logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Từ Bored Ape Yacht Club, ngẫm về câu chuyện “công dụng của NFT”

-06/05/2022

Cuộc chiến “gas war” 150 triệu USD có còn khiến BAYC tiếp tục là hình mẫu lý tưởng? Các dự án NFT tiếp theo cần phải làm gì để trở nên có giá trị? Hãy đi qua góc nhìn của AntiAntiNFTs Club (AANC) trong bài viết ngày hôm nay.

Yuga Labs & BAYC: hình mẫu lý tưởng cho các dự án NFT

Yuga LabsBored Ape Yacht Club (BAYC) đã và đang là hình mẫu lý tưởng để những dự án NFT noi theo.

Từ cộng đồng, công dụng (utility), cho đến thương hiệu, BAYC đã trở thành một huyền thoại mà người ta phải nhắc đến khi kể về lịch sử của nền văn hóa NFT sau này.

Lòng tin vào huyền thoại này đã gần như là tuyệt đối.

BAYC đã tạo ra một mô hình của sự thành công, bao gồm bốn giai đoạn mà một bộ sưu tập NFT sẽ phải đi qua để trở nên “đắt giá” hay còn gọi là NFT dạng “blue-chip”.

  1. Tạo ra một bộ sưu tập NFT chính là Bored Ape Yacht Club rồi các sản phẩm phái sinh như Mutant Ape Yacht Club, Bored Ape Kennel Club,…;
  2. Tạo cộng đồng;
  3. Airdrop token ApeCoin (APE);
  4. Tiếp tục mở rộng dự án.

Đó là cho tới sự kiện mở bán đất trên Otherside, “cuộc chiến gas war” lớn nhất từ trước đến nay trên Ethereum diễn ra và hơn 150 triệu USD bị đốt chỉ để quyết định xem ai là người người chiến thắng. Và rồi phía Yuga Labs bâng quơ đưa ra một lời đề nghị rằng, “hiển nhiên là ApeCoin cần phải chuyển sang dùng một chain riêng để mở rộng tốt hơn”. Điều này đã khiến cho nhiều nhà đầu tư bắt đầu đặt câu hỏi cho niềm tin của mình về BAYC cũng như Yuga Labs.

“Nếu như họ đã làm hỏng cả một việc đơn giản như chuyện thiết kế cơ chế mint, liệu bạn có thể đảm bảo rằng Otherside sẽ không phải là một thứ bỏ đi không?”

Utility: Đã đến lúc “danh tiếng” nhường chỗ cho những điều “chân thật giản đơn”?

Mô hình thành công của Bored Ape Yacht Club hoàn toàn không sai. Nếu như mọi người theo dõi kĩ các dự án NFT gần đây sẽ thấy chúng đều có một roadmap tương tự thế này: mở Discord, tạo cộng đồng, bán NFT, bán merch (quần áo, đồ lưu niệm), tổ chức sự kiện, và sau đó có thể là airdrop token.

Tuy nhiên, mô hình này sẽ sớm bị bão hòa, vì cho dù một cộng đồng được xây dựng tốt đến đâu mà NFT không có utility rõ ràng ngoài việc tạo ra các loại “exclusive access” (đặc quyền truy cập vào kênh Discord hoặc một sự kiện nào đó của dự án), thì sớm hay muộn, các thành viên trong cộng đồng ấy đều sẽ trở thành NFT flipper – tức người đầu cơ NFT theo kiểu lướt sóng, mua cao bán thấp.

Lấy ví dụ về Moonbirds, bộ sưu tập NFT cực hot gần đây mà AANC đã giới thiệu trong bài viết trước. Hãy quay trở về thời điểm trước khi Ryan Carson, COO của PROOF, tuyên bố rời khỏi dự án. Utility chính của bộ sưu tập này cũng là đặc quyền được tham gia những sự kiện, những bài báo cáo hằng tuần về thị trường NFT, nhưng đó là những sự kiện tầm cỡ “Hội nghị”. Theo như đội ngũ của Moonbirds, một trong những đặc quyền dành cho người nắm giữ NFT là quyền tham gia Proof of Conference, một hội nghị về NFT tốt nhất (thế giới), và đây sẽ phải quy tụ rất nhiều gương mặt đình đám trong giới NFT, hoặc ít nhất là một cái tên quen thuộc trong giới crypto.

