logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Vì sao Curve Finance (CRV) chưa bay “tung nóc”?

-11/05/2021

Trong tuần qua, Curve Finance đã có nhiều cột mốc đáng khích lệ, không chỉ về mặt giá khi token này đã quay lại vùng 3-4 USD, mà còn về mặt hoạt động, khi nhiều chỉ số cho thấy nền tảng này đang ngày càng vững chắc.

Một tuần hoạt động đầy sôi nổi của Curve Finance
Một tuần hoạt động đầy sôi nổi của Curve Finance

Total Value Locked (TVL)

Đầu tiên, cần phải đề cập đến chỉ số TVL – tức tổng giá trị tài sản khoá trên nền tảng. Con số này của Curve đang xấp xỉ 8 tỷ USD (theo kênh DeFi Pulse). Tuy nhiên, chính dự án lại đang lên tiếng đính chính, rằng con số thực tế sẽ phải là 9 tỷ USD.

Dù vậy, mặc cho con số thực có là 8 hay 9, thì phải thừa nhận rằng, tốc độ tăng trưởng của chỉ số này vẫn là rất ổn định. Xu hướng tăng của TVL trên Curve được thể hiện ở hình dưới đây.

Xu hướng tăng trưởng về TVL. Nguồn: DeFi Pulse
Xu hướng tăng trưởng về TVL. Nguồn: DeFi Pulse

Mở rộng hay “mộng dở”?

Dễ dàng nhận thấy, thời gian gần đây Curve đã tìm thêm được các mảng mới để phát triển, điển hình có thể kể đến hệ thống Curve trên Fantom và Polygon.

Giao diện Curve trên Fantom
Giao diện Curve trên Fantom

Fantom từ trước đến nay vốn là thứ được Andre Cronje shill rất nhiều. Bản thân Curve cũng là dự án chơi rất thân với hệ sinh thái Yearn của Andre, do đó việc mở rộng hợp tác này có thể sẽ là tiền đề để Curve tăng trưởng và phát triển, không chỉ còn là trong mạng lưới Ethereum, mà còn là nhiều mạng lưới mới.

Giao diện Curve trên Polygon
Giao diện Curve trên Polygon

Về Polygon, hiện thì không thể hoàn toàn định nghĩa đây là giải pháp layer-2 của Ethereum hay là một chain riêng biệt. Đơn giản vì họ đang phát triển khá nhanh hệ sinh thái, với sự góp mặt không những của Curve mà còn có Sushi, Cream, Anyswap,.. (các building block hay khối xây dựng nền tảng của DeFi đương đại).

Ngoài ra, Curve vừa công bố ít đây vài giờ là họ đã thử nghiệm thành công cơ chế mint token USDP với token 3pool gauge. Đồng thời là thông báo cập nhật đề xuất thêm pool cho alUSD (đồng synthetic trên nền tảng của Alchemix). Cuối cùng, đó là việc đề xuất pool ETH/stETH (token stake được mint ra từ pool của Lido Finance) nhằm giúp các đồng ETH stake được neo giá tốt hơn và thị trường cho mảng này sẽ có tính thanh khoản cao hơn.

Đây là hướng đi giúp tính năng các pool của Curve được phát triển mạnh mẽ, nhiều ứng dụng hơn để thu hút người dùng.

NHƯNG…, với cơ chế xả ra 2 triệu token mỗi ngày, Curve quả thật đang có một điểm yếu chí mạng. Vậy, hãy cùng phân tích, dự đoán điều gì sẽ xảy ra với lượng token trên qua góc nhìn của phí giao dịch nhé.

Phí giao dịch – Cái tát hữu hình của “bàn tay vô hình”?

Với hầu hết dân chơi DeFi, chỉ số tiên quyết ban đầu mà người dùng để ý là TVL. Tuy nhiên, với mô hình kiểu sàn giao dịch như Curve, một thông số vô cùng quan trọng khác mà ít người để ý chính là volume và phí giao dịch.

Điều này là vì trong thiết kế mô hình ban đầu, Curve sẽ trích phí giao dịch 0,04% từ volume, từ đó phân bổ lại cho những ai giữ token veCRV, các liquidity provider,… Vậy tại sao điều này lại quan trọng?

Để dễ hình dung, phí giao dịch giống với doanh thu trong mô hình kinh doanh truyền thống, và việc phân bổ lại reward cho holder thì không khác gì trả cổ tức. Như vậy, hầu hết holder sẽ cân nhắc lượng tiền họ được trả để xem xét giá trị của việc hold token veCRV.

Volume hiện tại trên Curve đã tăng ấn tượng trong tuần qua, điển hình có lúc còn đạt mốc lịch sử trong ngày. Vào thời điểm bài viết, khối lượng của tháng 5 là 1,8 tỷ USD, tức chỉ còn 2/3 tháng để Curve có thể vượt ngưỡng đỉnh của tháng trước và theo mình đánh giá thì khả năng này là 5 ăn 5 thua.

Khối lượng giao dịch trên Curve
Khối lượng giao dịch trên Curve

Các tháng trước đó, khối lượng giao dịch cụ thể là:

  • Tháng 04: 6,8 tỷ USD
  • Tháng 03: 5,4 tỷ USD
  • Tháng 02: 4,8 tỷ USD
  • Tháng 01: 6,3 tỷ USD
  • Trung bình từ tháng 01 – 04 là: 5,8 tỷ USD

Với mức phí 0,04% khối lượng, ta sẽ thu được lượng phí giao dịch trung bình khoảng 2,33 triệu USD mỗi tháng. Mỗi tháng, ta sẽ có 60 triệu token CRV tràn ra dòng đời (mỗi ngày 2 triệu). Đồng nghĩa với việc, các liquidity provider, các veCRV holder đang nhận mỗi đồng CRV trả thưởng với giá trị tương ứng 2,33/60 = 0,038 USD.

Nếu chiếu theo đó, khả năng một người bán 1 token CRV xấp xỉ 3 USD sau khi nhận token này với giá trị tương ứng 0,038 USD là khá cao.

Tuy nhiên, đây là con số tính toán dựa trên khía cạnh thuần về phí giao dịch, chưa bao hàm giá trị khấu hao và tiềm năng của CRV trong tương lai. Có thể, nhiều người vẫn sẽ tin vào tiềm năng và giữ token. Đây đơn giản chỉ là quy luật của cuộc chơi và mỗi người sẽ có một cách chơi khác nhau.

Tài chính là cuộc chơi của kinh tế thị trường cũng như quy luật cung cầu, do đó việc đưa ra quyết định cần phải có yếu tố lý trí và nghiên cứu thật kỹ lưỡng của bản thân mỗi người chơi.

Hi vọng, sau bài viết trên đây, quý bạn đọc cũng sẽ có những góc nhìn thật sự lý tính của riêng mình để không bị fomo hay dao động trong cuộc chơi tàn khốc này.

Lưu ý, bài viết trên đây chỉ mang tính chất thông tin và không được xem là lời khuyên đầu tư!!!

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-11/05/2021
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68