Những ngày gần đây, người ta đang nói về việc một “tòa án” ở Trung Quốc công nhận Bitcoin và tiền điện tử là phương thức thanh toán hợp pháp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhiều người đã hiểu nhầm đây là một phán quyết có giá trị pháp lý và suy đoán rằng Trung Quốc đang nới lỏng quy định với những đồng tiền điện tử.
Đó là một sự diễn giải tai hại.
Chi tiết về vụ việc: Tòa Trọng tài Quốc tế Shenzhen: Các doanh nghiệp Trung Quốc được cho phép tiếp nhận Bitcoin và tiền điện tử
Điều quan trọng mà nhiều người bỏ qua ở đây là từ “Arbitration”, tức “trọng tài”.
Trong vụ án trên, đó chỉ đơn thuần là sự tranh chấp giữa hai cá nhân hoặc hai doanh nghiệp, có vướng mắc trong quyền lợi làm ăn nên đưa nhau ra tòa trọng tài phán xử, bởi vì đơn giản Bitcoin và tiền điện tử không được công nhận bởi chính phủ Trung Quốc, nên sẽ chẳng tòa án nào xử vụ này bằng pháp luật Trung Quốc cả.
Và một điều quan trọng nữa đây:
Phán quyết của Tòa trọng tài không có giá trị pháp lý.
Xét về thẩm quyền giải quyết,
Với Tòa Trọng tài: Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận đó. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Tòa án: là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được đảm bào thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước
Tòa Trọng tài chỉ có chức năng giải quyết tranh chấp dựa trên cơ sở tự nguyện và những bằng chứng được cung cấp bởi hai bên, nhằm giảm thời quan tố tụng so với tòa án. Nếu muốn phán quyết của Tòa trọng tài có giá trị pháp lý, hai bên phải đem phán quyết đó lên trước tòa án để thẩm định lại, và nếu có được cái gật đầu của tòa án thì chúng ta mới có thể nói rằng “chính phủ vẫn mở cửa cho tiền thuật toán”
Vậy, tóm lại, đây chỉ đơn thuần là lời phán xử của một bên thứ ba với tranh chấp giữa hai doanh nghiệp thôi, quý độc giả đừng quá lạc quan về tình hình pháp lý của tiền điện tử ở Trung Quốc, ít nhất là trong tương lai gần.
Các bạn có thể xem thêm tại đây
- Góc nhìn của chuyên gia: Sự thật về lĩnh vực tiền điện tử và Blockchain tại Trung Quốc (P1)
- Góc nhìn của chuyên gia: Sự thật về lĩnh vực tiền điện tử và Blockchain tại Trung Quốc (P2)
Coin68