Thị trường crypto hiện có hơn 7.000 đồng tiền mã hóa, khiến cho việc lựa chọn một phương án phù hợp trở nên không hề đơn giản, bởi nhà đầu tư cần xác định được mục đích sử dụng và giá trị của đồng tiền mã hóa đó.
Do vậy để xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả, kỹ năng phân loại tiền mã hóa là rất quan trọng đối với cả nhà đầu tư chuyên nghiệp hay người mới bắt đầu. Hai phương pháp phân loại tiền mã hoá phổ biến nhất là dựa trên tính ứng dụng và vốn hoá thị trường.
Xem thêm các bài viết khác về Attlas Exchange:
- Giới thiệu Attlas Exchange – Sàn giao dịch tài sản số cho người Việt
- Hướng dẫn cách kiếm tiền mã hóa mà không cần giao dịch trên sàn Attlas Exchange
- Hướng dẫn Nạp/Rút “siêu tốc” và Giao dịch Giao ngay trên App Attlas Exchange
- Tối ưu hóa lợi nhuận với tính năng Signals Alert trên Attlas Exchange
Ví dụ về một số cách phân loại tiền mã hóa
Dưới đây là một số nhóm tiền mã hóa được phân loại theo ứng dụng:
- Nhóm thanh toán: được tạo ra với mục đích trao đổi/ giao dịch như tiền mặt trong thực tế, thường được phát hành ổn định với số lượng giới hạn để tránh gây lạm phát như: Bitcoin (BTC), Litecoin (LTC), Bitcoin Cash (BCH)… Bạn có thể sử dụng các crypto nhóm này để thanh toán hàng hóa hoặc dịch vụ, thanh toán hóa đơn, rút tiền từ các loại tiền kỹ thuật số sang các loại tiền tệ fiat địa phương như đô la, v.v.
- Nhóm nền tảng: ngoài mục đích trao đổi/ giao dịch, nhóm tiền mã hóa này còn được sử dụng với mục đích khác như thực hiện hợp đồng thông minh, triển khai ứng dụng phi tập trung, bảo trợ danh tính, biểu quyết ngang hàng,… Những crypto nền tảng nổi bật nhất có thể kể đến Ethereum (ETH), Cardano (ADA), Polkadot (DOT),…
- Nhóm tiện ích: được phát hành để gây quỹ phát triển một dự án tiền mã hoá. Đồng tiền này sẽ được dùng để thanh toán các chi phí mua bán, giao dịch hoặc sử dụng dịch vụ được cung cấp bởi chính dự án này. Ví dụ, ATS là đồng tiền tiện ích trên nền tảng Attlas Exchange, có chức năng chính là thanh toán các chi phí giao dịch và giúp nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi khác cung cấp bởi nền tảng này.
Ngoài ra, nhà đầu tư có thể phân loại tiền mã hóa theo vốn hóa thị trường:
- Vốn hoá lớn (Large-cap): có vốn hóa thị trường trên 10 tỷ USD. Đây là một khoản đầu tư thận trọng và ít rủi ro hơn bởi có tính thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền mặt) cao nhất, khối lượng giao dịch lớn nhất và đã chứng minh được thành tích tăng trưởng.
- Vốn hoá trung bình (Mid-cap): có vốn hóa từ 1-10 tỷ USD với tiềm năng tăng trưởng nhanh và mạnh hơn nhưng dễ biến động hơn nhóm Large cap.
- Vốn hoá nhỏ (Small-cap): có vốn hóa dưới 1 tỷ USD, có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong ngắn hạn nhưng có độ rủi ro cao do dễ bị biến động mạnh bởi tâm lý thị trường.
Hiện nay đa phần các sàn giao dịch chỉ mới cho phép người dùng xây dựng danh sách những đồng tiền mã hoá yêu thích. Tuy nhiên với nền tảng Attlas Exchange, bên cạnh danh sách yêu thích, người dùng có thể phân loại các đồng tiền mã hoá để theo dõi một cách hệ thống và hiệu quả bằng cách sử dụng tính năng “Danh mục”. Theo dõi và phân loại các cặp tiền mã hoá theo nhóm sẽ giúp người dùng có góc nhìn tổng quan về thị trường cũng như sự dịch chuyển của dòng tiền, từ đó đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp và chính xác hơn.
Hướng dẫn sử dụng Danh mục đầu tư trên Attlas Exchange
Dưới đây là giới thiệu về tính năng Danh mục đầu tư trên Attlas Exchange:
Bước 1: Vào mục “Thị trường” và chọn “Danh mục”. Sau đó, ấn “Tạo danh mục”.
Bước 2: Nhập tên Danh mục rồi ấn “Tạo”.
Bước 3: Màn hình Danh sách các token sẽ hiện ra. Tại đây, bạn có thể chọn các token muốn phân loại vào Danh mục và ấn “Lưu”.
Bước 4: Sau khi tạo xong Danh mục, bạn có thể làm tương tự để tạo các Danh mục khác. Ngoài ra, người dùng có thể chỉnh sửa Danh mục đầu tư theo nhu cầu.
Để trải nghiệm tính năng Tạo Danh mục đầu tư trên Attlas Exchange, truy cập link dưới đây:
– Website: https://accounts.attlas.io/register
– Ứng dụng iOS:
– Ứng dụng Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=io.attlas