logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

300 triệu USD Bitcoin đã chảy từ Huobi sang Binance khi Trung Quốc thắt chặt kiểm soát sàn giao dịch

-14/11/2020

Khi chính phủ Trung Quốc đàn áp một số sàn giao dịch tiền điện tử phục vụ người dùng nước này, nhiều khách hàng đã “ôm Bitcoin lao ra biển” – chuyển tiền sang Binance trong những ngày qua.

300 triệu USD Bitcoin đã chảy từ Huobi sang Binance

Dòng tiền Bitcoin chảy từ Huobi sang Binance đã đạt mức cao nhất mọi thời đại kể từ khi CEO Huobi Robin Zhu được cho là mất tích vào ngày 2/11.

Theo dữ liệu do CryptoQuant cung cấp, tổng số 18.652 BTC, trị giá gần 300 triệu USD, đã được chuyển từ Huobi sang Binance từ hôm đó cho đến ngày 11/11.

1411-coin68-trung-quoc-dan-ap-1
Dòng tiền chảy từ Huobi sang Binance kể từ khi có tin FUD. Nguồn: CryptoQuant.

Colin Wu, một phóng viên tiền điện tử Trung Quốc sử dụng tài khoản Twitter @WuBlockchain, chia sẻ:

“Rất nhiều người dùng đã chuyển sang Binance vì người Trung Quốc quen thuộc với Binance hơn và các giám đốc điều hành của Binance đều ở nước ngoài.”

Người phát ngôn của Binance từ chối bình luận về bất kỳ tác động nào mà cuộc đàn áp của Trung Quốc có thể gây ra đối với hoạt động kinh doanh của họ.

Trong nhiều tháng qua, các cơ quan quản lý Trung Quốc đã liên tục đàn áp và kiểm soát các nền tảng giao dịch tiền điện tử phục vụ chủ yếu cho khách hàng nước này. Trong đó, một số sàn giao dịch được cho là có mối quan hệ chặt chẽ, mặc dù không chính thức, với chính phủ Trung Quốc .

Nhiều sàn giao dịch rơi vào tầm ngắm của chính phủ Trung Quốc

Trong một diễn biến có liên quan, sàn OKEx vẫn tạm ngưng các hoạt động rút tiềnvấn đề an ninh của người đang giữ private key. Đồng coin sàn OKEx là OKB đã mất gần 30% giá trị sau khi tin tức này được đưa ra.

Các sàn giao dịch khác cũng rơi vào tầm ngắm. Vào ngày 9/11, CEO TokenBetter, một sàn giao dịch tiền điện tử khác với chủ yếu là người dùng Trung Quốc, được cho là “đang bị điều tra”. Nền tảng của TokenBetter đã cấm rút tiền vào ngày 16/10.

Đây không phải là nỗ lực đầu tiên của cơ quan quản lý Trung Quốc nhằm trấn áp các sàn giao dịch tiền điện tử. Nhiều sàn giao dịch Bitcoin đã nhận được lệnh đóng cửa doanh nghiệp của họ ở Trung Quốc sau khi quốc gia này cấm các hoạt động giao dịch tiền điện tử vào năm 2017.

Huobi hiện có trụ sở tại Seychelles, trong khi OKEx ở Malta. Không rõ các hoạt động kinh doanh chính của Binance được đặt ở đâu. Trong khi đó, CEO Binance Changpeng Zhao chia sẻ rằng sàn hoạt động “phi tập trung”.

1411-coin68-trung-quoc-dan-ap-3
Việc Trung Quốc thắt chặt kiểm soát sàn giao dịch làm ảnh hưởng đến toàn thị trường.

Ciara Sun, phó chủ tịch của Huobi Global Markets, tuyên bố mọi hoạt động tại công ty là “bình thường”:

“Đừng nghe những lời đồn đại. Huobi có quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những người tung tin đồn thất thiệt.”

Trung Quốc siết chặt FinTech

Nhiều nguồn tin thân cận với OKEx và Huobi chia sẻ với báo giới rằng cuộc đàn áp mới này có liên quan đến nỗ lực chống rửa tiền và gian lận của Trung Quốc và không có bất kỳ mối liên hệ nào với việc Trung Quốc tung ra đồng nhân dân tệ kỹ thuật số (CBDC).

Felix Wang, giám đốc của Hedgeye, nhận định:

“Trung Quốc không muốn các sản phẩm kỹ thuật số như đồng nhân dân tệ số phá vỡ những gì đang tồn tại trong hệ thống tài chính. Chính phủ muốn khuyến khích đổi mới và phát triển. Họ chỉ muốn đàn áp những sản phẩm mà họ cho là gây hiểu lầm đối với công chúng.”

Các sàn giao dịch tiền điện tử không phải là mục tiêu duy nhất của giới chức quản lý Trung Quốc trong những tháng gần đây. Có lẽ trường hợp nổi tiếng nhất là việc IPO của Ant Group bị đình chỉ trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Hồng Kông sau khi nhà sáng lập Jack Ma lên tiếng chỉ trích các cơ quan quản lý của Trung Quốc trong một bài phát biểu vào ngày 24/10.

Ảnh hưởng lên toàn thị trường

Theo Hao Wang, nhà sáng lập và CEO của công ty môi giới tiền điện tử CyberX có trụ sở tại Hồng Kông, một kết quả tích cực và lâu dài của cuộc đàn áp đối với các sàn giao dịch là cơ quan quản lý Trung Quốc nên thiết lập quy định pháp lý cho sàn giao dịch, thay vì cấm triệt để.

“Hầu hết người dùng thoát khỏi Huobi cuối cùng cũng sẽ chuyển sang các sàn giao dịch white-label tương tự vì đa số người dùng châu Á hiện không có quyền truy cập vào các nền tảng giao dịch hợp pháp theo luật định.”

Tuy nhiên, khi Trung Quốc ngày càng siết chặt fintech hơn, nhiều người lo ngại rằng nó sẽ làm tổn hại đến toàn bộ ngành công nghiệp non trẻ – bao gồm cả blockchain – khi các công ty mở rộng kinh doanh ra nước ngoài.

Wang chia sẻ:

“Tất cả quốc gia bên ngoài Trung Quốc muốn làm ăn với nước này nhưng có tâm lý khá e dè. Họ đang nghĩ rằng đây sẽ là một phần của cuộc đàn áp lớn hơn đối với fintech, thanh toán tài chính và có thể là cả blockchain.”

Theo CoinDesk

Có thể bạn quan tâm:

-14/11/2020
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68