logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Top những hiểu lầm phổ biến về crypto trong năm 2022

-10/06/2022

Thị trường crypto là một thị trường có tốc độ phát triển cực nhanh, đồng thời cũng là nơi xảy ra những sự kiện tài chính “hiếm thấy”, tiêu biểu có thể kể đến việc một đồng coin top có vốn hóa trị giá 40 tỷ USD “bay màu” chỉ trong vỏn vẹn 3 ngày. Rất nhiều các sản phẩm tài chính được phát minh ra trong thị trường này, vừa góp phần cải thiện thị trường nhưng cũng làm các nhà đầu tư “đau đầu”. 

Top những hiểu lầm phổ biến về crypto trong năm 2022

Trong bài viết này, Coin68 sẽ đề cập đến 5 hiểu lầm phổ biến nhất trong thị trường crypto hiện nay, bao gồm Trading, DeFi và cả GameFi.

Token đòn bẩy hoạt động giống như đòn bẩy trong margin/ futures 

Đây cũng là một hiểu lầm thường thấy đối với những nhà đầu tư mới tiếp cận với các sản phẩm tài chính của thị trường crypto. Mọi người thường nghĩ đơn giản khi mua token BTCUP3X thì sẽ giống như mình LONG BTC với đòn bẩy x3 thôi, nhưng khác hoàn toàn nhé. 

Về cơ bản sự khác nhau giữa nắm giữ token đòn bẩy và vị thế long/short đó là token đòn bẩy liên tục được tái cân bằng vị thế trong khi bạn long hay short thì thường chỉ có 2 trạng thái là duy trì hoặc đóng vị thế. 

Để hiểu thêm về cơ chế hoạt động của Token đòn bẩy thì bạn có thể đọc thêm về bài viết này: Token đòn bẩy (Leveraged Token) là gì? Hiểu đúng về cách hoạt động của token đòn bẩy

Short với lợi nhuận lên đến hàng trăm nghìn phần trăm

Sự kiện sụp đổ của LUNA đã đem đến cho những người đầu tư crypto một trải nghiệm mới hoàn toàn, đặc biệt là những nhà đầu tư mới chỉ có kinh nghiệm dưới 3 năm. Lần đầu tiên trong thị trường, một đồng coin với vốn hóa 40 tỷ USD, được nhiều quỹ lớn đầu tư, có thị trường futures, lại mất đến gần 100% giá trị trong chưa đến 3 ngày. 

Những người bắt đáy LUNA, gần như là mất trắng tiền đầu tư, nhưng bên cạnh đó, vẫn có những người theo phe Short khoe các lệnh lãi lên đến cả trăm nghìn phần trăm. Tức là bỏ 10 USD short có thể kiếm được 10.000 USD.  Vậy thực hư thế nào?

Short là một vị thế bán khống. Giả sử bạn muốn bán khống Bitcoin từ giá 30 nghìn USD, và trong tay bạn có 30 nghìn USD. Mọi chuyện sẽ diễn ra như sau: 

  • Bạn thế chấp 30 nghìn USD của bạn để vay một BTC.
  • Bán ra thị trường một BTC này để thu về 30 nghìn USD.
  • Mấu chốt là bạn vay một BTC, vì vậy bạn chỉ có nghĩa vụ trả một BTC bất kể giá BTC ở giá nào. 
  • Nếu giá BTC rơi xuống dưới mức 30 nghìn đô, mức chênh lệch đó sẽ là lợi nhuận bán khống của bạn. Vì bạn có thể mua một BTC để trả lại với số tiền nhỏ hơn 30 nghìn USD. 

Vậy lợi nhuận tối đa bạn nhận được khi bán khống cho trường hợp trên là bao nhiêu? Dễ thấy cho dù BTC trở nên vô giá trị và về 0, lợi nhuận thực tế bạn thu về cũng chỉ là 30 nghìn đô. Tức là ROI tối đa là 100%.  Vậy tại sao Binance lại show ROI lên đến cả triệu như vậy trong trường hợp của LUNA. 

Xảy ra điều này do cơ chế tính ROE của Binance, khi giữ vị thế bán khống, khối lượng của vị thế sẽ được thay đổi theo giá của coin/token. Ví dụ: 

Khi bạn short 100 LUNA tại mức giá 5 USD, lúc này vị thế của bạn tương đương với giá trị 500 USD. 

Sau đó giá LUNA giảm về mức 0.01 USD, lúc này lợi nhuận của bạn (bỏ qua phần phí giao dịch) sẽ là : 100 x ( 5 – 0.01 ) = 499 

Tuy nhiên, lúc này vị thế bán của bạn không còn là 500 USD nữa mà trở thành 100 x 0.01 = 1 USD

Vì vậy ROI được Binance tính là : 499 / 1 = 49.900%

Và rất nhiều trader "dỏm" đã share những con số này để “lùa” những người kém hiểu biết.  

