logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Tiền điện tử là đề tài trao đổi sôi nổi tại Hội Thảo Cách Mạng Công Nghiệp Lần IV Và Những Vấn Đề Pháp Lý

-27/05/2019

Hội thảo Cách Mạng Công Nghiệp Lần IV Và Những Vấn Đề Pháp Lý đã diễn ra thành công với sự trao đổi sôi nổi và lắng nghe chân thành từ phía đại diện Viện khoa học pháp lý, các startup công nghệ, và cộng đồng những người quan tâm đến chủ đề này.

Tiền điện tử là đề tài trao đổi sôi nổi tại hội thảo Cách Mạng Công Nghiệp Lần IV cùng những vấn đề pháp lý
Tiền điện tử là đề tài trao đổi sôi nổi tại hội thảo Cách Mạng Công Nghiệp Lần IV cùng những vấn đề pháp lý

Sự kiện bên lề của Hội thảo khoa học cấp quốc gia

Ngày 25.5 vừa qua, Hội thảo Cách Mạng Công Nghiệp Lần IV Và Những Vấn Đề Pháp Lý đã được tổ chức thành công tại Nhà khách Quốc Hội, TP.HCM. Đây là chuỗi sự kiện bên lề của Hội thảo khoa học cấp quốc gia do Bộ Tư Pháp tổ chức vào ngày 23-24/6 tới.
Do đó, mở đầu hội thảo ngày 25 vừa qua, TS Nguyễn Văn Cương, viện trưởng Viện khoa học pháp lý, đã giới thiệu về tính cần thiết, khung chương trình, sự tham gia của các diễn giả là đại diện các bộ ngành, và website mới của hội thảo cấp quốc gia tại địa chỉ .

TS Nguyễn Văn Cương, viện trưởng Viện khoa học pháp lý giới thiệu về Hội thảo cấp quốc gia sẽ được tổ chức vào ngày 23-24/6.
TS Nguyễn Văn Cương, viện trưởng Viện khoa học pháp lý giới thiệu về Hội thảo cấp quốc gia sẽ được tổ chức vào ngày 23-24/6.

Hội thảo do Bộ Tư Pháp tổ chức sắp tới sẽ là chương mở đầu cho các cuộc thảo luận mang tầm quốc gia, giữa Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, Ngành, các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng doanh nghiệp, cùng chung tay hoàn thiện chính sách pháp luật trong bối cảnh cuộc CMCN lần IV đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội Việt Nam.

Thảo luận mở thúc đẩy sự phát triển của công nghệ, làm lợi cho kinh tế xã hội nước nhà

Trong hội thảo Cách Mạng Công Nghiệp Lần IV Và Những Vấn Đề Pháp Lý do OnPun tổ chức, hai phiên thảo luận về chủ đề “Startup & Law” và “Blockchain Economy” đã diễn ra sôi nổi với những câu hỏi mở liên tục được đưa ra và những trải nghiệm của chính người trong cuộc cũng được chia sẻ thẳng thắn.

Phiên thảo luận “Startup & Law” với sự tham gia của TS Nguyễn Văn Cương, bà Nguyễn Thy Nga (nhà sáng lập V-Startup), ông Cliford To (CEO Octera Technologies), và bà Đoàn Kiều My (nhà sáng lập YellowBlocks).
Phiên thảo luận “Startup & Law” với sự tham gia của TS Nguyễn Văn Cương, bà Nguyễn Thy Nga (nhà sáng lập V-Startup), ông Cliford To (CEO Octera Technologies), và bà Đoàn Kiều My (nhà sáng lập YellowBlocks).

Phiên thảo luận “Blockchain Economy” với sự tham gia của TS Trần Thị Quang Hồng, bà Trang Phùng (COO BitcoinVN), ông Giáp Văn Đại (CEO Nami Corp), và ông Nguyễn Vũ Tuấn Hải (nhà sáng lập TenTech).
Phiên thảo luận “Blockchain Economy” với sự tham gia của TS Trần Thị Quang Hồng, bà Trang Phùng (COO BitcoinVN), ông Giáp Văn Đại (CEO Nami Corp), và ông Nguyễn Vũ Tuấn Hải (nhà sáng lập TenTech).

Chủ đề nóng nhất tại hội thảo có lẽ là blockchain và tiền điện tử. Vì chưa có khung pháp lý rõ ràng nên những công ty khởi nghiệp trong mảng công nghệ blockchain, hay tiền điện tử đều nhắm đến thành lập công ty ở những nước đã có hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển như Singapore, Malaysia.
Đáp lại băn khoăn này là một tín hiệu đáng mừng khi Viện khoa học pháp lý và Bộ tư pháp đã và đang nghiên cứu kĩ lưỡng, nhìn nhận rõ ràng, và tham khảo các trường hợp cụ thể từ các quốc gia khác. TS Trần Thị Quang Hồng đã đề cập đến sandbox, một mô hình thử nghiệm có điều kiện hạn chế, áp dụng các đổi mới công nghệ nói chung, cho blockchain, tiền điện tử, sàn giao dịch và hoạt động gọi vốn ICO. Đây rất có thể là một trong những phương án được lựa chọn và áp dụng trong giai đoạn tới tại Việt Nam.
Kết thúc hội thảo, TS Nguyễn Văn Cương đã nhấn mạnh:

Pháp luật luôn cần chất liệu thông tin đầu vào từ chính trải nghiệm của cộng đồng khởi nghiệp. Do đó, những người làm startup hay làm trong những ngành công nghệ mới nổi như AI, Blockchain, IOT… cần chủ động kiến nghị và nói lên tiếng nói của mình, dựa trên những trải nghiệm thực tiễn. Để từ đó, chính phủ sẽ có những điều chỉnh tạo điều kiện thuận lợi, gỡ bỏ những rào cản cho doanh nghiệp, vì sự phát triển chung của nền kinh tế.

Một số hình ảnh khác được ghi lại tại Hội thảo CMCN 4.0 và Những vấn đề pháp lý.

Đại diện một startup luật trong mảng công nghệ đã đặt câu hỏi về tính dự báo của pháp luật Việt Nam.
Đại diện một startup luật trong mảng công nghệ đã đặt câu hỏi về tính dự báo của pháp luật Việt Nam.

Người tham dự đặt câu hỏi về bảo vệ pháp lý cho giao dịch tiền mã hoá tại Việt Nam.
Người tham dự đặt câu hỏi về bảo vệ pháp lý cho giao dịch tiền mã hoá tại Việt Nam.

 

-27/05/2019
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68