Phần đông các nhà lập pháp tại Hạ viện đang thể hiện ủng hộ dự luật về quy định tiền mã hoá tại Mỹ.
Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện bỏ phiếu ủng hộ dự luật tiền mã hoá
Tại phiên thảo luận ngày 26/04, dù đã có nhiều tranh cãi trong chi tiết đề xuất dự luật crypto của Hạ viện Mỹ, song kết quả cuối cùng vẫn nghiêng về phiếu thuận đối với các đạo luật của riêng ngành tiền mã hoá.
Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện là ông Patrick McHenry lưu ý rằng đây sẽ là cột mốc đánh dấu "khung pháp lý đầu tiên" của crypto, đồng thời khẳng định vị thế dẫn đầu thế giới về thúc đẩy tiến bộ và tiếp nhận công nghệ của Hoa Kỳ.
Tuy vậy, đi vào quá trình tranh cãi, một lượng lớn thành viên Ủy ban bao gồm cả Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đã thể hiện quan điểm không đồng tình với cấu trúc bộ dự luật crypto. Cho rằng một vài điều khoản trong dự luật đang phân bổ nhiều quyền lực hơn cho Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC).
CFTC nổi tiếng là “mềm mỏng” hơn với các công ty tiền mã hoá so với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC), điều mà Đảng Dân chủ cho rằng có thể tạo điều kiện cho nạn gian lận ở ngành này trong tương lai.
Hạ nghị sĩ Stephen Lynch (D-Mass.) thậm chí đã có những chỉ trích đanh thép:
“Tôi đã ở trong ủy ban này 20 năm và tôi có thể nói một cách dứt khoát rằng đây là bộ luật tồi tệ nhất đã được đề xuất.”
Phe bảo thủ bày tỏ lo ngại về việc bộ luật sẽ làm suy yếu các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng, hay những mâu thuẫn với bộ luật chứng khoán truyền thống. Do vậy, dự luật có yêu cầu SEC và CFTC sẽ phải cộng tác với nhau để ban hành quy định mới để quản lý ngành crypto, song không được phép can thiệp vào cách người dân nắm giữ tài sản số.
Cụ thể một số đề xuất đáng chú ý trong dự luật có thể kể đến gồm:
- Các dự án crypto sẽ được miễn đăng ký chứng khoán trong 12 tháng, cho phép chào bán 75 triệu USD token, song phải áp đặt những điều kiện nhất định đối với nhà đầu tư cá nhân như giá trị token mua không vượt quá 5% thu nhập của cá nhân đó.
- Đơn vị phát hành token sẽ không được phép bán trên 10% tổng cung token cho một người mua duy nhất, giao dịch ấy cũng không được phép bao gồm những tài sản crypto khác hoặc cổ phần hay nợ.
- Đơn vị phát hành token vẫn phải cung cấp thông tin lên SEC, báo cáo hoạt động định kỳ nửa năm và một năm, cho đến khi dự án được giới chức quản lý công nhận là đã đạt đến mức độ phi tập trung cần thiết để token được xem là một dạng hàng hóa.
- Đơn vị phát hành token phải đăng ký hoạt động tại Mỹ, có kế hoạch kinh doanh cụ thể và không bị SEC phạt trong 5 năm trước thời điểm chào bán tài sản số.
- Không một tổ chức nào được phép trộn lẫn tài sản người dùng với tài sản doanh nghiệp, một trong những hành vi phạm tội chính được phát hiện trong vụ FTX.
- Tài sản số bị phân loại là chứng khoán sẽ được giao dịch trên các nền tảng do SEC quản lý, trong khi tài sản số là hàng hóa sẽ thuộc phận sự giám sát của CFTC.
Cho đến nay, Quốc hội Mỹ chưa có bất kỳ lập pháp về tiền mã hóa; chưa có một dự luật nào trở thành luật pháp cho đến thời điểm hiện tại và quá trình này vẫn đang bị chia rẽ bởi hai đảng Cộng hòa và Dân chủ.
Hạ nghị sĩ Tom Emmer (R-Minn.), người cũng thuộc phe ủng hộ, cho biết:
“Nếu Quốc hội không làm gì, chúng ta sẽ bỏ lỡ một cơ hội lớn và người Mỹ sẽ phải gánh chịu hậu quả vì điều đó.”
Ủy ban Nông nghiệp Hạ viện sẽ bắt đầu đánh dấu Đạo luật Công nghệ và Đổi mới Tài chính cho Đạo luật Thế kỷ 21, trong khi Ủy ban Dịch vụ Tài chính đánh dấu luật về stablecoin vào ngày 27/07.
Coin68 tổng hợp
Tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI nhất của thị trường DeFi tại nhóm chat Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!