logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Vault7: Liệu Bitcoin của bạn có an toàn?

-03/04/2017

Vault7 là tên mã mà trang WikiLeaks đặt cho một loạt các đợt công bố tài liệu mật giới thiệu chi tiết về cách do thám thông qua thiết bị điện tử và chiến tranh mạng của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).

Trang web chuyên tiết lộ thông tin này khẳng định rằng đây sẽ là “đợt công bố tài liệu lớn nhất từ trước đến nay về CIA.”

Phần một của series này, tên mã là “Year Zero”, được đăng tải vào ngày 7 tháng 3 năm 2017. Nó là tập hợp của hơn 8,000 tài liệu trình bày nhiều bằng chứng đáng báo động về khả năng thâm nhập của CIA vào các thiết bị điện tử và dùng chúng cho hoạt động giám sát hay chiến tranh mạng của cơ quan này.

Điều tồi tệ hơn là các báo cáo về “kho thiết bị” dùng để xâm nhập của CIA được cho lưu hành một cách tự do, không có quản lí giữa các nhà thầu và tin tặc làm việc cho Chính phủ Mỹ. Điều này có nghĩa là chúng có thể được tiếp cận và sử dụng bởi các phần tử nguy hiểm bên ngoài CIA.

Đây là diễn biến mới nhất trong quá trình đấu tranh chưa có hồi kết để làm sáng tỏ mức độ và tầm với của các cơ quan Tình báo Mỹ tới thông tin cá nhân của cả công dân Mỹ và người nước ngoài. Quá trình này bắt đầu từ năm 2013 với sự kiện tiết lộ thông tin của “người thổi còi” Edward Snowden về chi tiết của các chương trình như là PRISM và Xkeyscore, vốn tiến hành bởi Cơ quan An ninh Nội địa Mỹ (NSA) phục vụ cho việc do thám toàn cầu.

Giờ đây thì tập tài liệu “Year Zero” khẳng định rằng CIA hiện tại cũng đang sở hữu khả năng tương tự như NSA trong tình báo và chiến tranh mạng.

NHỮNG CÔNG CỤ MÀ CIA CÓ THỂ SỬ DỤNG

Dưới đây là một bản danh sách không hoàn chỉnh về cách thức do thám của CIA:

Chặn liên lạc của smartphone: CIA bị cáo buộc là có thể cài đặt phần mềm lên trên cả hệ điều hành iOS và Android của những smartphone hiện nay. Sau khi truy cập vào thiết bị thì CIA có thể chặn và nghe lén các cuộc hội thoại, tin nhắn văn bản và âm thanh trước khi nó bị điện thoại mã hoá.
Kể cả những ứng dụng nhắn tin mà mã hoá từ người gửi đến người nhận như là Telegram, Whatsapp hay Signal cũng có thể bị hack vì các phần mềm CIA có khả năng vượt qua mã hoá của chúng bằng cách theo dõi thao tác bàn phím.

– Trong “Year Zero” cũng có đề cập đến việc CIA đang nghiên cứu về khả năng xâm nhập vào các phương tiện điều khiển bởi trí tuệ nhân tạo (AI). Mặc dù không có bằng chứng rõ ràng chứng minh CIA sở hữu phương thức trên nhưng nếu có thì nó sẽ cho họ năng lực tiến hành các vụ ám sát mà gần như không thể bị phát hiện.

Dự án Weeping Angel: loại công nghệ này được tiết lộ là có thể thâm nhập vào TV thông minh của Samsung và biến chúng thành các thiết bị nghe lén. Một khi TV đã bị CIA kiểm soát thì nó có thể tự chuyển sang chế độ “tắt giả”, nhìn bên ngoài thì trông nó có vẻ không hoạt động nhưng thực chất nó vẫn có thể dùng micro để lưu lại những cuộc đối thoại trong phòng và truyền về lại cho CIA mà người chủ vẫn không hay biết gì.

Cổng sau của PC: “Year Zero” cũng đề cập tới khả năng lây nhiễm vào các máy tính chạy hệ điều hành Windows XP, Windows Vista và Windows 7. Những máy bị xâm nhập có thể được giấu vào trong đó các chương trình độc hại dưới tên file DLL hợp pháp. Và trước khi bạn có ý định chuyển sang dùng Linux hay Mac OS thì xin thông báo rằng chúng cũng có thể bị lây nhiễm.

LIỆU TÔI CÓ BỊ THEO DÕI

Khả năng cao là bạn sở hữu ít nhất một thiết bị đã bị xâm nhập.

Các loại smarthphone chạy Android và iOS, máy tính sử dụng Windows, Mac OS và Linux, TV thông minh Samsung – đặc biệt là dòng TV F8000 của Samsung – đều đã được báo cáo là có các phần mềm do thám riêng cho từng loại.

Điều quan trọng cần lưu ý là khác với cách thu thập thông tin số lượng lớn của NSA – theo thông tin rò rỉ từ Edward Snowden – thì những công cụ hé lộ bởi báo cáo “Year Zero” chỉ được dùng để giám sát các mục tiêu cụ thể. Có nghĩa là nếu bạn không nằm trên danh sách khủng bố hay tội phạm thì ít có khả năng CIA sẽ sử dụng “kho thiết bị” công nghệ cao để do thám bạn.

Tuy nhiên, những phần mềm trên vẫn có điểm yếu của riêng chúng và việc tài liệu về chúng vẫn đang trôi nổi bên ngoài CIA khiến các thiết bị của bạn vẫn có thể bị xâm nhập bởi các phần tử nằm ngoài Chính phủ Liên bang, ví dụ như là những tin tặc muốn ăn cắp thông tin cá nhân của bạn.

BẠN CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ TĂNG TÍNH BẢO MẬT CỦA THIẾT BỊ

Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia thì tiếp theo đây là một số các biện pháp bạn có thể thực hiện để bảo vệ thiết bị điện tử của mình.

  • Trước hết là phải bảo đảm cập nhật hệ điều hành của tất cả các thiết bị của bạn lên phiên bản mới nhất. Android, iOS, Windows thường được vá lỗi thường xuyên bởi nhà cung cấp để sữa chữa các lỗ hổng an ninh vừa mới phát hiện. Cập nhật hệ điều hành lên phiên bản mới nhất sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ bị CIA hay các cơ quan khác do thám thông qua cửa sau. Trong trường hợp vài mẫu smartphone cũ không hỗ trợ cập nhật các biện pháp an ninh mới nhất thì có lẽ đã đến lúc bạn nên đi đổi điện thoại mới.
  • Hãy cài đặt một chương trình chống virus lên trên mọi thiết bị có thể cài. Thực tế là có nhiều cửa sau trong thiết bị của ta được chính các nhà phát triển để lại đó vì họ thông đồng với Chính phủ. Chính vì vậy, những cái cửa sau như thế sẽ khó bị loại bỏ bởi các cập nhật an ninh cho hệ điều hành. Tuy nhiên, các công ty chống sẽ virus chẳng được lợi gì nếu để những lỗ hổng như vậy sót lại mà trái lại, danh tiếng công ty họ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng loại bỏ chúng. Điều này có nghĩa là nếu muốn vá nhiều nhất có thể những lỗ hổng an ninh của thiết bị thì các phần mềm chống virus là lựa chọn tốt nhất của bạn.
  • Đừng để người lạ truy cập trái phép vào thiết bị của bạn. Trong những thông tin mới rò rỉ thì đôi khi cần có tiếp xúc vật lí mới có thể cấy được các phần mềm gián điệp của CIA lên thiết bị của bạn.
  • Hãy sử dụng các ứng dụng nhắn tin mà có mã hoá từ đầu đến đuôi như Whatsapp hay Telegram. Bằng cách đó thì dù thiết bị của bạn có bị xâm nhập thì các cuộc hội thoại vẫn có khả năng giữ được sự riêng tư cao hơn so với khi sử dụng các ứng dụng kém bảo mật hơn.
  • Nếu bạn sở hữu một cái TV thông minh của Samsung thì đừng ngại rút công tắc ra sau khi sử dụng. CIA vẫn chưa thể sử dụng các thiết bị điện tử mà không được cấp nguồn – vẫn chưa thôi.

BẠN CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ CÓ THỂ NẰM NGOÀI TẦM KIỂM SOÁT?

Nếu mọi cách đều thất bại, bạn có thể lựa chọn quay về thời tiền sử: vứt bỏ hết các thiết bị điện tử và trốn lên núi ở ẩn.

Dù ở trên đã liệt kê ra vài cách để tăng cường bảo mật cho thiết bị của bạn nhưng đôi khi như thế vẫn chưa đủ. Có thể những công cụ tiết lộ trong “Year Zero” chỉ là một phần nhỏ trong số những thứ mà CIA còn có thể sử dụng. Hoặc là những cái cửa sau cũ giờ đây đã được thay thế bởi những cái mới, hiện đại hơn – những cái mà bạn chẳng thể làm gì được chúng cả.

Nếu trong trường hợp đó thì chỉ còn một cách bạn có thể làm trong cái thế giới mà ngày nay đã bị công nghệ thống trị: vứt bỏ hết các thiết bị điện tử và lên núi ở ẩn. Sau đây là một vài lời khuyên hữu ích về cách sinh tồn nơi hoang dã.
Đơn giản là bạn chỉ cần nắm bốn yếu tố cơ bản để sống sót tại nơi hoang dã:

  • Nơi trú ẩn: Tuỳ thuộc vào các vật liệu sẵn có, mức độ chuẩn bị và nhiệt độ bên ngoài thì chỗ ở của bạn có thể là bất cứ thứ gì: lều vải, chòi, nhà băng, hoặc một cái hang. Nếu bạn dùng nơi trú ẩn tự nhiên thì hãy chắc chắn rằng không có con gấu nào đang ngủ đông trong đó trước khi biến nơi đó thành ngôi nhà mới của bạn.
  • Lửa: Thật sự thì hãy quên nó đi. Những vệt khói có thể làm lộ vị trí của bạn và cuối cùng thì sẽ dẫn CIA đến chỗ của bạn. Hãy học cách ăn sống đồ ăn đi.
  • Thức ăn: Hãy cố gắng hết sức để đừng bị đói: ăn cây cỏ (trừ những loại có độc), nấm, cá. Bên cạnh đó, hãy ứng biến: bạn có thể chế tạo vũ khí từ hầu hết các thứ – kể cả từ bao cao su – để đi săn thú và có thể là cả bọn chỉ điểm cho CIA.
  • Nước uống: Miễn là bạn đừng chọn sống gần những con sông ở thành phố Flint, bang Michigan (nước sông ở thành phố Flint bị nhiễm độc chì nặng đến mức sẽ phải tốn ít nhất 7 năm – từ 2013 đến 2020 để chất lượng nước quay lại mức độ an toàn để uống), còn ngoài ra thì chỗ nào cũng sẽ có nước để uống.
-03/04/2017
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68