Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính nước Anh vẫn chưa chắc chắn về sự cần thiết của đồng tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành (CBDC).
Anh Quốc vẫn "lưỡng lự" về việc phát hành đồng bảng kỹ thuật số
Chiều ngày 25/01/2024, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) và Bộ Tài chính Vương quốc Anh đã công bố kết quả liên quan đến cuộc tham vấn về kế hoạch phát triển đồng bảng Anh kỹ thuật số sau gần 1 năm trưng cầu ý dân.
Kết quả, Chính phủ Anh Quốc cho rằng vẫn còn quá sớm để đưa ra quyết định cuối cùng về sự cần thiết của đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC). Tuy nhiên, họ tuyên bố vẫn tiếp tục nghiên cứu và ưu tiên thiết kế khung pháp lý cho CBDC. Dự kiến phán quyết cho "đồng bảng Anh kỹ thuật số" có thể sẽ được đưa ra trong khoảng từ năm 2025 - 2026.
Today, we respond to the digital pound consultation. We are grateful to those who contributed. With @HMTreasury work continues to explore a digital pound in the design phase, but no decision has been made to issue one.
— Bank of England (@bankofengland) January 25, 2024
You can read our response here: https://t.co/h4GsMkuOpd pic.twitter.com/IwN58h7rNf
Phó Thống đốc Kiểm soát Tài chính của BOE, Sarah Breeden, cho biết:
"Niềm tin vào tất cả các hình thức tiền tệ là điều hoàn toàn cần thiết. Chúng tôi phải xây dựng niềm tin đó và nhận được sự ủng hộ của công chúng và doanh nghiệp, những người sẽ sử dụng nó nếu được triển khai.Ngân hàng và Bộ Tài chính Anh cẩn trọng trong việc ra quyết định nhằm cho phép chúng tôi thiết kế đồng bảng Anh kỹ thuật số phù hợp với những phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực thanh toán và tối ưu thời gian triển khai khi có quyết định chính thức trong tương lai".
Trước khi công bố kết quả, Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính nước Anh đã xây dựng một đội ngũ lên tới 30 người, sau đó mở một cuộc tham vấn trưng cầu ý dân và nhận được hơn 50.000 phản hồi, đa phần bày tỏ sự lo ngại về quyền riêng tư và sự kiểm soát của Chính phủ.
Do đó, Chính phủ Anh khẳng định sẽ ưu tiên ban hành luật liên quan đến "đồng bảng Anh kỹ thuật số". Luật sẽ đảm bảo Chính phủ không thể can thiệp vào việc lập trình loại tiền tệ này, vì vậy sẽ giải quyết được mối lo về quyền riêng tư và kiểm soát dòng tiền của người dân.
Ủy ban Kho bạc Hạ viện Vương quốc Anh (TSC) cũng đề xuất nên đặt ra giới hạn nắm giữ "đồng bảng Anh kỹ thuật số" chỉ được phép thấp hơn 3.000 Euro tương đương 2.550 bảng Anh và có kèm lãi suất theo thời gian.
Nhưng BOE cho rằng ở thời điểm hiện tại họ sẽ giữ mức giới hạn nắm giữ từ 10.000 - 20.000 bảng Anh, có thể xem xét lại trong tương lai và không có ý định ban hành lãi suất nắm giữ "đồng bảng Anh kỹ thuật số".
Đồng thời, Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính nước Anh nhấn mạnh "đồng bảng Anh kỹ thuật số" không thay thế tiền mặt mà chỉ là một phương thức thanh toán bổ sung:
"Tiền Giấy và Tiền Xu rất quan trọng đối với nhiều người, vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp chúng cho những ai muốn sử dụng. Chỉ đơn giản là các hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn sử dụng cho nhu cầu thanh toán hàng ngày".
Quốc đảo sương mù nổi tiếng với tham vọng trở thành trung tâm crypto toàn cầu và đã thông qua một số luật để hợp pháp hóa tiền mã hóa trong nước. Trong quá khứ, nền tảng Recap từng thống kê London là thành phố sẵn sàng kinh doanh crypto nhất thế giới, vượt mặt cả Dubai và New York.
Đây cũng là động thái mới nhất của Chính phủ Anh trong kế hoạch điều chỉnh thị trường tiền kỹ thuật số còn non trẻ. Cơ quan Quản lý Tài chính (FCA) gần đây còn đưa ra khung quy định quảng cáo mới buộc các công ty crypto đặt cảnh báo cho người dùng về những rủi ro tiềm ẩn trong các sản phẩm đầu tư và tuyên bố phạt nặng đến 2 năm tù những ai không tuân thủ.
Coin68 tổng hợp
Tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI nhất của thị trường DeFi tại nhóm chat Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!