logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

ASIC vs GPU: Cuộc chiến giành “thế thượng phong” không hồi kết

-19/04/2018
Bản quyền bài viết thuộc về Coin68 – Trang tin tức tiền điện tử mỗi ngày

Kể từ khi Bitcoin ra đời hồi năm 2009 cho đến nay, lĩnh vực đào tiền điện tử đã trở nên cực kì phổ biến đối với cả những người quan tâm trung bình cho đến những “fan cuồng” thật sự của tiền số.

[button color=”” size=”” type=”round” target=”” link=”https://coin68.com/product/vi-cung-trezor-trezor-hardware-wallet”]Đặt mua ví cứng TREZOR ngay[/button]

Trong những ngày đầu tồn tại của Bitcoin thì chẳng có thứ gì là một vi mạch tích hợp chuyên dụng (application-specific integrated circuit), hay còn được biết đến với tên thông thường là chip ASIC, cả. Đào tiền khi ấy chỉ có thể được tiến hành thông qua các bộ vi xử lí trung ương (CPU), đồng nghĩa với việc bất kì ai có máy tính PC đều có thể dễ dàng bắt tay khai thác các khối Bitcoin mới.

Theo một công trình nghiên cứu của Giáo sư Michael Bedford Taylor từ Đại học Washington, hơn một năm sau, tức vào 2010, người ta bắt đầu khám phá ra một phương thức đào Bitcoin mới bằng các bộ vi xử lí đồ hoạ (GPU), đánh dấu điểm khởi đầu của “cuộc tình” giữa hàng triệu tín đồ tiền số với công việc khai thác đồng tiền điện tử giá trị nhất thế giới.

Chẳng bấy lâu sau, những người đam mê với ngành này đã bắt đầu mày mò lắp ráp các dàn máy đào – thường được gọi với cái tên thân mật là “trâu cày” – với hàng hàng lớp lớp card đồ hoạ gắn với một bo mạch chủ và kết nối với nhau bởi các dây cáp PCIE. Mọi chuyện dần trở thành một cuộc đua thực sự, với các thợ đào ra sức thử nghiệm các hệ thống sắp xếp khác nhau sao cho để có được năng lực khai thác tối ưu nhất.

Mọi chuyện có bị gián đoạn đôi chút bởi các máy đào ASIC, vốn được giới thiệu lần đầu vào năm 2013 với ưu thế là chip xử lí mạnh hơn và áp đảo hoàn toàn đối thủ GPU.

Mặc dù vậy, thợ đào vẫn có người tiếp tục lắp các dàn máy mới từ những loại card đồ hoạ tân tiến nhất hiện tại. Đây chính là động lực tăng trưởng chính cho các nhà sản xuất GPU như là Nvidia và AMD trong mấy năm liền vừa qua.

Khai thác tiền điện tử – khái niệm “vỡ lòng”

“Khai thác coin/Đào tiền” thực chất là quá trình ghi nhận các giao dịch và lưu trữ chúng một cách bất biến trên Blockchain Bitcoin.

  • Xem thêm: Một số kiến thức cùng khái niệm cơ bản trong lĩnh vực tiền điện tử

Hoạt động này được thực hiện bởi máy tính, vốn ban đầu gộp các giao dịch Bitcoin và xếp chúng vào chung một block. Sau khi khối lượng block chạm đến sức chứa tối đa của mình (1 MB trong trường hợp của Bitcoin), thì nó đã sẵn sàng để có thể được thêm lên Blockchain.

Để có thể làm được điều này, một thợ đào, sử dụng hoặc GPU hoặc ASIC, phải giải thành công một phương trình mã hoá Proof of Work hết sức phức tạp thì mới được đưa block vào chuỗi khối. Nếu là người đầu tiên hoàn tất bài toán, họ sẽ nhận được một lượng Bitcoin nhất định tưởng thưởng cho công sức của mình. Hiện thời, con số ấy đang là 12.5 BTC.
Bên cạnh đó, thợ đào còn có thể ăn thêm được phần phí giao dịch đính kèo trong mỗi thương vụ. Phí giao dịch càng cao thì giao dịch càng nhanh chóng được thợ đào chọn lấy và thêm vào block.

“Trời đã sinh GPU, sao còn sinh thêm ASIC?”

Những thợ đào nào mà đã gia nhập nghề này từ sớm đã cảm nhận được lợi ích của việc thay đổi thuật toán khai thác tiền. Theo đó thì bài toán cần được giải sẽ trở nên khó hơn theo chiều gia tăng số lượng thợ đào có mặt trên mạng lưới.

Trong mấy năm đầu, chẳng có mấy thợ đào nên phần thưởng block vừa cao mà thuật toán đào vừa dễ – những điều kiện mà ai cũng mơ ước. Nhưng khi mà càng ngày càng có thêm người tích hợp PC của mình để đào tiền, mọi chuyện dần trở nên khó khăn hơn theo thời gian.

