• Bitcoin là gì?
  • Ethereum là gì?
coin68
Advertisement
  • Tin tức 24h
  • Tin tức coin

    Tất cả tin

    Tin tức Bitcoin

    Tin tức Ethereum

    Tin tức Ripple

    Tin tức Altcoin

    Tin tức DeFi

    Tin tức Blockchain

    Tin Tổng hợp

  • Nổi bật
  • Kiến thức
  • Chủ đề chuyên sâu
  • Coin68 TV
  • PortalNew
  • Tuyển dụng
No Result
View All Result
Coin68
  • Tin tức 24h
  • Tin tức coin

    Tất cả tin

    Tin tức Bitcoin

    Tin tức Ethereum

    Tin tức Ripple

    Tin tức Altcoin

    Tin tức DeFi

    Tin tức Blockchain

    Tin Tổng hợp

  • Nổi bật
  • Kiến thức
  • Chủ đề chuyên sâu
  • Coin68 TV
  • PortalNew
  • Tuyển dụng
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Hướng dẫn trade

Trader là gì? Có những loại Trader nào và làm sao để trở thành một Trader chuyên nghiệp?

02/03/2021
in Hướng dẫn trade, Người mới
0
Share on FacebookShare on TwitterShare on Telegram

Trader là những cá nhân hay tổ chức chuyên thực hiện các giao dịch các loại tài sản như cổ phiếu, vàng, tiền điện tử, ngoại hối… để kiếm lợi nhuận từ việc đầu cơ chênh lệch giá trong một khoảng thời gian xác định.

Nội Dung

  1. Có những kiểu trader nào?
    1. Scalping Trader( giao dịch lướt sóng)
    2. Day Trader (Giao dịch theo ngày)
    3. Long Term Trader (Swing Trader)
  2. Phân loại trader theo phương pháp giao dịch
    1. Phân tích cơ bản
    2. Phân tích kỹ thuật
  3. Làm Sao Để Trở Thành Một Trader Thành Công?
    1. Tâm lý vững
    2. Ham học hỏi và hiểu về thị trường mà bạn giao dịch
    3. Biết rút kinh nghiệm
    4. Quản lý tài chính
  4. Trang bị công cụ: một hệ thống vững mạnh
  5. Tổng kết

Có những kiểu trader nào?

Để phân biệt các trader người ta chủ yếu thường dựa vào khung thời gian giao dịch của họ. Thường là giao dịch nhiều phiên trong ngày, giao dịch trong ngày hay hàng tuần…Thời gian trader khác nhau sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới kỹ thuật trader họ phải sử dụng để giao dịch. Trader cũng có thể được phân loại dựa theo loại hàng hóa chủ yếu mà họ giao dịch như trader cổ phiếu, trader hàng hóa,trader tiền điện tử..v..v…Sau đây là cách phân biệt trader dựa trên khung thời gian mà họ giao dịch.

Scalping Trader( giao dịch lướt sóng)

Đây là loại trader có thời gian giao dịch ngắn nhất, họ thường giao dịch nhiều lệnh trong một ngày để kiếm lợi nhuận từ những biến động nhỏ liên tục, vì vậy thường được gọi là giao dịch lướt sóng. Loại trader này chủ yếu giao dịch từ khung 15 phút trở xuống, thậm chí là biểu đồ đường hay tick chart. Vì vào nhiều lệnh trong ngày nên họ còn được gọi là High Frequence Trader.

Khung thời gian giao dịch 15 phút của Scalping Trader

Để có thể làm Scalping Trader bạn phải có tố chất tâm lý vững vàng, khả năng phản xạ nhạy bén và hiểu phân tích kỹ thuật thấu triệt, Scalping Trader cũng cần phải có một sức khỏe tốt để có thể theo dõi thị trường cả ngày nhằm phát hiện ra các cơ hội trade có lời. Giao dịch lướt sóng thường bám vào một phương pháp trade nhất định chứ không dùng nhiều phương pháp trade do yêu cầu phải vào lệnh nhanh chóng. 

Day Trader (Giao dịch theo ngày)

Day Trader là những người thường chỉ giao dịch vài lần trong một ngày và đóng lệnh không để qua đêm. Day Trader thường dựa vào phân tích kỹ thuật kết hợp để vào lệnh với một chút phân tích cơ bản để xác định hướng đi của thị trường trong tương lai gần. Giao dịch chủ yếu trên khung 30m ~ 5m. Khác với Scalping Trader, Day Trader thường sử dụng nhiều phương pháp giao dịch khác nhau để phát hiện các mô hình giá có thể sản sinh lợi nhuận.

