logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Tháng 1 đen tối: Rốt cuộc thì chuyện gì đang xảy ra với Bitcoin?

-03/02/2018

725_Ly9jb2ludGVsZWdyYXBoLmNvbS9zdG9yYWdlL3VwbG9hZHMvdmlldy9kMjRlNjE2YTNiMTFjYjNlOWFlMDZlZjdjM2ExNjJmMC5qcGc=

Tháng 1 vừa khép lại, Bitcoin rơi xuống mức dưới $9000 (gần chạm ngưỡng $8000 trong hai ngày đầu của tháng 2). Một tháng rưỡi vừa qua thực sự là khoảng thời gian lên voi xuống chó của Bitcoin, khi mà mới thiệt lập kỷ lục $20000 vào nửa sau tháng 12 mà giờ đã mất đi 50% giá trị so với thời điểm đó.

Thị trường đã liên tục vấp phải không ít chướng ngại trong suốt thời kỳ hiệu chỉnh ngay sau khi thiết lập kỷ lục giá nêu trên, vấn đề là những chướng ngại đó được tạo ra bởi những thông tin không chính thức nhưng gây hoang mang cộng đồng, hay tệ hơn là tung tin giả.

Trong một thị trường mang tính đầu cơ cao như Bitcoin, hàng loạt nhà đầu cơ thiếu kiến thức đồng loạt bước chân vào thị trường đã thổi phồng cơn sốt lên đến mức giá 20.000 USD, và một khi những tin tức không mấy tích cực xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, dù chỉ là lời đồn đoán, cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tự tin của các nhà đầu tư.

Mớ hỗn độn tại xứ sở Kim Chi

Trong nửa đầu tháng 1, Hàn Quốc – trung tâm Bitcoin nhộn nhịp của Châu Á – trở thành tâm điểm chú ý của dư luận khi mà Bộ trưởng Bộ Tư pháp đơn phương tuyên bố kế hoạch cấm mọi hoạt động giao dịch tiền điện tử.

Thông tin này đã khiến cả thị trường một phen đứng tim, phản ứng của cộng đồng không khác mấy thời điểm mà Trung Quốc tuyên bố lệnh cấm trước đó.

Tuy nhiên, tin tức này đã bị bác bỏ bởi chính phủ nước này ngay sau đó, và trên thực tế, thái độ của cộng đồng đã tích cực hơn hẳn sau vụ này. Thậm chí, động thái trên của Bộ trưởng Bộ Tư pháp còn được xem là giao dịch nội gián, không ít người tố ông là cố ý tạo tâm lý sợ hãi trên thị trường (tạo FUD).

  • Xem thêm: Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc xác nhận: Không hề có lệnh cấm tiền điện tử

Mặc dù thị trường cũng đã cố gắng gượng dậy phần nào sau sự cố trên, nhưng ngay sau đó xuất hiện thêm nhiều thông tin về việc các cơ quan chức năng yêu cầu sự minh bạch ở các nhà đầu tư, điều này khiến nhiều nhà đầu cơ phải từ bỏ thị trường.

Tin tức cũ cũng có thể gây hoảng loạn?

Tại Mỹ, nỗi lo lắng và sợ hãi càng thể hiện rõ trên gương mặt của các nhà đầu tư khi biết rằng Bitfinex và Tether phải trát hầu tòa. Cái tên đầu tiên là một sàn giao dịch lớn, cái tên thứ hai là một công ty phát hành token tether (USDT).

  • Xem thêm: Tether giữa “búa rìu” dư luận

Sự hoảng loạn lan rộng khắp thị trường khi mà một lần nữa các nhà quản lý, những người được coi là kẻ thủ số một của tiền thuật toán, đã chính thức bước chân vào và tìm cách đè bẹp ngành công nghiệp mới nổi này.

Ủy ban giao dịch hành hóa tương lai đã gởi một đơn yêu cầu hai công ty trên (Bitfinex và Tether) ra hầu tòa, và điều lạ lùng là, thậm chí các công ty này không có trụ sở tại Mỹ, điều này làm dấy lên không ít thắc mắc của cộng đồng về quyền hạn hành pháp của chính phủ nước này.

  • Xem thêm: Bitfinex và Tether bị cơ quan quản lý tài chính Mỹ gửi trát hầu toà, thị trường sụt giá không phanh

Tuy nhiên, ngay sau khi cả thị trường đã bay mất 11% giá trị vì tin tức này, người ta mới vỡ lẽ ra là đơn yêu cầu trát hầu toàn này đã được đưa ra từ hồi đầu tháng 12, theo Nathaniel Popper, phóng viên của tờ New York Times.

Lại một lần nữa, tác động của những tin tức tiêu cực là quá rõ ràng, và tính nghiệm trọng của nó hoàn toàn không đáng quan ngại, vậy mà thị trường lại phản ứng mạnh đến vậy. Tâm lý nhà đầu tư có quá yếu chăng?

Hãy đọc tin tức với cái đầu!

Một chi tiết nữa không thể không đề cập khi bàn về sự nhiễu loạn thông tin trong thị trường hiện tại, đó là những động thái từ chính phủ Ấn Độ.

Các phương tiện truyền thông chính thống, vì quá vội vàng trong quá trình đưa tin hay sao đó, đã hiểu sai ý của chính phủ. Sau đây là nguyên văn câu nói của bộ trưởng bộ tài chính Arun Jaitley:

“Chính phủ không công nhận tiền điện tử là một loại tiền tệ hợp pháp và sẽ làm mọi cách để ngăn chặn việc sử dụng tiền thuật toán trong các hoạt động tài chính phi pháp cũng như trong quá trình thanh toán.”

 

Tuy nhiên, truyền thông đã thổi phồng lên rằng: ”Arun Jaitley sắp giết chết cộng đồng tiền thuật toán Ấn Độ tới nơi rồi.” – Đây chính là tiêu đều một bài báo của Quazt.

Rõ ràng ý của bộ trưởng là Ấn Độ đang nhắm tới việc loại trừ việc sử dụng tiền thuật toán trong các hoạt động vốn phi pháp và sẽ không xem nó là một loại tiền tệ kỹ thuật số với đầy đủ tính năng như các loại tiền tệ pháp định khác. Phải chăng truyền thông đang cố tình gây hoảng loạn cho nhà đâu tư?

Chúng ta cần những tin tức tích cực

Không nghi ngờ gì nữa, sức tàn phá của những tin tức tiêu cực đối với một thị trường mang tính đầu cơ cao như Bitcoin thực sự ghê gớm. Sự nhiễu loạn thông tin, giả-thật, cũ-mới, chính thức-không chính thức đã khiến cho các nhà đầu tư không thể nào tự tin với thương vụ của mình.

Trong thời kỳ nhiễu loạn truyền thông như hiện nay, Coin68 khuyên các nhà đầu tư hãy tự bản thân tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định mua bán, mọi thông tin trên các phương tiện truyền thông nên được chọn lọc kỹ càng, có như vậy, cộng đồng mới có thể phát triển bền vững trước những sóng gió bất ngờ.


Cập nhật tin tức Coin68 mới nhất tại đây


Theo CoinTelegraph

 

-03/02/2018
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68