logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Top 10 “vết nhơ” của Bitcoin: từ đánh bạc, mánh khóe Ponzi cho đến “mẹ của tất cả trò lừa đảo” Mt. Gox

-02/05/2017

Nguồn: Cointelegraph

Sau đây, chúng ta hãy cùng nhau điểm lại top 10 “vết nhơ” của Bitcoin, bao gồm các vấn đề về rửa tiền, tống tiền, gây quỹ cho tội phạm, chiêu lừa Ponzi và Kinh doanh đa cấp (Multi-level Marketing – MLM), buôn bán ma túy, bắt cóc, “ngân hàng xấu” và sự sụp đổ của công ty Mt. Gox. Tất cả chúng đã giúp định hình Bitcoin thành đồng tiền thuật toán mà ta đang thấy ngày hôm nay: được quản lí tốt, dễ tiếp cận và an toàn hơn bao giờ hết.

Khi mà Bitcoin đang tiến dần đến mục tiêu được công chúng chấp nhận rộng rãi, đôi lúc chúng ta nên tạm nghỉ và nhìn lại con đường mà đã đưa ta đến thành công như bây giờ. Dù có lịch sử tồn tại tương đối ngắn ngủi nhưng Bitcoin đã thu hút cho mình mọi ánh đèn chú ý từ dư luận, không phải của riêng những người thấy được tiềm năng của loại tiền điện tử phân quyền này mà còn cả những kẻ với mong muốn kiếm tiền nhanh và dễ dàng. Trong bài báo này, chúng ta hãy cùng xem xét 10 “vết nhơ” được cho là lớn nhất của Bitcoin.

#10: Rửa tiền và và tạo quỹ đen cho tội phạm

Rửa tiền đã và đang là một vấn đề nhức nhối trong nền tài chính hiện đại. Nó làm giảm nguồn thu thuế và thúc đẩy sự trỗi dậy của các tập đoàn tội phạm quy mô lớn.

Đây chính là lí do vì sao Anthony R. Murgio và Yuri Lebedev – hai quản lí của sàn giao dịch Coin.MX đã bị cáo buộc là tiến hành các giao dịch bất hợp pháp, một trong hai người này còn dính thêm tội rửa tiền nữa. Theo tuyên bố của FBI, Murgio thừa biết là mình đang mua bán Bitcoin cho các cá nhân có liên quan đến hoạt động tội phạm. Chính vì vậy, ông đang đối mặt với mức án 35 năm tù, còn Lebedev thì cũng sắp phải đi “bóc lịch” 10 năm.

Tờ New York Times tóm tắt:

“Các cơ quan Liên bang cáo buộc công ty Coin.MX của ông Murgio đã cho phép bọn tội phạm mạng trao đổi trái phép Bitcoin để lấy tiền mặt như là một phần của âm mưu rửa tiền có tổ chức.”

 

#9: Đe dọa tống tiền bằng Bitcoin

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), nhóm khủng bố mà đã trở thành một mối đe dọa thật sự đối với thế giới, đã xâm chiếm lĩnh vực truyền thông. Một nhóm người ủng hộ chế độ của Tổng thống Bashar Al-Assad, tự nhận mình là Đội quân điện tử Syria (SEA), được báo cáo là đã tiến hành gửi email chứa thông tin cá nhân của người nhận, ép buộc họ trả tiền chuộc bằng Bitcoin nếu không thì chúng sẽ sát hại người thân trong gia đình.

Tuy nhiên, theo bài báo cáo thì nhiều khả năng đây là một trò lừa đảo có hợp tác, dựa trên nỗi sợ chung về mất cắp dữ liệu đã thấm nhuần vào tâm trí xã hội. Thông cáo của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết hai trong số những thành viên của SEA đã được FBI liệt vào danh sách những kẻ bị truy nã gắt gao nhất.

Trong tuyên bố của mình vào ngày 22/3/2016, phó Tổng chưởng lí Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng các hoạt động của SEA gây hại đến kinh tế và an ninh nước Mỹ; bên cạnh đó, chúng còn dùng thủ đoạn này để tống tiền “nhiều công dân tuân thủ luật pháp khác trên thế giới”.

