Nhằm chống lại các cuộc tấn công mạng từ Trung Quốc, Đài Loan sử dụng Web3 để chia sẻ tệp sau chuyến công du của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.
Bộ phát triển kỹ thuật số Đài Loan (MODA) có kế hoạch triển khai công nghệ phi tập trung vào cổng thông tin điện tử của mình trong nỗ lực chống lại các cuộc tấn công mạng.
Taiwan’s Digital Affairs ministry turns to Web3 to guard against mainland China cyberattacks following Pelosi’s visit https://t.co/sdEeHOBmyn
— South China Morning Post (@SCMPNews) August 11, 2022
Hệ thống tệp liên hành tinh (IPFS) được thiết kế bởi Juan Benet vào năm 2014, là một mạng ngang hàng mà quan chức chính phủ sẽ sử dụng để chia sẻ tệp phi tập trung nhằm phá vỡ các nỗ lực kiểm duyệt. IPFS xác định nội dung thông qua các hàm băm, cho phép các tệp được lưu trữ bởi nhiều bên được tìm thấy ở bất cứ đâu và có thể được truy cập bằng HTTP đơn giản.
Động thái nâng cấp IPFS diễn ra sau chuyến thăm gây tranh cãi của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan, đây là lần đầu tiên đối với một quan chức cấp cao kể từ năm 1997, bất chấp cảnh báo từ Trung Quốc đại lục.
Chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi không chỉ gây chấn động về mặt địa chính trị mà còn khiến thị trường tiền mã hóa đứng ngồi không yên. Bitcoin đã tăng lên mức kháng cự 23.500 USD vào ngày 03/08.
Grateful to have friends in the international community standing with #Taiwan to defend democracy & uphold regional security. Thank you @SpeakerPelosi & all the members of your delegation for coming to Taiwan & expressing your support. https://t.co/2EdwsiF8t3
— 蔡英文 Tsai Ing-wen (@iingwen) August 3, 2022
Kể từ chuyến công du, các trang web của chính phủ đã liên tục bị tấn công từ đại lục. Trong một cuộc phỏng vấn với CNA, Bộ trưởng Kỹ thuật số Audrey Tang khẳng định rằng cho đến nay, trang web MODA vẫn chưa bị tấn công kể từ khi ra mắt cùng ngày quân đội Trung Quốc bắt đầu tập trận gần Đài Loan.
“Trang web sử dụng cấu trúc Web3 gắn liền với cộng đồng blockchain và mạng xương sống Web2 toàn cầu. Vì vậy, nếu bị đánh sập, mọi thứ từ Ethereum đến NFT cũng sẽ chung số phận và điều này dường như rất khó xảy ra.”
Ý tưởng sử dụng IPFS được ra đời sau khi Nga xâm lược Ukraine, sử dụng các cuộc tấn công mạng để đánh sập cơ sở hạ tầng của Ukraine.
Theo các quan chức, Đài Loan đã chứng kiến gần 5 triệu cuộc tấn công mạng hàng ngày hoặc ít nhất là quét các lỗ hổng hệ thống vào năm ngoái, cao gấp 23 lần kỷ lục trước đó. Việc triển khai Web3 là một bước tiến lớn, song bộ trưởng lại nhấn mạnh rủi ro của tiền mã hóa trong các hoạt động rửa tiền.
Sau cuộc đàn áp lên ngành crypto của Trung Quốc vào năm ngoái, Đài Loan đã chạy nước rút và nổi lên với những sáng kiến vượt bậc với tham vọng trở thành một trung tâm tiền mã hóa mới của khu vực. Tuy nhiên, ngành tiền mã hóa tại đây dường như đã giậm chân tại chỗ kể từ đó, thậm chí còn đang dần trở nên “lạnh nhạt”.
Gần đây, nước này đã gián tiếp cấm mua tiền mã hóa bằng thẻ tín dụng sau khi cơ quan quản lý tài chính chính so sánh crypto với cờ bạc trực tuyến. Song, cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Đài Loan lại đang thí điểm đồng tiền kỹ thuật số quốc gia (CBDC) của riêng mình.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: