logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Top các AMM (Auto-Market Maker) của Crypto năm 2021

-14/04/2021

Giới thiệu

Tuy chỉ mới hình thành từ năm 2018 nhưng các sàn giao dịch AMM (Auto-Market Maker) đã phát triển cực kỳ nhanh chóng và khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực giao dịch tiền điện tử. Từ một sàn AMM ban đầu chạy trên Ethereum, hiện nay đã có hàng chục các AMM chạy trên nhiều nền tảng hợp đồng thông minh khác nhau như Binance Smart Chain, TRON, HECO, Polkadot…Bài viết này sau đây sẽ liệt kê những AMM nổi tiếng nhất cho bạn đọc cùng tìm hiểu.

MDEX

Mặc dù là một cái tên khá xa lạ nhưng MDEX chính là AMM dẫn đầu thị trường với khối lượng giao dịch lên tới gần hai tỷ USD mỗi ngày, chiếm tới 43.22% thị phần giao dịch phi tập trung.

MDEX được tạo ra bởi sàn giao dịch Huobi, đối thủ cạnh tranh của sàn Binance vào tháng 1 năm 2020. MDEX hoạt động trên mạng Huobi Eco Chain để phục vụ nhu cầu trao đổi token trong hệ sinh thái DeFi của Huobi Eco.

Chỉ trong vòng chưa tới một năm, MDEX đã vươn lên dẫn đầu ngành AMM, đánh bật Uniswap khỏi ngai vàng . Tuy nhiên MDEX chỉ phổ biến tại Mỹ, HongKong và Singapore nên mình không có quá nhiều thông tin về AMM này.

Uniswap

Tuy không còn là AMM đứng đầu, nhưng Uniswap vẫn là cái tên nổi tiếng nhất với những người đam mê tiền điện tử do nó là AMM xuất hiện đầu tiên. Hiện nay Uniswap vẫn đứng thứ hai với khối lượng giao dịch trung bình hằng ngày gần một tỷ USD. Uniswap cũng nổi tiếng nhờ đợt airdrop cực khủng 400 UNI cho mỗi người tham gia, tại thời điểm này thì nó có giá trị lên đến 12000 USD.

Cũng vì là AMM đầu tiên nên chức năng của Uniswap khá thiếu thốn so với các AMM thế hệ mới như Sushiswap hay Balance. Thuật toán cũng không được tối ưu để hạn chế rủi ro cho các nhà cung cấp thanh khoản.

1inch

Nhắc tới Uniswap thì chúng ta không thể không nhắc tới sàn giao dịch 1inch. Sàn giao dịch luôn so sánh mình với Uniswap về sự ưu việt. Quả thật 1inch có rất nhiều tính năng đáng để chú ý. 1inch có khả năng gói gọn nhiều thao tác vào một giao dịch để giảm thiểu phí gas thấp nhất có thể.

Trong các thử nghiệm do một nhóm thực hiện, thao tác kết hợp V3 của 1inch làm giao dịch rẻ hơn khoảng 10% gas so với các giao dịch tương tự được thực hiện qua Uniswap và rẻ hơn khoảng 5% so với 0x. So với V2 1inch, chi phí gas giảm tới 30%.

Ngoài ra, 1inch còn có giao thức tổng hợp tính toán giao dịch có lợi nhất cho người mua, nó có khả năng chia một đơn đặt hàng lớn thành nhiều phần nhỏ trên nhiều sàn giao dịch phi tập trung khác nhau để giảm thiểu chênh lệch giá và tăng thanh khoản lên tối đa cho người dùng.

Sushiswap

Sushiswap được tạo ra bởi Chef Nomi, một nhà phát triển ẩn danh muốn phát triển một phiên bản AMM khác biệt với Uniswap. Tại Uniswap, các nhà cung cấp thanh khoản được thưởng một khoản phí là 0,3% cho mỗi giao dịch thành công trong pool thanh khoản của họ.