  • Xem thêm: Cố vấn Tổng thống Mỹ Jared Krushner bị tống tiền bằng Bitcoin

#8: Âm mưu lừa đảo Ponzi và Kinh doanh đa cấp

Tiền thuật toán phải đối mặt với rất nhiều thử thách, tất cả “là nhờ” các trò lừa đảo ở trên và bây giờ là OneCoin. Đồng tiền gốc Bulgaria này bị cáo buộc là kẻ đứng đằng sau một âm mưu kiểu Ponzi, vận hành bởi những cá nhân có liên hệ chặt chẽ với các mạng lưới tội phạm. Với sự ủng hộ của các công ty ma, vốn được lập nên để tăng tính hợp pháp của OneCoin, mô hình kim tự tháp trên hoạt động với mục tiêu dụ dỗ các nhà đầu tư thiếu cảnh giác và cả tin.

Ủy ban Giám sát Tài chính châu Âu (FSC) đã ra tuyên bố nêu rõ cho nhà đầu tư và người dùng rằng hoạt động kinh doanh, mua bán và thanh toán của OneCoin không được quản lí bởi các quy định và luật pháp hiện hành của EU.

Eric Grill, Giám đốc Điều hành của CoinOutlet, trả lời phỏng vấn như sau:

“OneCoin không cần Blockchain vì nó hoạt động dựa trên mã nguồn đóng và cách duy nhất để mua bán đồng tiền này là thông qua kênh nội bộ của sàn giao dịch OneCoin. Dù công ty trên luôn tự nhận rằng sản phẩm của mình tương tự Bitcoin nhưng thực tế hai đồng tiền này khác nhau hoàn toàn.”

 

#7: Những tên bắt cóc và tội phạm nguy hiểm

Có vẻ như không chỉ bọn khủng bố mới tận dụng tiền điện tử để phục vụ mục đích đen tối của mình.

Gia đình của Chủ tịch tập đoàn Pearl Oriental Oil Wong Yuk-Kwan đã bị bọn bắt cóc người Đài Loan yêu cầu phải trả Bitcoin để chuộc lại vị tỉ phú, nếu không thì chúng sẽ “móc mắt hoặc chặt đi đôi chân” của ông, trích nguồn tin của tờ The Standard HK.

Báo South China Morning Post cho biết là bọn bắt cóc đã yêu cầu gia đình phải trả 70 triệu đô la Hong Kong và ban đầu, vợ của tỉ phú Yuk-Kwan đã bị ép buộc phải thanh toán số tiền ấy thông qua một tài khoản Bitcoin.

#6: Mua bán ma túy trên Internet

Vì định kiến “Bitcoin chỉ được dùng để mua ma túy trên Internet” đã quá phổ biến nên sẽ là một thiếu sót lớn nếu chúng ta không đề cập đến vấn đề này trong danh sách. Sau khi “Con đường tơ lụa” ngừng hoạt động và Ross Ulbricht bị bắt giam, một nhóm đua đòi trở thành “giang hồ” trên Internet lại xuất hiện. Nổi tiếng trong số đó là Maximillian S. – còn được biết đến với tên gọi Shiny Flakes – vì đã bán được lượng thuốc lắc, cần sa và chất ảo giác LSD trị giá đến 4 triệu bảng Anh từ căn hộ của mẹ mình.

Mặc dù cộng đồng Bitcoin không có sự nhất trí nào liên quan đến việc ma túy được mua bán bằng tiền điện tử, việc kết án kẻ buôn ma túy trên là một trong rất nhiều lí do chứng minh sai lầm của việc ủng hộ hợp pháp hóa mua bán chất cấm trên deep web với mục đích bảo vệ người nghiện để rồi sau đó họ có thể tiếp cận đến các “loại hàng” an toàn và chất lượng hơn là khi mua từ trên phố.

#5: Những ngân hàng “ngân hàng xấu” thế hệ mới

Thông cáo báo chí của NextBank có lẽ là một trong những câu chuyện viển vông nhất từng được dàn dựng. Doanh nghiệp trên, vốn tự tuyên bố mình là một ngân hàng thế hệ mới, cho phép khách hàng lưu trữ tài sản bằng 135 loại tiền tệ, các kim loại quý và tất nhiên là cả tiền thuật toán nữa. NextBank còn đưa ra nhiều loại dịch vụ khác nhau như thẻ ghi nợ quốc tế, ủy thác của cải và trên thực tế, nó hứa hẹn là sẽ cung cấp MỌI loại dịch vụ mà có ở các ngân hàng khác. Hơn thế nữa, ngân hàng này còn sẽ có trung tâm chăm sóc khách hàng giải đáp thắc mắc bằng hơn 50 loại ngôn ngữ.

