Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), tổng nợ toàn cầu đã đạt 184.000 tỷ USD, tức là khoảng 86.000 USD trên một người, con số gấp đôi thu nhập bình quân đầu người của thế giới.
- Bloomberg: Tìm được bằng chứng cho thấy Tether có đủ tiền mặt để bảo chứng cho USDT
- Tổng giám đốc IMF: Các ngân hàng trung ương nên cân nhắc “khám phá” tiền kỹ thuật số
Trong số tổng 184.000 tỷ USD, thì 21.000 tỷ USD là thuộc về Hoa Kỳ, chiếm khoản 11,4% tổng nợ toàn cầu.
Theo USDebtClock.orgVới việc nợ doanh nghiệp, nợ thế chấp, nợ tín dụng, nợ sinh viên đang tăng đến ngưỡng cao chưa có trong lịch sử, một số nhà phân tích quan ngại về một bong bóng mà có thể “xì hơi” bất cứ lúc nào trong những năm tới.
Các khoản nợ tăng nhanh như thế nào?
Trong năm 2017, thị trường cổ phiếu Mỹ đã có một trong những đợt tăng trưởng mạnh mẽ khi chỉ số ở Dow Jones tăng từ 19.762 điểm lên 25.000 điểm, tương đương với 26% kể từ tháng Một đến tháng Mười hai năm 2017.
Vì thị trường cổ phiếu Mỹ đại diện cho sức mạnh và động lực của nền kinh tế, các tập đoàn và cá nhân bắt đầu chi tiêu nhiều hơn, sẵn sàng vay nhiều hơn. Trong thị trường tăng trưởng, ví tiền người tiêu dùng sẽ tăng lên và vì thế chi tiêu cũng tăng đáng kể.
Nhiều cá nhân bắt đầu mua nhà bằng các khoản vay thế chấp lãi suất cao và dùng số nợ đó để mua sắm những thứ đồ xa xỉ. Vì thế, chỉ trong tháng một, nợ thẻ tín dụng của Mỹ đã đạt mức cao ngất ngưỡng, lần đầu tiên vượt con số 1.000 tỷ đô.
Trong tháng này, khoản vay sinh viên, vốn là các khoản vay liên bang không đủ điều kiện để phá sản, đã thiết lập một kỷ lục mới khi chạm mức 1,465 tỷ đô. Paul Della Guardia, một chuyên gia kinh tế tại Viện Tài chính Quốc tế cho biết:
“Hơn 90% khoản vay sinh viên được đảm bảo bởi Bộ giáo dục Mỹ, có nghĩa là nếu xảy ra một đợt suy thoái thì sẽ làm tăng lượng thất nghiệp trẻ lên cao, và sau đó là vỡ nợ hàng loạt. Điều này nếu xảy ra sẽ là một gánh nặng rất lớn đối với ngân sách của chính phủ Mỹ.”
Với mức nợ ở đỉnh điểm và thị trường tài chính đang sụt giảm trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, Michael Temple, giám đốc nghiên cứu tín dụng tại Amundi Pioneer, cho biết Hoa Kỳ đang đối mặt với một vấn đề lớn mà có thể châm ngòi một đợt khủng hoảng.
Tuy nhiên, kể từ tháng 11, nhiều công ty niêm yết trên Dow Jones và S&P 500 đã trải qua đợt sụt giảm giá cổ phiếu từ 10 đến 30%, tỷ lệ này là tương đối lớn đối với các tập đoàn có quy mô toàn cầu.
Temple cho biết:
“Câu trả lời ở đây là liệu chúng ta còn bao lâu trước khi vòng lặp tín dụng quay đầu, chúng ta còn bao nhiêu thời gian cho tới khi lãi suất bắt đầu dập tắt đi cơn sốt của các hoạt động kinh tế. Nếu chúng ta tin rằng lãi suất hiện tại là đã quá cao đối với nền kinh tế và khủng hoảng sẽ diễn ra vào đâu đó trong năm tới, vậy thì nói cách khác, chúng ta đang đối mặt với vấn đề lớn rồi đấy.”
Liệu sẽ có khủng hoảng kinh tế
Nợ toàn cầu hiện đang tiếp tục tăng với tốc độ không đổi và nếu sự bất ổn của thị trường cổ phiếu toàn cầu vẫn diễn ra trong những tháng tới, mức nợ tín dụng, nợ thế chấp và khoản nợ sinh viên sẽ có thể kéo theo suy thoái của các thị trường tài chính.
Theo CCN