Với Sushiswap, phần thưởng chỉ là 0,25% cho mỗi giao dịch, còn 0,05% phí giao dịch được gửi đến chủ sở hữu token SUSHI. Điều này tạo động lực cho người dùng nắm giữ token SUSHI ngoài việc dùngđể quản trị như UNI.

Ngoài ra, điểm khác biệt lớn nhất giữa Sushiswap và Uniswap đó là họ trình bày giao diện giống như một thực đơn, thay vì một giao diện khoa học sắp xếp hợp lý các chi tiết nhỏ. Vì đặc điểm thú vị này mà sau này rất nhiều các AMM khác đã lấy tên là các món ăn như Burger, Sashimi, kimchi, thậm chí có cả…phở swap, ngạc nhiên chưa?

 

Balancer

Đây là một lựa chọn khác dành cho những tín đồ AMM không ưa thích UNI. Balancer có nhiều tính năng ưu việt hơn hẳn Uniswap khi cho phép bạn thêm lên tới 8 token vào pool thanh khoản, tùy chọn tỷ lệ coin trong pool và tùy chỉnh phí giao dịch từ 0,0001% lên đến 10%.

balancer2

Balancer tối ưu hóa giao dịch tốt hơn hẳn so với các AMM khác, đặc biệt là Balancer V2
Ngoài ra Balancer còn có khả năng tự động tối ưu giao dịch của bạn sao cho lượng coin bạn nhận được là tối đa, từ đó hạn chế các thương gia giao dịch chênh lệch giá rút bớt túi tiền của bạn.

Pancakeswap

Theo thống kê từ website Dapp Radar, PancakeSwap đang là ứng dụng đứng đầu về volume cũng như số lượng user trên mạng lưới Binance Smart Chain.

Vừa được thừa hưởng nền tảng từ các AMM đi trước cho đến phí giao dịch rẻ của Binance Smart Chain khiến cho Pancake nhanh chóng được yêu thích và sử dụng rộng rãi. Ngoài việc dùng để giao dịch ra Pancake còn có nhiều tính năng thú vị khác như thu thập NFTs token, xổ số hay bỏ phiếu…

Pancake phát triển cực nhanh trong 3 tháng đầu năm 2021

Curve

Có rất nhiều thứ thú vị để nói về sàn giao dịch Curve. Đây là một sàn giao dịch đặc biệt chỉ tập trung vào các stable coin như BUSD, USDT, DAI, PAX… Nên nó còn được gọi như là “Uniswap của stablecoin”.

Ngoài ra Curve còn có giao diện khá là cổ điển. Trông nó giống như Windows vào những năm 1990. Có vẻ vì vậy mà tính cách các nhà lãnh đạo của Curve cũng cực kỳ bảo thủ.

Họ thậm chí đã từng đính chính trên Twitter rằng việc việc một coin được list trên sàn giao dịch của họ không đồng nghĩa với một mối quan hệ đối tác, mặc dù điều này rõ ràng là không không cần thiết

Curve sử dụng một thuật toán đặc biệt được gọi là “đường cong toán học” để hạn chế sự trượt giá khi giao dịch trên AMM, một vấn đề gây đau đầu với các AMM do hạn chế về tính thanh khoản.

Curve tối ưu hóa sự trượt giá hơn hẳn so với Uniswap

Bạn có giao dịch một lượng lớn coin trên Curve mà không cần phải lo ngại sự trượt giá dẫn đến mất mát tài sản quá nhiều.

Tổng kết

Ở phía trên bài viết mình đã liệt kê hầu hết các AMM nổi tiếng nhất hiện nay. Tuy nhiên điều đó không hề đảm bảo vị trí của chúng trong tương lai. Công nghệ vẫn đang ngày một phát triển hơn, rất có thể trong tương lai gần chúng ta sẽ chứng kiến những AMM mới ưu việt hơn hẳn các AMM thế hệ cũ giống như cách chúng đánh bại các sàn giao dịch DEX truyền thống.

-14/04/2021
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68