logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

a16z đề xuất bộ giấy phép NFT đặc biệt, lấy cảm hứng từ Creative Commons

-01/09/2022

a16z vừa đề xuất bộ 6 giấy phép NFT đặc biệt, cho phép các dự án quyết định chủ sở hữu có thể khai thác và thương mại hóa IP. 

a16z đề xuất bộ giấy phép NFT đặc biệt, lấy cảm hứng từ Creative Commons

Quỹ A16z đã nghĩ ra một bộ gồm 6 giấy phép dành cho NFT, dựa trên mô hình tiên phong của Creative Commons. Bộ giấy phép được đề xuất có tên là “Can’t Be Evil”, hoàn toàn miễn phí giúp các nhà sáng tạo NFT bảo vệ tài sản trí tuệ của họ. 

Trong tuyên bố, đại diện a16z nhận định:

Những người mua NFT thường không biết họ nhận được những quyền gì với NFT của mình. Giấy phép ‘Can’t Be Evil’ sẽ góp phần làm cho hệ sinh thái NFT trở nên đáng tin cậy hơn, cung cấp cho chủ sở hữu những quyền và lợi ích thật sự, từ đó làm hài hòa quyền sở hữu trong thế giới thực với on-chain.”

Dự án trên không chỉ nhằm mục đích làm cho giấy phép bản quyền NFT trở nên rõ ràng hơn mà còn giúp loại bỏ các lỗ hổng tiềm ẩn có khả năng dẫn đến hậu quả pháp lý về sau. 

Cụ thể, bộ giấy phép mới hướng đến các mục tiêu sau:

(1) Giúp người tạo ra NFT bảo vệ (hoặc phát hành) quyền sở hữu trí tuệ (IP) của họ; 

(2) Cấp cho chủ sở hữu NFT các quyền không thể thu hồi;

(3) Giúp người sáng tạo, chủ sở hữu và cộng đồng giải phóng tiềm năng kinh tế của các dự án với sự hiểu biết rõ ràng về khuôn khổ IP.

Ngoài ra, người sáng tạo cũng phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài liệu của bên thứ ba mà không được phép, nếu sử dụng giấy phép trên.

“Can’t Be Evil” có thể sửa đổi và không thể thu hồi, trên năm danh mục: Sao chép, Hiển thị & Phân phối, Thu hồi, Sử dụng thương mại, Sửa đổi & Điều chỉnh và Cấp phép lại. Chúng sẽ có sẵn dưới dạng hợp đồng thông minh trên GitHub của a16z.

Nhiều dự án hàng đầu như Bored Ape Yatch Club đã cấp cho người sở hữu NFT quyền sử dụng hình ảnh để tạo và bán các tác phẩm nghệ thuật và sản phẩm phái sinh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu giấy phép IP có bền vững về mặt pháp lý hay không, hoặc liệu các nhà sáng tạo có lừa dối người mua hay không. Can’t Be Evil được xem là lời giải của a16z cho câu hỏi trên. 

Nếu không có giấy phép bản quyền rõ ràng ngay từ đầu, những nhà sáng lập dự án NFT có thể thay đổi hoặc xóa bản quyền của họ chỉ sau một đêm, minh chứng là trường hợp của Moonbirds và Oddities của PROOF Collective, khiến cộng đồng đứng ngồi không yên. Nhiều dự án NFT cũng đang nối gót phong trào “CCO” hóa – tức từ bỏ quyền tác giả, trao dự án lại cho công chúng, đơn cử là Nouns DAO, Blitmap, CrypToadz hay mới nhất là Moonbirds. 

Ngược lại quá khứ, sự thiếu rõ ràng về quyền sở hữu NFT đã dẫn đến nhiều vụ kiện tụng không đáng có. Yuga Labs và Larva Labs đã ban hành thư ngừng hoạt động đối với các dự án phái sinh có sự tương đồng với IP của họ hay vụ kiện của Supreme” làng NFT với Ryder Ripps vì đã thành lập một dự án quá giống với Bored Ape Yatch Club của họ

Tình hình trên cũng khiến nhiều quan chức nhập cuộc điều tra. Vào tháng 6, hai thượng nghị sĩ đã yêu cầu Văn phòng Bằng sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ và Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ tiến hành nghiên cứu về các vấn đề xoay quanh quyền sở hữu trí tuệ NFT.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-01/09/2022
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68