Long Term Trader (Swing Trader)

Đây là loại trader có thời gian giao dịch dài nhất. Long Term Trader sẽ giữ các giao dịch của mình kéo dài nhiều ngày thậm chí là nhiều tuần, nhiều tháng để chờ những biến động lớn nhằm có lợi nhuận cao.

Long Term Trader thường giữ tài sản trong thời gian dài
Long Term Trader thường giữ tài sản trong thời gian dài

Khác với hai loại trader trên, Long Term Trader chủ yếu phụ thuộc vào phân tích cơ bản để xác định tiềm năng dài hạn của loại tài sản đó mà không quan tâm tới các biến động ngắn hạn, phân tích kỹ thuật ngược lại chỉ là phụ trợ để xác định điểm vào lệnh hợp lý hơn mà thôi.

Phân loại trader theo phương pháp giao dịch

Mặc dù chủ yếu các trader được phân loại như trên, nhưng người ta còn thường phân loại họ theo phương pháp giao dịch mà họ sử dụng. Có hai trường phái chính là phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể áp dụng cả hai phương pháp này để trade mà không có hạn chế gì cả.

Phân tích cơ bản

Các trader sử dụng phân tích cơ bản sẽ tập trung vào giá trị nội tại của loại hàng hóa hay cổ phiếu mà họ mua vào để đánh giá khả năng sinh lời mà không sử dụng các biểu đồ phân tích kỹ thuật. Giả dụ như bạn đánh giá công ty A có tiềm năng lớn hơn công ty B thì bạn sẽ mua vào cổ phiếu của công ty A, bất chấp việc phân tích kỹ thuật có bất lợi cho giá cổ phiếu của công ty A hay không. Ngoài giá trị nội tại ra thì phân tích cơ bản còn phụ thuộc vào tin tức có khả năng gây biến động giá, nếu có tin tức tốt thì đó là tín hiệu mua vào, ngược lại tin tức xấu thì sẽ bán đi. Ưu điểm của phương pháp phân tích cơ bản là bạn không cần khả năng phân tích biến động giá tốt mà chỉ cần đánh giá được tiềm năng của loại hàng hóa mà bạn giao dịch. Nhược điểm của phương pháp này là dễ bị dắt mũi bởi những tin giả do người khác cố ý tung ra thao túng thị trường.

Trader phân tích cơ bản thích tin tức và giá trị nội tại hơn việc phân tích biểu đồ giá
Trader phân tích cơ bản thích tin tức và giá trị nội tại hơn việc phân tích biểu đồ giá

Phân tích kỹ thuật

Ngược lại với các trader phân tích cơ bản, trader phân tích kỹ thuật thường chỉ tin vào biểu đồ giá, họ thường cho rằng biểu đồ giá đã phản ánh được hướng đi của thị trường và đáng tin cậy hơn so với phân tích cơ bản. Việc phân tích kỹ thuật nó có bản chất là phân tích tâm lý thị trường kết hợp với xác suất thống kê trong toán học để dự đoán hướng đi của thị trường. Trong khi trader cổ phiếu thường dựa và phân tích cơ bản thì trader ngoại hối lại thường phụ thuộc vào phân tích kỹ thuật, còn trader tiền điện tử lại hay áp dụng cả hai phương pháp.

Làm Sao Để Trở Thành Một Trader Thành Công?

Mặc dù công việc trader hiện nay khá phổ biến nhưng ít người hiểu được bản chất của việc trade mà chỉ làm theo cảm tính, không đầu tư nhiều công sức. Chính vì vậy tỷ lệ thua lỗ của đa số trader cực kỳ cao, một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trader thua lỗ lên tới 85~95% chứng tỏ đây không phải là một công việc dễ dàng. Bạn cần phải nghiêm túc học hỏi và đầu tư công sức vào công việc này mới có thể thành công được. Sau đây là các tố chất mà một trader cần phải có.

Những bước để trở thành nhà trader chuyên nghiệp

Tâm lý vững

Có thể nói tâm lý vững là yếu tố quan trọng bậc nhất trong trade. Sự khác biệt quan trọng nhất giữa trader chuyên nghiệp và tay mơ không phải là anh ta có kỹ thuật cao bao nhiêu, mà là tâm lý anh ta vững vàng như thế nào trước biến động của thị trường. Phần lớn thua lỗ khi giao dịch của trader là do thiếu tính kỷ luật và trade theo cảm tính.