Nhưng vấn đề là không phải đội ngũ nào cũng đủ sức thực hiện một sự kiện quy mô như vậy. Tuy nhiên, nhà sáng lập của PROOF – đơn vị đằng sau Moonbirds – là Kevin Rose thì là một doanh nhân nổi tiếng với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành truyền thông ở Mỹ (Revision3 hay Digg đều là những sản phẩm do Kevin Rose đồng sáng lập) và cũng chơi khá thân với nhiều đồng sáng lập của dự án NFT đình đám khác. COO của PROOF, Ryan Carson, cũng là CEO của Treehouse, một đơn vị giáo dục công nghệ nổi tiếng. Như vậy, có thể thấy mối quan hệ của Kevin và Ryan trong cả hai mảng Web2 và Web3 đều rất lớn, và việc xây dựng một “Hội nghị” về NFTs hoàn toàn nằm trong khả năng của họ.

Câu hỏi đặt ra là, chúng ta có bao nhiêu Kevin Rose và Ryan Carson như thế để có thể áp dụng thành công công thức của mô hình BAYC? Nếu bạn không phải là Kevin Rose hay Ryan Carson, cách duy nhất để trở thành một “blue-chip” tiếp theo là tạo ra giá trị.

Giá trị ở đây không phải chỉ là những sự kiện, những cuộc hội họp, những bộ sưu tập thời trang hiện đại và hợp thời, mà là một sản phẩm thực thụ. ERC721A của Azuki hay ERC721R của Podium là một ví dụ. Tuy chỉ là một số cải tiến không quá lớn để tối ưu phí gas, nhưng nó cho thấy nỗ lực của một đội ngũ trong việc sáng tạo và cải tiến để giải quyết một vấn đề nào đó đang hiện hữu. Nhìn xa hơn, một sản phẩm thực thụ nên có khả năng tạo ra dòng tiền một cách ổn định và vững bền chứ không chỉ gói gọn trong hai chữ “exclusive access”.

Những dự án NFTs tiếp theo sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều để đạt được vị trí “blue-chip”. Thị trường NFT còn rất mới, và cuộc đua này chỉ mới bắt đầu.

Memes có thể là một yếu tố quan trọng trong xã hội, và sự chú ý cũng cực kì quan trọng… nhưng những thứ khác kém bóng bẩy hơn cũng đóng một vai trò trọng yếu không kém.

“Bức họa đắt nhất của Leonardo da Vinci được bán với giá 450 triệu USD. Apple Park, trụ sở chính của Apple ở Cupertino, có giá 5 tỷ USD.”

Nói thế để thấy rằng, utility thực sự của một dự án NFT có ý nghĩa rất lớn.

Cộng đồng là một thành phần cực kì quan trọng đối với bất kì dự án NFT nào, nhưng để nói về tương lai của NFT mà chỉ nhắc tới cộng đồng thì sẽ là một thiếu sót khá lớn. Bởi vì, liệu cộng đồng ấy có tồn tại được lâu dài và bền vững hay không nếu như tất cả thành viên trong đó đều tham gia với mục đích “tìm một kẻ ngốc hơn để bán lại NFT của mình rồi chốt lời” (trích lời Richard Chen, General Partner ở quỹ 1Confirmation).

Kể cả trong ngành hàng thời trang cao cấp, phần lớn người mua đã chi ra hàng chục nghìn USD cho một đôi giày, một cái áo da, một chiếc túi xách, ít nhất là để thể hiện mình trước công chúng, chứ không phải để bán lại cho một người giàu có hơn hoặc để nhận thêm khuyến mãi và quà tặng từ thương hiệu (mặc dù thị trường bán lại của ngành thời trang cao cấp rất sôi động, nhưng **hầu hết** người mua những sản phẩm xa xỉ này là để phục vụ cho cái tôi, chứ không đơn thuần là đầu cơ và mua đi bán lại để thu lợi nhuận).

Tạm kết

Trong một thị trường tự do, việc đầu cơ tích trữ là không thể tránh khỏi. Nhưng việc xây dựng những dự án “có đỏ mà không có thơm” ít lại và tập trung vào những giá trị và lợi ích thật sự mà NFT có thể đem lại cho cuộc sống là hoàn toàn có thể thực hiện được.

Bởi vì, chỉ những kẻ mạnh nhất, chứ không phải những tên ồn ào và xinh đẹp nhất, mới sống sót qua được sự tàn nhẫn của thị trường.


Về AntiAntiNFTs Club (AANC)

AntiAntiNFTs Club (AANC) là cộng đồng các nhà sưu tập và đầu tư NFT tại Việt Nam. Xuất phát từ tình yêu đối với NFT AANC luôn muốn lan tỏa tình yêu đó đến với mọi người thông qua việc xây dựng một cộng đồng chất lượng, một nơi đúng với slogan của tụi mình đó là “Can’t help falling in love with NFTs”.

Tham gia Cộng đồng AANC trên: Telegram | Twitter

-06/05/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68