron offices in Beijing? Additionally, there’s many angry people gathered there who are saying things like “Tron is a scam”. $trx #trx @justinsuntron pic.twitter.com/qFykQErQu6
— Hayden Otto (@haydenotto_) 8 tháng 7, 2019
Nhân cơ hội này, nhiều người đã chia sẻ lại những video trên, đồng thời bóp méo lại câu chuyện, khẳng định TRON quả thật là lừa đảo và đang bị cảnh sát Trung Quốc bố ráp văn phòng Bắc Kinh.
CEO TRON Justin Sun sau đó đã phải lên Twitter đăng đàn cải chính thông tin:
.@Tronfoundation and @BitTorrent is fine. Everything is fine. We are preparing for #BitTorrentSpeed launch today. Stop spreading fake news and pictures.
— Justin Sun (@justinsuntron) 8 tháng 7, 2019
“TRON Foundation và BitTorrent vẫn ổn. Mọi thứ đều ổn. Chúng tôi đang chuẩn bị cho sự kiện ra mắt BitTorrent Speed vào hôm nay. Hãy dừng lan truyền các tin tức và hình ảnh sai sự thật.”
Sun gần đây cũng đã cảnh báo nhà đầu tư về các âm mưu lừa đảo mượn tên tuổi của TRON cùng công ty con BitTorrent.
“Vì chúng tôi hiện đang là một trong những giao thức Blockchain hàng đầu, nhiều âm mưu ponzi đang lợi dụng danh tiếng của TRON, BitTorrent và uTorrent. Chúng tôi không bao giờ yêu cầu bạn phải gửi tiền cả.”
Trong khi đó, âm mưu lừa đảo mà đang bị gán cho TRON tại Trung Quốc thì có tên là “Wave Field Super Community”. Sở dĩ là bởi tại quốc gia tỉ dân, TRON còn được biết đến với tên gọi “Wave Field”.
Theo báo cáo của hãng tin Trung Quốc Nuclear Finance, Wave Field Super Community mới nổi lên vào tháng 01/2019, tự nhận mình là một “siêu đại biểu” trong mạng lưới của TRON. Tuy các nhà đầu tư đã yêu cầu TRON xác minh mối quan hệ này, song Justin Sun từ đó đến giờ vẫn im lặng.
Chính vì vậy, nhiều người đã tức giận kéo đến văn phòng của TRON để bày tỏ sự phẫn nộ trước sự thờ ơ của công ty này kể cả khi Wave Field Super Community hoá ra là lừa đảo.
Mati Greenspan, nhà phân tích cấp cao của nền tảng eToro, cũng đã lên tiếng xoá bỏ những mập mờ xoay quanh việc cảnh sát ập đến văn phòng TRON.
“Đang có nhiều thông tin sai lệch trôi nổi trên cộng đồng lúc này, cho nên tôi muốn làm rõ: TRON không có bị cảnh sát bố ráp, mà chính họ mới là người gọi cảnh sát để bảo vệ khỏi một đám đông phẫn nộ vì tưởng là bị TRON lừa đảo.”
Nhân cơ hội này, nhiều người đã nhanh chóng châm chọc truyền thống “thích hợp tác” của TRON, gọi đây là nỗ lực hợp tác với giữa công ty này và cảnh sát Trung Quốc.
Theo CoinTelegraph
TRON (ký hiệu: TRX hay TRONIX) là một giao thức phân quyền dựa trên Blockchain, được tạo ra với mục đích xây dựng một hệ thống nội dung giải trí miễn phí trên toàn cầu nhờ công nghệ Blockchain và lưu trữ phân phối. TRON cho phép người dùng tự do xuất bản, lưu trữ & sở hữu dữ liệu, và ở dạng phân quyền tự trị, quyết định việc phân phối, đăng ký và đẩy nội dung cũng như cho phép người tạo nội dung bằng cách giải phóng, lưu hành và xử lý các tài sản số, từ đó tạo ra một hệ sinh thái nội dung giải trí. Xem thêm…