Ham học hỏi và hiểu về thị trường mà bạn giao dịch

Để trở thành một trader thành công là một quá trình lâu dài mà bạn cần phải học hỏi nhiều kiến thức về kinh tế và tài chính chứ không chỉ đơn thuần là mua bán như đa số người lầm tưởng. Làm như vậy thì không khác nào đánh bạc, mà đánh bạc thì con bạc luôn luôn nắm phần thua. Trader thì khác, mỗi quyết định mua bán của trader đều phải dựa trên cơ sở kiến thức mà họ đang có chứ không chỉ phó mặc cho may rủi. Hơn thế nữa, mỗi thị trường khác nhau như cổ phiếu, vàng hay ngoại hối đều có những đặc điểm khác biệt, bạn cần phải tốn thời gian tìm hiểu để nắm rõ chứ không thể áp dụng một phương pháp trade cho nhiều thị trường khác nhau.

Biết rút kinh nghiệm

Con người thì luôn cảm tính, chúng ta thường chỉ tin những gì mình nghĩ là đúng nhưng thị trường thì luôn công bằng nên thường không đi theo hướng chúng ta mong muốn. Việc cố chấp nghĩ thị trường phải đi theo hướng mình mong muốn là nguyên nhân gây thua lỗ chủ yếu của các trader mới vào nghề. Biết chấp nhận sai và cắt lỗ khi thị trường đi ngược lại hướng mình mong muốn là bí quyết tránh thua lỗ ai cũng biết nhưng hiếm người làm được.

Quản lý tài chính

Quản lý tài chính là một kỹ năng quan trọng nhưng thường bị xem nhẹ trong trade vì có quản lý tài chính tốt đi chăng nữa thì nó cũng không đem lại đồng lợi nhuận nào cho bạn. Đây là suy nghĩ sai lầm, trader là công việc có rủi ro rất lớn, việc bạn không biết quản lý tài chính thì có thể khiến bạn phá sản bất kỳ lúc nào. Hãy nhớ trader là một công việc, không phải là một trò đánh bạc. Luôn chia tiền ra thành nhiều khoản nhỏ để đầu tư các cơ hội giao dịch khác nhau mà không đặt tất cả hy vọng vào một lệnh duy nhất và sẵn sàng cắt lỗ bất kỳ lúc nào. Các trader chuyên nghiệp khuyên rằng chỉ nên sử dụng 10% tài sản cho một lệnh và chịu thua lỗ tối đa 2% tài sản thì mới có thể làm trader lâu dài.

Trang bị công cụ: một hệ thống vững mạnh

Một trader chuyên nghiệp cần rất nhiều công cụ để phân tích thị trường, thu thập dữ liệu, phân tích thông tin, bản ghi nhật ký để có thể vào lệnh chính xác và tiến bộ hơn từng ngày chứ không chỉ đơn thuần giao dịch là có thể giỏi lên. Bạn cũng cần một hệ thống phương pháp giao dịch để sử dụng. Nếu không có một hệ thống để dựa vào thì cũng rất khó tiến bộ do không có phương hướng cụ thể, ngoài ra thì dựa vào hệ thống giao dịch cũng hạn chế được việc trader theo cảm tính, qua đó hạn chế thua lỗ.

Tổng kết

Trên đây là sơ lược về trader, một trong những nghề nghiệp thú vị và tự do nhất trong thế giới tài chính. Mong qua bài viết này các bạn có thể có cái nhìn tổng quan về trader là gì để có thể trở thành một trader chuyên nghiệp, chúc các bạn may mắn.


Cập nhật những tin tức nhanh nhất về lĩnh vực DeFi tại kênh thông báo của Cộng đồng Fomo Sapiens!


Có thể bạn quan tâm:
Token Terminal
Token Terminal và những điều cần biết khi sử dụng
Blockchain là gì?
Blockchain là gì? Điều bạn cần biết về công nghệ Blockchain (Phần 1)
Dual Investment là gì? Phương pháp tối ưu lợi nhuận thụ động cho người bận rộn
Dual Investment là gì? Phương pháp tối ưu lợi nhuận thụ động cho người bận rộn
Coin68 Blog: Bản đồ Blockchain & Crypto Việt Nam
Coin68 Blog: Bản đồ Blockchain & Crypto Việt Nam
Eternal Flame

Eternal Flame

Cuộc đời một số người có hai giai đoạn, trước khi biết đến Bitcoin và sau đó.

Related Posts

Coin68 TV

Trải nghiệm Copy Trade – Có thần thánh như lời đồn?