Tuy nhiên, khi điều tra kĩ hơn thì mục đích thật sự của NextBank chỉ là đi lừa đảo các nhà đầu tư cả tin và không có những cơ sở hạ tầng, nhân viên và cũng chẳng biết làm thế nào để cung cấp các dịch vụ mà nó đã mạnh miệng tuyên bố trước đó. Dù vậy, đây cũng chỉ là một cái tên bình thường trong một list dài các công ty đã làm tổn hại đến danh tiếng của tiền điện tử.

John Biggs đến từ Techcrunch đã đưa ra nhận xét của mình về trường hợp NextBank trong một bài báo như sau:

Thật không may mọi chuyện hóa ra chỉ là một trò lừa đảo. Mà kể cả khi nếu nó không phải thì đây vẫn là một lựa chọn tồi tệ để đầu tư vào và chắc chắn công ty này sẽ sụp đổ trước khi nó bắt đầu kinh doanh nên khả năng tồn tại của nó là con số 0. Tuy nhiên, đây là một cách rất hay để làm biến mất tiền của bạn.

Techcrunch thông báo là đã nhận được nhiều lời đe dọa kiện cáo sau khi bài báo trên được đăng tải lên mạng.

#4: Các ổ đánh bạc bất hợp pháp trên mạng

Cờ bạc đã luôn nằm trong vùng pháp lí được quản lí chặt chẽ, và tất nhiên các nền tảng để tiến hành hoạt động này trên mạng cũng không phải là ngoại lệ.

Bryan Micron, điều phối viên của một web chơi poker bằng Bitcoin có tên là Seals With Clubs, đã bị văn phòng Công tố bang Nevada buộc tội quản lí một địa điểm đỏ đen chưa được cấp phép, vì thế đối mặt với mức án 10 năm tù cùng khoản phạt lên đến $50,000.

Điều thú vị ở đây là Micron sẽ tự tiến hành một chiến thuật biện hộ khác thường và vô cùng sáng tạo, cho rằng Bitcoin không giống như tiền mặt nên không vi phạm bất kì nguyên tắc nào mà luật pháp Mỹ đã quy định về cờ bạc.

Theo thông tin có được từ website của Văn phòng Công tố Nevada, vụ án của Micron là hết sức đặc biệt vì đây được xem như phiên tòa cấp bang đầu tiên liên quan đến lĩnh vực chơi poker bằng Bitcoin. Trong tuyên bố của mình thì AG Burnett, Chủ tịch Ủy ban Quản lí các hoạt động cờ bạc của Nevada cho biết cơ quan của mình rất sẵn lòng hợp tác với các công tố viên để đóng cửa những trang web đánh bạc mà không được cấp phép.

#3: Những tượng đài “sa đọa” trong Bitcoin

Charlie Shrem ban đầu bị cáo buộc rất nhiều tội danh, bao gồm âm mưu rửa tiền, thực hiện các hoạt động chuyển tiền chưa được cấp phép và không báo cáo lại một loạt những hành vi khả nghi. Charlie Shrem và đồng phạm của mình là Robert Faiella còn bị tình nghi là đã cố gắng tuồn lượng Bitcoin có giá trị hơn 1 triệu đô la Mỹ lên “Con đường tơ lụa”.

Shrem là một nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng tiền điện tử. Anh từng là CEO của sàn giao dịch BitInstant nổi tiếng trước khi tham gia vào Bitcoin Foundation – một nhóm vận động mọi người chấp nhận và tiến hành trao đổi bằng Bitcoin. Nhưng sau khi dính vào cáo buộc rửa tiền từ scandal “Con đường tơ lụa”, Shrem đã quyết định từ bỏ vị trí của mình tại Bitcoin Foundation.

Cuối cùng thì Shrem đành phải nhận tội với hy vọng được giảm án, cảm thấy mình không có cơ hội chối bỏ các cáo buộc của công tố viên sau khi cân nhắc về các trường hợp tương tự.

“Tôi đã phá hỏng mọi chuyện” – Shrem đã nói với Thẩm phán Jed Rakoff như vậy khi ông xin được pháp luật khoan hồng, theo nguồn tin từ Bloomberg.

 

#2: Thảm họa mang tên “Con đường tơ lụa”

Sự kiện niêm phong “Con đường tơ lụa” (Silk Road), phiên tòa xét xử Ross Ulbricht cùng tiết lộ rằng một cựu đăc vụ DEA (Lực lượng phòng chống ma tuý Mỹ) đã biển thủ hơn $700,000 sau vụ án quả thật đã trở thành một hiện tượng trong lĩnh vực Bitcoin.

Là một trong số ít những bê bối tiền điện tử mà đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận nên chẳng có gì ngạc nhiên khi “Con đường tơ lụa” lại có thứ hạng cao như vậy trên bảng xếp hạng của chúng ta. Thật khó có thể tóm tắt tất cả những việc đã xảy ra chỉ trong một bài báo nhưng vẫn rất đáng để nhấn mạnh rằng việc đóng cửa chỉ một nền tảng giao dịch khó có thể gây tác động lớn lên dòng chảy bất tận ma tuý đang đổ vào cuộc sống của bao người dân lương thiện.

#1: Mt. Gox – “mẹ của mọi chiêu lừa đảo”

Xét về một sự kiện đơn nhất, chẳng có gì có thể tạo nên nhiều thiệt hại đến thế giới tiền điện tử hơn là sự sụp đổ của công ty Mt. Gox. Trò lừa đảo của CEO Mt. Gox Mark Karpekes không chỉ khiến Nhật Bản quay lưng lại với Bitcoin trong một khoảng thời gian mà còn dẫn đến việc gia tăng quản lí và gây ra nhiều khó khăn để các công ty trong ngành có thể hoạt động. Tuy ban đầu bị giả mạo dưới vỏ bọc là một số sai sót trong vấn đề quản lí nội bộ của công ty và bị tin tặc tấn công, nhưng sau đó mọi chuyện vỡ lở ra là một âm mưu lừa đảo được Karpeles tính toán kĩ từ trước và kết cục dẫn đến sự sụp đổ của công ty.

  • Xem thêm: Kỳ án Mt. Gox: Mark Karpeles cam đoan vô tội trước cáo buộc biển thủ tiền

Aleksandar Matanovic, Giám đốc Điều hành sàn giao dịch ecd.rs của Serbia trả lời phỏng vấn:

“Trong ngắn hạn, Mt. Gox làm Bitcoin trở nên xấu xí, phá hủy hình ảnh của tiền điện tử trong mắt công chúng. Nhưng về lâu dài thì scandal trên vẫn có thể có ích lợi. Chúng ta cần một điều gì đó để giúp mọi người có nhận thức rõ hơn về những rủi ro của lưu trữ Bitcoin trên các sàn giao dịch trực tuyến. Năm 2013 ta đã biết một người có thể kiếm được rất nhiều tiền từ Bitcoin và rồi một năm sau, ta biết họ cũng có thể đánh mất tất cả cũng vì đồng tiền điện tử này. Tuy sự sụp đổ của Mt. Gox đã làm tiến trình chấp nhận Bitcoin bị chậm lại một chút nhưng nó đã giúp cộng đồng được mở mắt và hành xử cẩn trọng hơn.
Tại đỉnh điểm, hơn 2/3 tất cả giao dịch của Bitcoin đều được thực hiện thông qua các sàn của Mt. Gox, vì vậy sự sụp đổ của công ty lừa đảo này đã có tác động vang dội rộng khắp thế giới tiền thuật toán, do đó sẽ mãi mãi đóng vai trò như một lời nhắc nhở và là vết nhơ lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp này. Trong một bài báo, người đứng đầu Hiệp hội tiền điện tử Nhật Bản Yoshimitsu Homma đã gọi việc bắt giữ Karpeles là “một tin tức tốt lành”.”

 

Theo CoinTelegraph

-02/05/2017
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68