logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Tỷ trọng “DEX liquidity” trong tokenmetric nói lên điều gì về dự án?

-31/07/2021

Nhiều anh em đọc token allocation của các dự án, sẽ thấy token được phân bổ theo tỷ trọng % cho rất nhiều mảng (team, nhà đầu tư, phát triển hệ sinh thái,..). Tuy nhiên, có một phần ít anh em để ý, đó là tỷ trọng cho liquidity, tức lượng token dự án dành cho hoạt động cung cấp thanh khoản ban đầu. Vậy, phần allocation này nói lên điều gì về dự án và cách tận dụng thông tin này như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!!!

Tỷ trọng "DEX liquidity" trong tokenmetric nói lên điều gì về dự án?
Tỷ trọng “DEX liquidity” trong tokenmetric nói lên điều gì về dự án?

Tỷ trọng dành cho thanh khoản – đòn bẩy hiệu quả của dự án

Trước hết, lấy ví dụ là mình muốn phát hành một token có tên là FOMO. Token FOMO có:

  • Tổng cung 1 triệu token.
  • Dự án dành ra 100.000 token (10%) cho hoạt động cung cấp thanh khoản.

Thường thì không có một con số “vàng” cho tỷ lệ này, nhưng nhà đầu tư thường sẽ thích các dự án cung cấp tỷ trọng càng lớn càng tốt cho khoản liquidity này. Vì sao? Vì nó giúp họ giảm thiểu rủi ro vốn hoá thị trường bị thổi lên quá mức. Khó hiểu quá phải không, hãy cùng back lại với ví dụ đồng FOMO nhé!!!

Ví dụ, dự án định giá họ có FDV (vốn hoá pha loãng) là 1 triệu USD. Thì trong trường hợp tổng cung 1 triệu token của FOMO, mỗi token sẽ có giá 1 USD. Nếu:

  • Dành ra 10% cung cấp thanh khoản: họ sẽ chỉ cần bơm thêm 100k USDC vào pool FOMO-USDC.
  • Dành ra 5% cung cấp thanh khoản: họ sẽ chỉ cần bơm thêm 50k USDC.

Bạn thấy sự khác biệt rồi chứ? Đến đây có thể tạm kết luận, các dự án có tỷ trọng allocation cho mục liquidity sẽ có xu hướng dùng đòn bẩy để thổi giá token cũng như FDV lên. Nó sẽ có những cơn sóng mạnh thời điểm đầu, nhưng về lâu dài thì không phải là điều tốt.

Liệu % liquidity thấp có là một tín hiệu “hoàn toàn xấu”?

Liệu % liquidity thấp có là một tín hiệu "hoàn toàn xấu"?
Liệu % liquidity thấp có là một tín hiệu “hoàn toàn xấu”?

Theo cá nhân mình theo dõi, thì các dự án trên hệ sinh thái ethereum thường dành tỷ trọng khá lớn cho mục liquidity này (khoảng trên 30%), dưới hình thức gửi thẳng token cho user và tạo pool thanh khoản cho giao dịch ngay lập tức. Một phần là vì họ thường là các dự án cộng đồng – fair launch. Và vì là các dự án triển khai theo hình thức fair launch, họ sẽ tiết kiệm được kha khá % cho các vòng đầu tư sớm, các vòng dành cho các quỹ VC.

Tuy vậy, không phải cứ có % dành cho liquidity lớn thì sẽ đảm bảo thành công. Nếu chọn cách đi theo hướng allo một lượng thanh khoản lớn cho user, các dự án cần đảm bảo có một cộng đồng thật sự mạnh mẽ và thực sự “yêu dự án”.

Rảo qua một chút về solana, cá nhân mình theo dõi thì % mục liquidity của các dự án solana thường dao động từ 8-10%, một con số không phải là quá cao nếu so với ethereum. Tuy nhiên, cũng không thể kết luận được rằng đây là tín hiệu xấu. Đơn giản vì các dự án solana được bảo chứng bằng các quỹ, và từ đó họ tự tin công bố một tokenmetric có tỷ trọng thấp cho liquidity.

Cho nên, có thể tạm coi tỷ trọng này là một tín hiệu, chứ không thể cứng nhắc dựa vào con số này để 100% kết luận độ an toàn của dự án.

Nếu tỷ trọng dành cho liquidity thấp, làm sao để biết dự án có an toàn hay không?

Cách đầu tiên để xác định một dự án có an toàn (dù % liquidity thấp), như có đề cập ở phần trước, đó là theo dõi danh sách các quỹ tham gia các vòng đầu. Nếu các quỹ này có xu hướng xả coin, mà % cho mục initial liquidity (thanh khoản ban đầu) thấp, đây là một tín hiệu báo động. Đây hoàn toàn là một mô tuýp pump-and-dump điển hình.

Có một xu hướng khác mình thấy đó là tận dụng % dex liquidity nhỏ để làm đòn bẩy thu hút dòng tiền, sau đó luân chuyển dòng tiền này vào hệ sinh thái của dự án để nuôi sống dự án. Thì về dài hạn, đây là hướng đi tốt, nhưng nếu tham gia các dự án kiểu này, có thể cân nhắc chơi theo kiểu chia làm 2 sóng:

  • Tham gia 1 sóng xả ban đầu, cần cân nhắc đi ra nhanh
  • Tham gia một lần nữa ở sóng thứ 2 – lúc dự án bắt đầu luân chuyển được vốn vào hệ sinh thái để phát triển sản phẩm.

Một cách nữa về mặt kỹ thuật, đó là anh em nào nghiên cứu sâu thì có thể đọc trong smart contract của dự án. Nếu contract có cơ chế timelock (tức khoá 1 phần token cố định trong pool). Điều này có thể được coi là một cam kết của dự án, rằng họ sẽ không bao giờ rút thanh khoản…trong một khoảng thời gian cam kết.

Về vấn đề timelock, thì có thể nói MasterChef của Sushi đang là quy chuẩn và được đánh giá khá cao. Anh em nào quan tâm cũng có thể tìm đọc từ khoá “Compound Timelock Audit” của nền tảng lending compound. Cái này nó cũng khá chuyên sâu về kỹ thuật nên mình cũng xin phép không đề cập chi tiết ở đây.

Tạm kết

Nói xa nói gần, thôi thì chúng ta tạm kết với nhau vài ý như sau nhé:

  • % dành cho liquidity thấp là một tín hiệu xấu và cần phải lưu ý khi tiếp cận nghiên cứu dự án
  • Tuy nhiên, điều này không phải 100% là tệ và nghiêm trọng đến mức “báo động”. Có thể cân nhắc một vài khía cạnh khác xem có bổ trợ được cho việc allo thấp cho liquidity hay không.
  • Đừng nghe dự án nói, hãy xem những gì họ làm.

Oke, vậy là chúng ta đã cùng điểm qua vài ý chính liên quan đến vấn đề thanh khoản của các dự án. Hi vọng bài viết trên đây hữu ích cho anh em. Nếu quan tâm và muốn thảo luận về những vấn đề của các dự án DeFi, anh em có thể tham gia cộng đồng Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!

Lưu ý: Bài viết trên đây chỉ mang tính chất thông tin và không được xem là lời khuyên đầu tư.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-31/07/2021
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68