03/11/2022
Blockchain 101

“Đọc vị” Etherscan cho người mới bắt đầu

18/09/2022
Dual Investment là gì? Phương pháp tối ưu lợi nhuận thụ động cho người bận rộn
Hướng dẫn trade

Dual Investment là gì? Phương pháp tối ưu lợi nhuận thụ động cho người bận rộn

12/09/2022
Blockchain là gì?
Blockchain 101

Blockchain là gì? Điều bạn cần biết về công nghệ Blockchain (Phần 1)

01/09/2022
Ethereum là gì? Tìm hiểu về Ethereum Và ETH Coin
Ethereum 101

Ethereum là gì? Tìm hiểu về Ethereum và ETH coin

30/08/2022
Báo cáo Thị trường

Kyros Kompass #14: Toàn cảnh về ví Web3

23/08/2022
Next Post
Dash-DASH

Liệu Dash có thể phá vỡ 300 USD? Động lực phe mua đang rất mạnh

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới nhất

Tìm hiểu về Real World Asset (RWA) - Narrative tiềm năng trong dài hạn
Đặc sắc

Tìm hiểu về Real World Asset (RWA) – Narrative tiềm năng trong dài hạn

23/03/2023

DeFi và CeFi hiện tại mặc dù đã có nhiều điểm giao thoa tương đồng, tuy nhiên mức độ kết...

Meetup của Polygon trở lại Tp. Hồ Chí Minh vào ngày 02/04

Meetup của Polygon trở lại Tp. Hồ Chí Minh vào ngày 02/04

23/03/2023
Lượng người tham dự GDC 2023 có thể gấp 2 lần so với năm trước

Rune Seeker (RUNES) tham gia Hội nghị các Nhà phát triển game GDC 2023

23/03/2023
Aleo (ALEO) - Dự án blockchain áp dụng công nghệ ZKP được a16z đầu tư

Aleo (ALEO) – Dự án blockchain áp dụng công nghệ ZKP được a16z đầu tư

23/03/2023

Tin xem nhiều

Bitcoin là gì? Tất tần tật những thứ cần biết về Bitcoin
Bitcoin 101

Bitcoin (BTC) là gì? Tất tần tật những thứ cần biết về Bitcoin

17/12/2019

Bitcoin là gì? Tất tần tật những thứ cần biết về Bitcoin Bitcoin (BTC) là gì? Bitcoin (BTC) là một...

DEX (Decentralized Exchange) là gì? Sự khác biệt giữa sàn tập trung (CEX) và phi tập trung (DEX) bạn nên biết?

DEX (Decentralized Exchange) là gì? Sự khác biệt giữa sàn tập trung (CEX) và phi tập trung (DEX) bạn nên biết?

07/05/2019
Biến động giá CFX trong 7 ngày gần nhất, ảnh chụp màn hình CoinMarketCap vào 12:15 PM ngày 20/03/2023

Top 5 đồng coin tăng mạnh sau loạt tin phục hồi của thị trường

20/03/2023
Vitalik Buterin "xả hàng" các đồng coin được cho free, thu về 700.000 USD

Vitalik Buterin “xả hàng” các đồng coin được cho free, thu về 700.000 USD

07/03/2023
Liquid Staking là gì?

Liquid Staking là gì? Tổng quan về giải pháp Liquid Staking

06/02/2023
Tìm hiểu về dự án Pi Netwwork

Pi Network là gì? Pi Network có lừa đảo không?

30/12/2022

Tác giả nổi bật

  • Phong
  • Jane Luu
  • John
  • Julian
  • Marcus
  • Poseidon
  • Rachel
  • Song Song
  • Nguyên Hồ
  • Zane
USD Coin (USDC) là gì? Tổng quan những thông tin mới nhất về stablecoin USDC bạn cần biết
Thư Viện

USD Coin (USDC) là gì? Tổng quan những thông tin mới nhất về stablecoin USDC bạn cần biết

08/03/2023

USD Coin (USDC) là stablecoin đã không còn xa lạ với những nhà đầu tư crypto, với vốn hoá đứng...

ProBit Global là gì? Tổng quan và hướng dẫn sử dụng sàn giao dịch ProBit Global

Sàn ProBit Global là gì? Tổng quan và hướng dẫn sử dụng sàn giao dịch ProBit Global

01/03/2023
Tổng quan về hệ sinh thái zkSync và những cơ hội trong thời gian tới

Tổng quan về hệ sinh thái zkSync và những cơ hội trong thời gian tới

24/10/2022
Airdrop

Airdrop là gì? Hướng dẫn làm airdrop coin trong thị trường Crypto

04/06/2022
Changpeng Zhao

CZ -Changpeng Zhao là ai? Tầm ảnh hưởng của CZ trong thị trường Crypto lớn như thế nào?

26/05/2022
Coin68_logo

Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.

Liên kết với Coin68

DMCA.com Protection Status

Copyright © 2016 by Coin68

  • Giới Thiệu
  • Tuyển dụng
  • Quảng cáo
No Result
View All Result
  • Tin tức 24h
  • Tin tức coin
  • Kiến thức
  • Nổi bật
  • Chủ đề chuyên sâu
  • Coin68 TV
  • Portal
  • Tuyển dụng

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist