Trước sự thổi phồng quá mức về cơn sốt metaverse trong thời gian qua, nhà sáng lập Ethereum Vitalik Buterin đã lần đầu tiên nêu lên quan điểm “hoài nghi” về lĩnh vực này.
Trong loạt đăng tải vào cuối tuần qua, nhà sáng lập Ethereum Vitalik Buterin đã thẳng thắn tuyên bố thật khó để định nghĩa “metaverse” – một trong những từ thông dụng phổ biến nhất trong thế giới công nghệ hiện nay khi có một người dùng thắc mắc rằng vẫn chưa hiểu rõ có mối liên hệ nào giữa tiền mã hóa và metaverse.
Is there even a coherent definition of “the metaverse” yet? It feels like it’s still in the stage of being a brand name that anyone can claim to describe their thing if the thing feels “meta” or virtual enough or whatever.
— 豚林 vitalik.eth (@VitalikButerin) June 11, 2022
“Tôi không chắc có sự tương quan giữa crypto và metaverse. Có lẽ thế giới ảo cần một số tính bất biến để phát triển mạnh và chỉ có tiền mã hóa mới có thể cung cấp động lực cho metaverse?”
“Thậm chí chưa có một định nghĩa thống nhất nào về *metaverse* cả? Có vẻ như metaverse vẫn đang trong giai đoạn trở thành một lĩnh vực phát triển cụ thể.”
Trên thực tế, metaverse ban đầu được đặt ra bởi nhà văn Neal Stephenson trong cuốn tiểu thuyết “Snow Crash”, được xuất bản vào năm 1992. Tuy nhiên, xu hướng này chỉ bùng nổ khi gã khổng lồ truyền thông xã hội Facebook đổi tên thành Meta vào cuối tháng 10/2021. Và chính bản thân Vitalik Buterin cũng xác nhận điều này.
Neal Stephenson originally, and then Zuck re-popularized it.
— 豚林 vitalik.eth (@VitalikButerin) June 11, 2022
“Ai đã nghĩ ra thuật ngữ metaverse vậy?
Ban đầu là Neal Stephenson ban đầu, và sau đó Mark Zuckerberg đã phổ biến lại chúng.”
Tuy nhiên, bản thân metaverse không thực sự đề cập đến bất kỳ công nghệ hoặc trải nghiệm cụ thể nào. Thay vào đó là một thuật ngữ tổng hợp để chỉ sự kết hợp của các công nghệ như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và big data.
Hơn nữa, với chức năng metaverse hoạt động đầy đủ, có thể được truy cập bởi tất cả người dùng ảo trên thế giới, vẫn chưa thật sự tồn tại. Việc tạo ra trải nghiệm siêu đa dạng nhập vai luôn đòi hỏi các loại công nghệ tiên tiến mà hiện tại có thể không đáp ứng được.
Song, mặc dù có nhiều hoài nghi và sự sụp đổ của thị trường tổng thể chung, kéo theo mối quan tâm đến metaverse đã “lao dốc” không phanh làm khối lượng giao dịch trong thế giới ảo đã giảm 12% so với quý 4/2021, đạt hơn 430 triệu USD kể từ năm 2022, thì Meta vẫn nhất quyết không từ bỏ các kế hoạch metaverse của mình. Công ty gần đây đã thông báo rằng họ sẽ thành lập một học viện metaverse chính thức tại Pháp bất chấp bộ phận metaverse của công ty vừa ghi nhận khoảng lỗ gần 3 tỷ USD trong quý 1/2022.
Mặt khác, dường như sự suy thoái của metaverse không khiến giới tài chính truyền thống cảm thấy hoang mang về tiềm năng của lĩnh vực này, thậm chí sự tiếp nhận của họ còn mạnh mẽ hơn vào năm 2022.
HSBC, Standard Chartered và PwC đã trở thành một trong những tổ chức tài chính toàn cầu đầu tiên tham gia vào metaverse trên The Sandbox. Không những vậy, The Sandbox còn là điểm đến cho cơ quan quản lý tiền mã hóa Dubai ra mắt trụ sở metaverse đầu tiên của mình. Trong khi đó, JPMorgan lại táo bạo thực hiện cú chuyển mình bất ngờ khi mở một văn phỏng ảo trong Decentraland (MANA), nền tảng mà quỹ đầu tư Fidelity cũng chọn làm nơi dừng chân.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: