logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Bancor ngưng tính năng “Hạn chế Impermanent Loss” – Cộng đồng Twitter tiếp tục dậy sóng

-20/06/2022

Sau những biến động gần đây của thị trường, cái tên tiếp theo được cộng đồng Twitter lấy ra để làm chủ đề bàn tán lần này là Bancor.

Bancor ngưng tính năng "Hạn chế Impermanent Loss" - Cộng đồng Twitter tiếp tục dậy sóng
Bancor ngưng tính năng “Hạn chế Impermanent Loss” – Cộng đồng Twitter tiếp tục dậy sóng

Tạm ngưng tính năng “Hạn chế Impermanent Loss”

Theo thông báo vào sáng nay (20/06), vì những biến động của thị trường, Bancor (sàn giao dịch AMM đời đầu của thị trường DeFi) đã công bố đề xuất BIP21, nhằm tạm ngưng tính năng bảo vệ người dùng khỏi Impermanent Loss (IL).

Đội ngũ cho biết tài sản của người dùng vẫn an toàn và đây không phải là một sự cố bị tấn công. Ngoài ra, sàn sẽ có những thay đổi như sau:

  • Tạm ngưng tính năng Impermanent Loss Protection nếu người dùng rút tiền khỏi pool ở thời điểm biến động hiện tại.
  • Việc nạp tiền vào pool sẽ tạm ngưng để tránh những hiểu nhầm không đáng có về mặt cơ chế, kỹ thuật.
  • Việc giao dịch vẫn diễn ra như bình thường
  • Đề xuất BIP21 được biểu quyết, nhằm triển khai các quyết định trên.

Impermanent Loss (IL) từ lâu đã là vấn đề với nhiều người dùng swap trên các sàn AMM. Đây là phần chênh lệch, hao hụt khi người dùng swap, hay farming trong các pool thanh khoản của các sàn AMM.

Tìm hiểu thêm về Impermanent Loss trong bài viết dưới đây nhé!

>> Xem thêm: Một ví dụ về biến động khi tham gia cung cấp thanh khoản và farming

Cơ chế Bảo vệ người dùng khỏi Impermanent Loss của Bancor

Phiên bản Bancor hiện tại sử dụng cơ chế Single-sided Staking. Mô hình này đồng nghĩa việc người dùng khi cung cấp thanh khoản chỉ cần nạp vào một token, thay vì 2 như phần lớn các cặp farm truyền thống.

Với mỗi pool single-sided này, phía Bancor sẽ nạp một lượng token BNT (token của dự án) vào pool thanh khoản, tuỳ thuộc vào lượng tiền người dùng nạp. Ví dụ, nếu người dùng nạp 100 USD đồng ETH vào pool, Bancor cũng sẽ nạp 100 USD giá trị BNT vào pool. Từ đó, phí giao dịch sẽ được tích luỹ vào pool theo 2 dạng là ETH (khi người dùng rút ra) và BNT (trả về cho giao thức).

Từ mô hình single-sided trên, Bancor sẽ trích ra được một nguồn tiền để bù đắp IL giữa các pool với nhau. Có thể coi như đem tiền từ pool có phí thu được cao, san lại cho các pool gặp IL.

Và đây mới là mấu chốt của vấn đề, khi nếu không đủ lượng phí để chi trả cho IL, Bancor sẽ mint thêm BNT để bù đắp phần chênh lệch còn thiếu, mô hình chung làm tăng lượng cung BNT.

Cộng đồng Twitter phẫn nộ

Ngay sau đó, các KOL trên Twitter cũng nhanh chóng phản đối quyết định này. Tài khoản Cobie cho rằng, việc tắt tính năng bảo vệ IL vào lúc mọi người cần nó nhất là một điều “nực cười”.

Sassal.eth cũng không quên cà khịa lại chính Solend, dự án gây tranh cãi sau đề xuất “chiếm quyền” thanh lý một ví cá voi trên nền tảng này.

> Xem thêm: Solend đề xuất chiếm quyền kiểm soát “ví cá voi” để tránh bị thanh lý 108 triệu USD SOL

Có thể nói, nhiều dự án đang gặp phải nhiều vấn đề về thiết kế. Và khi thị trường gặp biến động, những hạn chế này dần bộc lộ khiến đội ngũ phải trực tiếp “ra tay trấn áp”, làm giảm đi tính phi tập trung cần có của một dự án DeFi.

Token BNT của Bancor thì cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ đợt thoái trào của thị trường crypto trong tháng 5-6 qua, chia gần 6,5 lần từ đỉnh 2,9 USD vào đầu tháng 4 về còn 0,43 USD, hiện đang phục hồi lên mức 0,49 USD.

Đồ thị 1D của cặp BNT/USDT trên sàn Binance vào lúc 11:05 AM ngày 20/06/2022

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-20/06/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68