Người dùng ban đầu sử dụng CPU để hợp thức hoá block, sau đó chuyển sang GPU để tăng hiệu suất hoạt động, và rồi sự xuất hiện của ASIC làm mọi thứ biến chuyển theo một cách không ai ngờ được, thậm chí là đến Satoshi Nakamoto.

Thuật toán Proof of Work của Bitcoin còn được biết đến với tên gọi SHA256. Cả GPU lẫn ASIC đều dư sức xử lí thuật toán mã hoá này, thế nhưng loại chip xuất hiện sau thì lại tỏ ra hiệu quả hơn rất nhiều.

Do vậy, khi mà các máy đào ASIC, điển hình là chiếc Antminer S9 được tung ra thị trường, lợi nhuận của các thợ đào GPU truyền thống bị suy giảm nặng nề, bởi sự ưu việt của ASIC trong giải quyết SHA256.

May mắn thay, sự nổi lên của các altcoin như Ethereum giúp phân khúc đào tiền bằng GPU tìm thấy lối thoát mới, vì thuật toán của Ethereum tương thích với GPU hơn. Được ca ngợi là “kháng ASIC”, nó cho phép thợ đào sử dụng PC và GPU của mình để đào Ethereum mà không phải sống với nỗi lo bị ASIC chiếm lấy “miếng cơm manh áo”.

Bitmain chính thức ra mắt máy đào ASIC Ethereum đầu tiên – Thị trường coins – Coin68

Nhà sản xuất phần cứng khai thác tiền điện tử Bitmain vừa xác nhận tin đồn đã có từ lâu rằng họ đã phát triển thành công thiết bị chuyên biệt cho thuật toán đào của Ethereum – chiếc Antminer E3. Theo đó, dòng Antminer E3 dự kiến sẽ bắt đầu được chuyển giao đến …

Chính vì thế, bất chấp sự xâm lấn của ASIC, nguồn cầu dành cho GPU tiếp tục trào dâng và thậm chí còn dẫn đến một cơn khan hiếm card đồ hoạ hồi giữa năm 2017, cùng thời điểm với cơn sốt tăng giá Ethereum.

AMD và Nvidia khi ấy đã không thể nào đáp ứng nổi tầng tầng lớp lớp các đơn đặt hàng mới. Một số nhà bán lẻ lớn tại Mỹ thậm chí hoàn toàn cạn sạch card đồ hoạ AMD khi mà giới đào coin tranh nhau hốt hàng, giữa lúc giá Bitcoin và Ethereum sau mỗi tuần lại chạm đến một kỉ lục mới nữa.

Và cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi giá cổ phiếu Nvidia và AMD đạt được các mức tăng vững chắc. Trong đó, kẻ được lợi nhiều nhất chính là Nvidia, công ty mà đã kết thúc năm tài khoá 2017 với tư cách là nhà sản xuất chip duy nhất lọt vào danh sách Standard & Poor’s 500.

Không chú trọng đến mảng đào tiền

Tuy thật khó để tin là cả AMD lẫn Nvidia đã chống lại cơn cám dỗ biến GPU của mình thành các thiết bị chú trọng khai thác tiền số, thế nhưng cho đến hiện tại thì hai ông lớn này vẫn đang duy trì ưu tiên phát triển card đồ hoạ chỉ vì mục đích chơi game.

Cho dù Nvidia hồi năm 2017 đã thiết kế các bảng mạch dành riêng cho đào tiền số, nhưng hầu hết các sản phẩm của họ cho đến ngày nay vẫn theo sát mục đích ban đầu của GPU – đó là cải thiện chất lượng hình ảnh.

Trong khi đó, AMD lấy cho mình một cách tiếp cận cẩn thận hơn, tuyên bố hồi tháng 07/2017 rằng họ sẽ không đính kèm mục khai thác tiền điện tử trong kế hoạch phát triển dài hạn. Tuy nhiên, 6 tháng sau, CEO Lisa Su đã thay đổi giọng điệu của mình, chia sẻ rằng AMD đang cân nhắc gia nhập phân khúc Blockchain – tuỳ thuộc vào mức độ chấp nhận của thế giới trong năm 2018.

CEO của Nvidia là Jensen Huang hồi tháng 3 đã đưa ra một nhận định mới về mức độ liên quan của công ty mình với lĩnh vực tiền điện tử: vì GPU của mình đang đươc lắp đặt trong các máy tính trên khắp thế giới, Nvidia đương nhiên là đã trở thành một phần của mạng lưới khai thác Bitcoin.

Như đã được ông Huang phát biểu trong chương trình Fast Money của CNBC, “bộ xử lí của họ đóng vai trò là trung gian hoàn hảo để phân phối năng lực siêu máy tính này”. GPU chỉ là một trong những trung gian trên mạng lưới mà đang ngày ngày xác nhận block trên Blockchain Bitcoin.

Bất chấp một khởi đầu gian nan đầu năm 2018 này do thị trường suy thoái, người đứng đầu Nvidia tự tin rằng công nghệ này còn lâu mới lụi tàn:

Khả năng xuất hiện một phương pháp chuyển đổi giá ít ma sát, ít tốn kém sẽ tiếp tục ở lại trong một khoảng thời gian dài – Blockchain sẽ không sớm biến đi đâu mất đâu.

