logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Tại sao lại có những tường mua và tường bán trong thị trường tiền thuật toán?

-21/06/2017

Đầu cơ, tiếc thay, là một phần không thể tách rời của thị trường tiền thuật toán ngày nay. Giá cả hiện tại của từng loại tiền tệ và các tokens chủ yếu bị ảnh hưởng bởi việc đầu cơ, giờ thì điều đó cũng không làm chúng ta ngạc nhiên nữa. Và cũng là điều bình thường khi xuất hiện những thứ như tường mua và tường bán, cả hai đều có một phần ảnh hưởng đến giá cả. Hôm nay, Coin68.com sẽ mang đến cho các bạn một bài viết về mục đích của những bức tường như vậy.

NHỮNG BỨC TƯỜNG KIỂM SOÁT THỊ TRƯỜNG TIỀN THUẬT TOÁN

Không khó để hiểu lý do cho việc hình thành các tường mua và bán trên khắp các sàn giao dịch. Hầu hết các thị trường đều có những lệnh mua và bán khổng lồ cho mỗi loại tiền phổ biến. Bitcoin, Litecoin, Ethereum là những ví dụ điển hình, hay bất kỳ đồng xu nào khác tạo ra khối lượng giao dịch hơn 500 Bitcoin. Có rất nhiều người mua các loại tiền tệ này ở một mức giá thấp, và nhằm mục đích để giải ngân càng nhanh càng tốt.

Hơn nữa, những người sở hữu một lượng lớn tiền số, hay “cá voi”, có thể lợi dụng chênh lệch giá một cách hiệu quả. Mối quan tâm lớn nhất của họ không phải là đẩy giá tiền vượt ra khỏi một mức độ nhất định, cho đến khi chúng được tích lũy đầy đủ. Một bức tường bán thường là một cơ chế đàn áp do người dùng tự tạo ra để giữ giá thấp hơn giá sàn để “cá voi” có thể mua nhiều đồng tiền rẻ hơn. Nếu bạn không có tiền để thao túng thị trường, bạn chỉ có thể mong đợi ai đó làm chính xác điều đó.

Tuy nhiên, trái với niềm tin của một số người, những tường mua và bán không phải là đặc trưng của bất kì trader cụ thể nào. Khi lệnh mua và bán lớn hơn xuất hiện, chỉ những người bình thường mới đưa ra những lệnh tương ứng ở cùng một mức giá đó. Trong hầu hết các trường hợp, những thỏa thuận như vậy đều liên quan đến ICO, nơi các nhà phát triển sẽ đồng ý mua lại một lượng tiền xu ở một mức giá nhất định .

Một câu hỏi lớn luôn ám ảnh người dùng là có hay không có “chiến lược” cụ thể phân biệt việc hạ giá với đầu cơ. Không phải tự nhiên mà lại xuất hiện một lệnh mua hoặc bán lớn, trừ khi ai đó đang cố gắng thao túng thị trường. Nhiều chiến lược kinh doanh khác nhau đang tồn tại, nhưng những tường mua hoặc bán không phải là một phần của chúng bằng với bất kì nghĩa nào.

Mặt khác, tường bán thường được xem như là một dấu hiệu rõ rệt về tính thanh khoản. Đó là một tín hiệu tốt, vì nó cho thấy số lượng tiền xu có thể mua đc là khá lớn. Thêm nữa, nếu không có nhu cầu mua, sẽ rất thiếu thuyết phục trong việc đưa ra lệnh bán chủ động. Trong những trường hợp này, “cá voi” có xu hướng đổ tiền xu ra thị trường và điền vào các lệnh mua hiện có. Rất nhiều tường mua thường sẽ thu hút được những nhà đầu tư lớn muốn tìm kiếm đồng xu của họ.

Một điều cần lưu ý về lệnh mua và bán lớn. Trong rất nhiều trường hợp, những đơn đặt hàng này sẽ chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn và sau đó sẽ được gỡ bỏ hoàn toàn. Cũng có thể những đơn đặt hàng này được di chuyển lên hoặc xuống tùy thuộc vào cách thị trường đáp ứng những bức tường này. Loại hành vi này đã trở nên rõ ràng hơn kể từ khi lệnh Mt. Gox đặt ra tiêu chuẩn về định hướng cách đây vài năm. Rõ ràng các nhà sản xuất thị trường vẫn dựa vào các bức tường lớn, mặc dù tác động của chúng đôi khi là không thể tránh khỏi.

Theo Themekle

-21/06/2017
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68