Đòn bẩy càng cao thì càng nguy hiểm

“Bẩy cao thế này thì dễ đi lắm” – là câu nói thường được nói khi ai đó nhìn thấy một lệnh x50. Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ đòn bẩy không thể hiện được nhiều thông tin về khía cạnh quản trị rủi ro cho lắm. Vì tỷ lệ đòn bẩy được tính bằng (Giá trị vị thế / Giá trị ký quỹ). 

Ví dụ: Alice mở một vị thế với kích thước 500 USD, trong khi họ chỉ có 300 USD trong tài khoản futures, và ký quỹ 250 USD sẽ có tỷ lệ đòn bẩy là 2X. 

Bob cũng chỉ có 300 USD trong tài khoản futures, tuy nhiên anh ấy chỉ ký quỹ 30 USD và mở một vị thế với giá trị 300 USD, Bob sẽ có tỷ lệ đòn bẩy là 10X. 

Nếu chỉ nhìn bạn sẽ nghĩ rủi ro của Bob sẽ cao hơn Alice vì tỷ lệ đòn bẩy của Bob gấp 5 lần Alice. Nhưng thực tế không như vậy, vị thế của Bob có khả năng chịu được biên độ giao động tài sản lên đến 100% trong khi vị thế của Alice chỉ chịu được biên độ ở mức 67%.  Mấu chốt là nằm ở "Giá trị vị thế" – chứ không phải là tỷ lệ đòn bẩy. 

ROI tính bằng ngày

Khi trend Play-to-Earn bùng nổ trong thời gian gần đây, chắc hẳn bạn trước khi đầu tư vào một dự án nào bạn sẽ thấy một câu hỏi quen thuộc:  “Game này ROI bao nhiêu ngày thế?”

Và thường câu trả lời sẽ là 3 ngày, 1 tuần, 1 tháng hay 3 tháng. Theo bạn thì đáp án nào là đáp án chính xác? Dĩ nhiên là chẳng có đáp án nào là chính xác cả vì câu hỏi đã sai ngay từ đầu. 

ROI được định nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư: ROI = Return / Investment 

Điều đó có nghĩa là giả sử nếu bạn đầu tư vào một game Play-to-Earn với 100 USD, sau 30 ngày bạn thu về được 100 USD không tính NFT đã mua, thì ROI trong 30 ngày của bạn là 100%, chứ không phải ROI là 30 ngày như bạn vẫn thường nghĩ. Bản thân công thức của nó đã thể hiện đơn vị của ROI là % chứ không phải là thời gian. 

Một thuật ngữ khác chính xác hơn để chỉ thời gian cần thiết để bạn hoàn vốn đó là PBP – Payback Period.

Farming là Staking

Stake được hiểu là hành động đặt cược không sử dụng một coin/ token nào đó và được nhận phần thưởng. Ví dụ dễ hiểu nhất là bạn có thể Stake CAKE trên Pancakeswap để nhận thưởng đồng CAKE. 

Tuy nhiên, thuật ngữ Staking đang bị lạm dụng trong DeFi. Ban đầu, Staking được sử dụng để mô tả cho hoạt động khóa/ đặt cược các đồng coin trên các blockchain vận hành theo cơ chế Proof-of-Stake để bảo mật mạng lưới.

Tưởng tượng bạn đang có 10 đồng, bạn được phép đặt cược 10 đồng này để xác nhận các giao dịch trên mạng lưới. Khi xảy ra một giao dịch Alice chuyển 2 đồng cho Bob, bạn sẽ cùng những người khác xác nhận giao dịch đó là đúng hay sai. Nếu lựa chọn của bạn giống với số đông thì bạn sẽ được nhận thưởng, nếu ngược lại thì bạn sẽ bị phạt và mất 10 đồng đặt cược. Cơ chế lý thuyết trò chơi này khuyến khích bạn luôn xác nhận những giao dịch đúng đắn thay vì các giao dịch gian lận.  Bản thân từ “stake” trong tiếng Anh cũng có nghĩa là một khoản cược, có rủi ro mất đi. 

Trong các giao thức DeFi hoặc các dự án crypto hiện tại, staking lại không hoạt động với ý nghĩa như trên. Nó chỉ đơn thuần là một hình thức “hối lộ”, thưởng cho bạn vì bạn đã không bán token ở lúc này, song lại cố tình trì hoãn nó đến một mốc thời gian trong tương lai, khi lượng cung token thậm chí còn tăng lên cao hơn so với hiện tại. Khi bạn khóa token lại để farm phần thưởng thì cũng khá an toàn (trừ khi nền tảng bị hack) vì không có cơ chế thưởng-phạt đòi hỏi bạn phải bỏ ra nhiều công sức để có thể nhận lại tiền một cách xứng đáng.

Julian

Xem thêm các bài viết khác của tác giả Julian:

-10/06/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68