GPU thất thế, ASIC thừa thắng xông lên

Nvidia và AMD, tuy vậy, đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ khác trong ngành, mà cụ thể là Bitmain.

Như đã được Coin68 đưa tin, nhà sản xuất thiết bị đào Bitmain của Trung Quốc đã công bố mức lợi nhuận trong năm 2017 cao hơn cả Nividia và AMD, theo đó họ đã kiếm được từ 3 đến 4 tỉ USD từ máy đào ASIC của mình, so với con số 3 tỉ của Nvidia.

Lợi nhuận của Bitmain trong năm 2017 có thể đã đạt đến 4 tỉ USD – Thị trường coins – Coin68

Khối lượng tài sản của “gã khổng lồ” ngành khai thác tiền điện tử Bitmain từ lâu đã được cho là “rất lớn”. Nhờ vào vị thế gần như là độc quyền sản xuất các bộ đào tiền ASIC, Bitmain chẳng khác nào nhận được giấy phép để “in tiền” cả.

 Đây quả thật là một con số khổng lồ, bởi Bitmain chỉ sản xuất ASIC cho một số đồng tiền điện tử nhất định mà thôi.

Dòng ASIC “chủ lực” của Bitmain – Antminer S9 – được quảng bá như là thiết bị đào Bitcoin hiệu quả nhất thế giới, thế nhưng tham vọng của họ không dừng lại ở đó khi liên tục chế tạo nên các dạng máy đào khác giải thuật toán của các đồng tiền điện tử khác.

Điều này đã khiến cộng đồng tiền điện tử liên tục cảnh báo về nguy cơ tập quyền, độc quyền hoá tiền điện tử thông qua việc “nắm thóp” năng lực khai thác tiền.

Một số đồng tiền nhỏ như là Siacoin đã phải cân nhắc tiến hành hard fork Blockchain của mình khi Bitmain triển khai máy Antminer A3 Siacoin nhưng cuối cùng lại từ bỏ ý định này, còn Monero thì mạnh dạn hard fork toàn mạng lưới theo sau sự kiện chào bán Antminer X3 hồi tháng 2.

Các nhà phát triển Monero “tưởng doạ ai dè làm thật”, nâng cấp thuật toán để kháng máy đào ASIC – Thị trường coins – Coin68

Sau khi Bitmain công bố dòng máy đào ASIC mới nhất với tên gọi Antminer X3 được thiết kế để đào Monero và những dòng tiền điện tử khác dựa trên thuật toán CryptoNight, các nhà phát triển của altcoin đã cho triển khai một bản cập nhật nhằm cố vô hiệu hóa thiết bị …

Kể cả Ethereum cũng đã lọt vào tầm ngắm của ASIC, sau khi Bitmain tung ra thị trường chiếc Antminer E3 dành riêng cho thuật toán Ethash của đồng tiền này. Tất nhiên cộng đồng người dùng Ethereum đã lên tiếng kêu gọi tiến hành thay đổi để giữ nguyên đặc tính “kháng ASIC”, thế nhưng nhà sáng lập Ethereum Vitalik Buterin lại tỏ ra không đồng tình, cho rằng giao thức gốc đã là đủ để duy trì trạng thái hiện tại:

Một đặc điểm thú vị của giao thức này là nó cho phép bất kì ai có thể “đầu độc nguồn nước giếng”, bằng cách tạo nên một số lượng lớn hợp đồng trên Blockchain mà có thể cản trở một số dạng ASIC.

Hiện thì phía các nhà phát triển Ethereum vẫn chưa đưa ra bất kì thông báo chính thức gì, trong khi website của Bitmain thì cho biết rằng mẻ Antminer E3 đầu tiên sẽ được giao đến tay khách hàng vào giữa tháng 7.

Tạm kết

Trong một thế giới thương trường cạnh tranh khốc liệt, sự xuất hiện của máy đào ASIC sẽ khiến những người không đủ nguồn lực tài chính chẳng thể nào bắt kịp nổi với năng lực khai thác tiền của các hội thợ đào lớn. Tuy chúng ta vẫn sinh lợi phần nào từ đào tiền điện tử thông qua GPU, thế nhưng sẽ ngày càng có nhiều nhà đầu tư với “ví tiền dày” tiếp cận được đến các thiết bị tối tân nhất trong phân khúc – dù cộng đồng người dùng tiền có muốn hay không.

Lợi nhuận đào coin: Phương pháp kiếm tiền hiệu quả nhất – Thị trường coins – Coin68

Ý tưởng rằng chỉ cần kết nối máy tính của bạn, hay hiện đại hơn nữa là các “dàn trâu cày” với Internet rồi tạo ra tiền “từ không khí” quả thật là cực kì hấp dẫn. Tuy nhiên, mọi chuyện hoá ra không hề đơn giản như cách chúng ta thường nghĩ, khi mà …


Cập nhật tin tức Coin68 mới nhất tại đây


Theo CoinTelegraph

-19/04/2018
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68